Giáo án ngắn gọn lịch sử 11 chân trời sáng tạo dùng để in
Giáo án Lịch sử 11 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn ngắn gọn nhưng đầy đủ các bước theo công văn mới 5512. Cách trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo viên lấy về có thể in luôn. Bản giáo án giúp tiết kiệm giấy khi in và vẫn đảm bảo đúng yêu cầu. Đây là một lựa chọn thêm rất hữu ích, đáng tham khảo với thầy/cô dạy Lịch sử 11 chân trời sáng tạo.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
GIÁO ÁN NGẮN GỌN LỊCH SỬ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BÀI MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG 1: CÁCH MẠNG TƯ SẢN
VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
BÀI 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN
(2 tiết)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng.
- Phân tích được mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng tư sản.
- Trình bày được kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tìm hiểu được các vấn đề về cách mạng tư sản.
- Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp cùng nhóm hoạt động tìm hiểu vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ thầy cô giao; Trình bày được ý kiến của bản thân về các vấn đề sinh hoạt nhóm, cá nhân.
- Giải quyết vấn để và sáng tạo: Thu thập được thông tin liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được các giải pháp; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề do GV yêu cầu.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Phân tích được mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng tư sản.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng: Trình bày được kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ: tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập, có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Máy tính, máy chiếu, micro, bảng hoạt động nhóm, phấn.
- Tài liệu tham khảo, tranh ảnh, lược đồ.
- SGK, SBT Lịch sử 11.
- Đối với học sinh
- SHS Lịch sử 11.
- Đọc trước SHS tìm hiểu bài học.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
=> Xem bản soạn chi tiết hơn:
- Giáo án Lịch sử 11 chân trời bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản
- Giáo án điện tử Lịch sử 11 chân trời Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản (P1)
- Giáo án điện tử Lịch sử 11 chân trời Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản (P2)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ong tìm chữ. HS tìm từ khóa liên quan đến bài học Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản.
- Sản phẩm: Từ khóa có liên quan đến nội dung bài học.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ong tìm chữ.
- GV chia HS cả lớp thành 2 đội chơi và phổ biến luật chơi cho HS: 2 đội chơi quan sát bảng từ khóa, tìm từ khóa liên quan đến nội dung bài học Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản. Đội nào tìm được nhiều từ đúng và nhanh nhất, đội đó là đội chiến thắng.
- GV trình chiếu bảng từ khóa:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
2 đội chơi quan sát, suy nghĩ và đưa ra đáp án.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 2 đội chơi đưa ra đáp án.
- GV yêu cầu 2 đội chơi nhận xét đáp án (chéo nhau).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
Các từ khóa liên quan đến nội dung bài học:
+ Tây Âu.
+ Bắc Mĩ.
+ Cách mạng tư sản.
+ Công trường thủ công.
+ Triết học Ánh sáng.
+ Giai cấp tư sản.
+ Chế độ phong kiến.
- GV tuyên bố đội thắng cuộc.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Cách mạng tư sản là gì và lý do vì sao diễn ra, có các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu nào?... Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay: Bài 1 – Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về kinh tế, chính trị, xã hội.
- Có nhận thức đúng đắn về một số vấn đề của cách mạng tư sản.
- Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, chuẩn bị bài ở nhà (khai thác Hình 1.2 - 1.7, thông tin mục 1 SGK tr.5 – 7), điền câu trả lời vào Bảng tìm hiểu về tiền đề các cuộc cách mạng tư sản.
- GV yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm, thảo luận và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày về tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng của cách mạng tư sản
- Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, chuẩn bị bài ở nhà (khai thác Hình 1.2 - 1.7, thông tin mục 1 SGK tr.5 – 7), điền câu trả lời vào Bảng tìm hiểu về tiền đề các cuộc cách mạng tư sản. Bảng tìm hiểu về tiền đề các cuộc cách mạng tư sản (HS tự tìm hiểu tại nhà) (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1) - GV yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm, thảo luận và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày về tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng của cách mạng tư sản. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK tr.5-7 và hoàn thành bảng thống kê. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV thu Phiếu học tập của HS, mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. |
1. Tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản Phiếu học tập: Đính kèm phía dưới hoạt động 1.
|
||||||||||||||||||||||||
Bảng tìm hiểu về tiền đề các cuộc cách mạng tư sản (HS tự tìm hiểu tại nhà)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
|
Hoạt động 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng tư sản
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Phân tích được mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng tư sản.
- Có nhận thức đúng đắn về một số vấn đề của cách mạng tư sản.
- Nội dung:
- GV yêu cầu HS thảo luận theo 8 nhóm, khai thác Hình 1.8 – 1.11, đọc thông tin trong mục, tham gia trò chơi Nhà thống kê sử liệu trong thời gian 10 phút, rút ra mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng tư sản.
- GV yêu cầu HS thảo luận 8 nhóm theo các nội dung sau:
+ Nhóm 1, 4: Lấy ví dụ minh hoạ về mục tiêu, nhiệm vụ, lãnh đạo, động lực cách mạng của một cuộc cách mạng tư sản cụ thể ở Tây Âu và Bắc Mĩ.
+ Nhóm 2, 8: Tại sao các cuộc cách mạng tư sản thực hiện nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ?
+ Nhóm 3, 6: Phân tích vai trò của tầng lớp quý tộc mới trong cuộc cách mạng tư sản Anh.
+ Nhóm 5, 7: Vì sao nói quần chúng nhân dân là động lực chính của cách mạng?
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng tư sản và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Tổ chức trò chơi Nhà thống kê sử liệu Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 8 nhóm, tổ chức trò chơi Nhà thống kê sử liệu tìm hiểu khái quát về mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực cách mạng của các cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ. - GV nêu luật chơi: + HS đọc và phân loại các từ khoá theo yêu cầu Phiếu bài tập trò chơi Nhà thống kê sử liệu trong thời gian 10 phút. + Đội thắng cuộc có đáp án nhanh nhất hoặc có nhiều câu trả lời đúng nhất. - GV nêu các từ khóa: Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa phát triển, thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hoá, xây dựng nhà nước pháp quyền, sản xuất tập trung, giành độc lập dân tộc, xác lập nền dân chủ tư sản, thống nhất thị trường dân tộc, giai cấp tư sản, tầng lớp quý tộc mới, giai cấp tư sản công thương, giai cấp vô sản, nông dân, công nhân, bình dân thành thị, tiểu tư sản, nô lệ. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Ghép từ khoá vào ô tương ứng sau
- GV hướng dẫn các nhóm rút ra kết luận: Nêu mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng tư sản. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo 8 nhóm, khai thác hình ảnh, thông tin trong mục hoàn thành Phiếu học tập số 3 và rút ra kết luận. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 8 nhóm trình bày kết quả Phiếu học tập số 3 (Đính kèm bên dưới Nhiệm vụ 1). - GV mời đại diện một số rút ra kết luận mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng tư sản. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV rút ra kết luận về mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng tư sản. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. |
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng tư sản a. Trò chơi Nhà thống kê sử liệu - Mục tiêu, nhiệm vụ: + Mục tiêu: · Mục tiêu chung: ü Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế. ü Gạt bỏ trở ngại trên con đường xác lập, phát triển chủ nghĩa tư bản. · Mục tiêu cụ thể: ü Kinh tế: thúc đẩy kinh tế hàng hóa, sản xuất tập trung, cải tiến kĩ thuật. ü Chính trị: xây dựng nhà nước pháp quyền, nhà nước dân chủ tư sản, quản lý đất nước bằng pháp luật. + Nhiệm vụ: · Nhiệm vụ dân tộc: ü Giành độc lập dân tộc. ü Xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, thống nhất thị trường dân tộc. ü Hình thành quốc gia dân tộc. · Nhiệm vụ dân chủ: ü Xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến. ü Xác lập nền dân chủ tư sản. - Giai cấp lãnh đạo: + Giai cấp tư sản: lực lượng mới, có tư tưởng tiến bộ, có thế lực trong xã hội. + Giai cấp vô sản: cách mạng nước Nga đầu thế kỉ XX. - Động lực: Giai cấp, tầng lớp đối lập với chế độ phong kiến (nông dân, công nhân, bình dân thành thị,…), là lực lượng chính tham gia cách mạng tư sản. |
||||||||||||||||||||
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
|
|||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 2: HS đóng vai chuyên gia Sử học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tiếp tục chia lớp thành 8, yêu cầu các nhóm thảo luận các nội dung sau trong thời gian 7 phút: + Nhóm 1, 4: Lấy ví dụ minh hoạ về mục tiêu, nhiệm vụ, lãnh đạo, động lực cách mạng của một cuộc cách mạng tư sản cụ thể ở Tây Âu và Bắc Mĩ. + Nhóm 2, 8: Tại sao các cuộc cách mạng tư sản thực hiện nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ? + Nhóm 3, 6: Phân tích vai trò của tầng lớp quý tộc mới trong cuộc cách mạng tư sản Anh. + Nhóm 5, 7: Vì sao nói quần chúng nhân dân là động lực chính của cách mạng? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo 8 nhóm, hoàn thành nhiệm vụ của nhóm mình. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lần lượt trả lời câu hỏi của nhóm mình. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án. - GV chuyển sang nội dung mới. |
b. HS đóng vai chuyên gia Sử học Câu 1 (Nhóm 1, 4): Đính kèm đáp án dưới Nhiệm vụ 2. Câu 2 (Nhóm 2, 8): Cuộc cách mạng tư sản giải quyết nhiệm vụ dân tộc và dân chủ: - Chế độ phong kiến chuyên chế/ chủ nghĩa thực dân kìm hãm sự phát triển của quốc gia, dân tộc. - Tước đoạt đi nhiều quyền lợi cơ bản của con người. Câu 3 (Nhóm 3, 6): Vai trò của tầng lớp quý tộc mới trong Cách mạng tư sản Anh: - Đóng vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo cuộc Cách mạng thành công. - Là một trong những nguyên nhân -> tính “không triệt để” của cuộc Cách mạng. Câu 4 (Nhóm 5, 7): Quần chúng nhân dân là động lực của cách mạng tư sản: - Lực lượng đông đảo nhất tham gia. - Là động lực cơ bản tạo nên những biến cố cách mạng, thúc đẩy cách mạng phát triển. |
||||||||||||||||||||
Câu 1 (Nhóm 1, 4):
|
Hoạt động 3. Kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Trình bày được kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản.
- Có nhận thức đúng đắn về một số vấn đề của cách mạng tư sản.
- Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 1.12, đọc thông tin mục Em có biết, thông tin mục 3a SGK tr.10 và trả lời câu hỏi: Trình bày kết quả của các cuộc cách mạng tư sản.
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 1.13, 1.14, đọc thông tin mục Em có biết, thông tin mục 3b SGK tr10, 11 và trả lời câu hỏi: Các cuộc cách mạng tư sản có ý nghĩa như thế nào?
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về kết quả, ý nghĩa của các cuộc mạng tư sản và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||
Nhiệm vụ 1: Kết quả của cuộc cách mạng tư sản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc SGK mục 3a SGK tr.10. - GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn trong thời gian 5 phút, HS tìm từ khoá nêu kết quả các cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ. (lan rộng, lật đổ, xóa bỏ, giải phóng dân tộc, nhà nước pháp quyền,…). - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 1.12, đọc thông tin mục Em có biết, thông tin mục 3a SGK tr.10 và trả lời câu hỏi: Trình bày kết quả của các cuộc cách mạng tư sản. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, liên hệ, mở rộng và trả lời câu hỏi: Chọn một cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu và trình bày kết quả của các cuộc cách mạng đó. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cặp đôi, đọc thông tin trong mục, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu kết quả của các cuộc cách mạng tư sản. - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu ý nghĩa cụ thể của một cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu. (Đính kèm bảng phía dưới Nhiệm vụ 1). - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản là dấu mốc quan trọng đối với sự phát triển chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản đã thắng thế trước chủ nghĩa phong kiến, được xác lập trên phạm vi toàn thế giới. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. |
3. Kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản a. Kết quả của cuộc cách mạng tư sản - Lật đổ, xoá bỏ được tàn dư của chế độ phong kiến, giải phóng dân tộc - Thiết lập quan hệ sản xuất mới, xây dựng nhà nước pháp quyền.
|
||||||||
KẾT QUẢ CỦA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN TIÊU BIỂU
|
|||||||||
Nhiệm vụ 2: Ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 1.13, 1.14, đọc thông tin mục Em có biết, thông tin mục 3b SGK tr10, 11 và trả lời câu hỏi: Các cuộc cách mạng tư sản có ý nghĩa như thế nào? - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, liên hệ, mở rộng và trả lời câu hỏi: Chọn một cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu và trình bày ý nghĩa của các cuộc cách mạng đó. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cặp đôi, đọc thông tin trong mục, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản. - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu ý nghĩa cụ thể của một cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu. (Đính kèm bảng phía dưới Nhiệm vụ 2). - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá và kết luận. |
b. Ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản - Đặt dấu mốc cho chế độ tư bản chủ nghĩa ra đời, thúc đẩy kinh tế tư bản phát triển vượt bậc. - Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ các cuộc cách mạng chống phong kiến và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Á – Phi – Mỹ La-tinh.
|
||||||||
Ý NGHĨA CỦA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN TIÊU BIỂU
|
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử, giúp HS củng cố, hệ thống hóa kiến thức đã lĩnh hội ở bài học Một số vấn đề về cách mạng tư sản.
- Nội dung:
- GV cho HS làm Phiếu bài tập trắc nghiệm về Một số vấn đề về cách mạng tư sản.
- GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập 1, 2 phần Luyện tập SGK tr.12.
- Sản phẩm: Đáp án của HS và chuẩn kiến thức của GV.
=> Xem nhiều hơn:
- Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS làm Phiếu bài tập, trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm tổng kết bài học Một số vấn đề về cách mạng tư sản.
- GV phát Phiếu bài tập cho HS cả lớp thực hiện trong thời gian 10 phút:
Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS làm Phiếu bài tập, trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm tổng kết bài học Một số vấn đề về cách mạng tư sản.
- GV phát Phiếu bài tập cho HS cả lớp thực hiện trong thời gian 10 phút:
Trường THPT………………………. Lớp:………………………………….. Họ và tên:…………………………….
PHIẾU BÀI TẬP LỊCH SỬ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BÀI 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Một trong những nhiệm vụ dân tộc của các cuộc cách mạng tư sản là: A. Xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế. B. Xác lập nền dân chủ tư sản. C. Đòi quyền tự do chính trị cho mỗi người dân. D. Thống nhất thị trường, thành lập quốc gia dân tộc. Câu 2: Một trong những nhiệm vụ dân chủ của các cuộc cách mạng tư sản là: A. Đòi quyền tự do chính trị cho mỗi người dân. B. Đánh đuổi thực dân, giành độc lập dân tộc. C. Xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ. D. Thống nhất thị trường, thành lập quốc gia dân tộc. Câu 3: Giai cấp lãnh đạo của các cuộc cách mạng tư sản có đặc điểm chung là gì? A. Đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. B. Đều chịu ảnh hưởng của trào lưu Triết học Ánh sáng. C. Đều có nguồn gốc là giai cấp phong kiến. D. Đều mong muốn thiết lập chế độ cộng hòa. Câu 4: Động lực cách mạng của các cuộc cách mạng tư sản là A. Giai cấp lãnh đạo và nông dân. B. Giai cấp lãnh đạo và nô lệ. C. Giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân. D. Giai cấp tư sản và chủ nô. Câu 5: Kết quả chung của các cuộc cách mạng tư sản là thiết lập chế độ:
Câu 6: Ý nghĩa chung của các cuộc cách mạng tư sản là: A. Xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. B. Lật đổ nền quân chủ chuyên chế, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. C. Giải phóng nhân dân thoát khỏi chế độ thực dân, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. D. Giải phóng nhân dân thoát khỏi chế độ thực dân, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc phát triển. Câu 7: Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng: A. Trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. B. Do nhiều lực lượng lãnh đạo, nhằm chống lại chế độ phong kiến, thực dân, thiết lập nhà nước tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. C. Đòi quyền độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc của các nước thuộc địa trong thời kỳ bị các nước tư bản xâm chiếm vào thế kỷ XX, chủ yếu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1945. D. Do những người trí thức cấp tiến ở trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo. Câu 8: Tiền đề kinh tế của Cách mạng tư sản Anh là: A. Các ngành luyện sắt, thép, đóng tàu phát triển nhanh. B. Công trường thủ công phát triển, nhiều trung tâm công nghiệp hình thành. C. Kinh tế công, thương nghiệp phát triển mạnh theo hướng tư bản chủ nghĩa. D. Năng suất cây trồng thấp, diện tích đất bị bỏ hoang. Câu 9: Tiền đề chính trị của 13 nước thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là: A. Nhà vua nắm mọi quyền lực, cai trị độc đoán, tự ý đánh thuế, tiến hành đàn áp các tín đồ Thanh giáo,… B. Chế độ quân chủ chuyên chế khủng hoảng, tầng lớp quan lại quan liêu, tham nhũng. C. Đời sống nhân dân cực khổ. D. Chính phủ đề ra các đạo luật khắt khe, bóc lột nhân dân thuộc địa. Câu 10: Trong các cuộc cách mạng tư sản, cuộc cách mạng được đánh giá là cuộc cách mạng vĩ đại là: A. Cách mạng Hà Lan. B. Cách mạng tư sản Pháp. C. Cách mạng tư sản Anh. D. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế về cách mạng tư sản, hoàn thành Phiếu bài tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt đọc đáp án đúng.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đọc đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Đáp án |
D |
A |
A |
C |
A |
Câu |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
A |
B |
A |
D |
B |
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi bài tập 1, 2 - phần Luyện tập SGK tr.12
Bài tập 1 – phần Luyện tập SGK tr.12
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, trả lời câu hỏi: Trong các tiền đề bùng nổ cách mạng tư sản, theo em, tiền đề về kinh tế có ý nghĩa như thế nào?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học về các cuộc cách mạng tư sản, trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
Ý nghĩa của tiền đề kinh tế đối với các cuộc cách mạng tư sản là:
+ Làm xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tiến bộ hơn.
+ Sự lớn mạnh của các ngành công thương nghiệp, tạo điều kiện cho giai cấp tư sản có thực lực và đẩy tiềm năng nên muốn xác lập một chế độ xã hội mới phù hợp hơn.
- GV chuyển sang bài tập mới.
Bài tập 2 – phần Luyện tập SGK tr.12
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành 4 nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm hoàn thành Phiếu học tập số 4:
Hoàn thành bảng so sánh các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Tây Âu và Bắc Mỹ thời cận đại theo gợi ý:
NỘI DUNG |
CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH |
CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA 13 THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MỸ |
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP |
Mục tiêu |
? |
? |
? |
Nhiệm vụ |
? |
? |
? |
Giai cấp lãnh đạo |
? |
? |
? |
Động lực |
? |
? |
? |
Kết quả |
? |
? |
? |
Ý nghĩa |
? |
? |
? |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, thảo luận nhóm và hoàn thành Phiếu bài tập số 4.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại điện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận theo Phiếu bài tập số 4.
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
NỘI DUNG |
CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH |
CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA 13 THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MỸ |
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP |
Mục tiêu |
Lật đổ chế độ phong kiến bảo thủ, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. |
Giải phóng các bang thuộc địa, xác lập chủ nghĩa tư bản. |
Lật đổ chế độ phong kiến quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. |
Nhiệm vụ |
Xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến, thành lập nhà nước quân chủ lập hiến. |
Giành độc lập, hình thành quốc gia dân tộc, thành lập chế độ cộng hòa liên bang. |
Xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến, xác lập nền dân chủ tư sản. |
Giai cấp lãnh đạo |
Tư sản và quý tộc mới. |
Tư sản và chủ nô. |
Tư sản. |
Kết quả |
Lật đổ được chế độ phong kiến chuyên chế, thành lập được chế độ quân chủ lập hiến. |
Giải phóng Bắc Mỹ khỏi sự thống trị của thực dân anh, thành lập quốc gia tư sản (Hợp chủng quốc Mỹ), mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. |
- Đập tan chế độ phong kiến chuyên chế ở Pháp, xây dựng nền cộng hòa dân chủ. - Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. |
Ý nghĩa |
Chủ nghĩa tư bản được xác lập ở Anh, đưa nước Anh trở thành một trong những nước tư bản đầu tiên ở châu Âu. |
- Ra đời quốc gia tư sản đầu tiên ở Bắc Mỹ. - Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh của nhân dân Mỹ La-tinh cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. |
- Làm lung lay chế độ phong kiến ở châu Âu. - Mở ra thời đại mới với sự thắng thế của chủ nghĩa tư bản với chế độ phong kiến chuyên chế. - Góp phần tuyên truyền mạnh mẽ tư tưởng dân chủ tư sản trên toàn thế giới. |
- GV chuyển sang nội dung mới.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS liên hệ, vận dụng kiến thức đã học về Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản.
- Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi bài tập phần Vận dụng SGK.12.
- Sản phẩm: Câu trả lời phần Vận dụng SGK tr.12 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
...
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án lịch sử 11 chân trời sáng tạo
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án bản chuẩn in lịch sử 11 chân trời sáng tạo, tải giáo án sử 11 chân trời sáng tạo bản chuẩn, soạn ngắn gọn lịch sử 11 chân trời bản chuẩn để in, Bản tải đầy đủ giáo án Lịch sử 11 CTST dùng để in
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây