Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 11 chân trời sáng tạo
Lịch sử 11 chân trời sáng tạo. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHƯƠNG 4: CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ
CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)
BÀI 7: CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1945)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được vị trí địa chiến lược của Việt Nam.
Phân tích được vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.
Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của Việt Nam. Trình bày được nội dung chính của các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu và những cuộc kháng chiến không thành công của Việt Nam về thời gian, địa điểm, đối tượng xâm lược, những trận đánh lớn, kết quả.
Giải thích được nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược và nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến trong lịch sử.
Vận dụng kiến thức đã học, rút ra được những bài học lịch sử cơ bản từ lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, nhận thức được giá trị của các bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Có ý thức trân trọng, tự hào về truyền thống đấu tranh bảo vệ, xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam, sẵn sàng tham gia công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương và đóng góp xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: tìm hiểu được các vấn đề về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.
Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp cùng nhóm hoạt động tìm hiểu vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ thầy cô giao; Trình bày được ý kiến của bản thân về các vấn đề sinh hoạt nhóm, cá nhân.
Giải quyết vấn để và sáng tạo: thu thập được thông tin liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được các giải pháp; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề do GV yêu cầu.
Năng lực riêng:
Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Nêu được vị trí địa chiến lược của Việt Nam; Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của Việt Nam; Nêu được nội dung chính của các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu và những cuộc kháng chiến không thành công của Việt Nam về thời gian, địa điểm, quân xâm lược, diễn biến chính và kết quả.
Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Phân tích được vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam; Giải thích được nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược; Giải thích được nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến trong lịch sử.
Phát triển năng lựcvận dụng kiến thức, kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học, rút ra được những bài học lịch sử cơ bản từ lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam; nhận thức được giá trị của các bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
3. Phẩm chất
Yêu nước: trân trọng, tự hào về truyền thống đấu tranh bảo vệ, xây dựng đất nước của dân tộc.
Trách nhiệm: sẵn sàng đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Máy tính, máy chiếu, micro, bảng hoạt động nhóm, phấn,...
Tài liệu tham khảo, tranh ảnh, lược đồ các cuộc kháng chiến.
Phiếu học tập số 1: Bảng KWHL để tìm hiểu mục tiêu bài học.
Phiếu học tập số 2: “Bảng tóm tắt nội dung chính của các cuộc kháng chiến trong lịch sử chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam” theo các tiêu chí:
STT | Các cuộc kháng chiến tiêu biểu | Lãnh đạo | Những trận đánh lớn | Kết quả/ ý nghĩa | Nghệ thuật quân sự/ Bài học kinh nghiệm |
1 | Kháng chiến chống quân Nam Hán và chiến thắng Bạch Đăng năm 938. | ? | ? | ? | ? |
2 | Kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981. | ? | ? | ? | ? |
3 | Kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 1075 - 1077 | ? | ? | ? | ? |
4 | Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên | ? | ? | ? | ? |
5 | Cuộc kháng chiến chống quân xâm Xiêm năm 1785 | ? | ? | ? | ? |
6 | Cuộc kháng chiến chống quân Thanh năm 1789. | ? | ? | ? | ? |
Phiếu học tập số 3: bảng so sánh nguyên nhân thành công và thất bại của các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
2. Đối với học sinh
SHS Lịch sử 11.
Đọc trước SHS tìm hiểu bài học.
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú học tập cho HS, tạo không khí vui vẻ khám phá bài học mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ bí mật, tìm ô chữ chủ đề liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: HS tìm được ô chữ chủ đề liên quan đến bài học và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS cả lớp thành 2 nhóm và tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi Ô chữ bí mật.
+ HS tìm ô chữ chìa khóa của bài học qua các câu thơ về anh hùng dân tộc Việt Nam trong các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
+ 2 nhóm có quyền lựa chọn bất cứ ô chữ nào để giải đố.
+ Nhóm nào giải đúng ô chữ sẽ được cộng điểm.
- GV lần lượt đọc các ô chữ hàng ngang:
+ Ô số 1 (10 chữ cái): Người anh hừng trẻ tuổi chống giặc Ân, bảo vệ Tổ quốc.
“Rồng nấp ba năm ai biết chỉ
Vùng lên một sớm tỏ thiên uy
Roi vàng phá giặc, trời rung động,
Ngựa sắt đè mây, truyện cổ kì?
+ Ô số 2 (12 chữ cái): Anh hùng dân tộc thời Lý, có công phá Tống, bình Chiêm, giữ yên bờ cõi.
Giết giặc Chiêm Thành đầy đũng khí
Phò vua Đại Việt toả trong ngoài
Khoan hoà trí sĩ dân làm gốc
Sách lược tinh thông địch khiếp hoài.
+ Ô số 3 (9 chữ cái): Tổng đốc thành Hà Nội được mô tả trong thơ của cụ Phó bảng Nguyễn Trọng Tỉnh:
Tay đã cầm bút lại cầm binh...
Giữ thành, thành mất, mất theo thành
Suối vàng ắt hẳn mài gươm bạc
Lòng đỏ thôi đành gửi sử xanh
Di biểu nay còn sôi chính khí
Khiến người thêm trọng bút khoa danh.
+ Ô số 4 (12 chữ cái): Anh hùng dân tộc thời Trần được Cao Bá Quát ca ngợi:
Công lao đầy khoảng trời Nam, sử xanh ghi chép
Uy linh khắp miền Đông hải, sóng cả yên lặng.
+ Ô số 5 (7 chữ cái): Ông là gia nô dưới trướng Trần Quốc Tuấn, có tài bơi lội, lập nhiều công lao lớn, được vua ban danh hiệu Trần triều đệ nhất đô soái thủy quân.
+ Ô chữ chủ đề (10 chữ cái): Tính chất cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhanh trong nhóm và giải các ô chữ hàng ngang.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện các nhóm lần lượt giải ô chữ và tìm ra ô chữ chủ đề:
0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 101 | 11 | 12 |
1 | T | H | Á | N | G | G | I | Ó | N | G | ||
2 | L | Ý | T | H | Ư | Ờ | N | G | K | I | Ệ | T |
3 | H | O | À | N | G | D | I | Ệ | U | |||
4 | T | R | Ầ | Q | U | Ố | C | T | U | Ấ | N | |
5 | Y | Ế | T | K | I | Ê | U |
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT LỊCH SỬ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
THẢO LUẬN NHÓM ĐÔI
Các em hãy hoàn thành nhanh Phiếu bài tập số 1
Những sự kiện nào dưới đây chứng tỏ đến giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới? Hãy điền dấu x vào ô ¨ trước ý lựa chọn của em và giải thích.
- Dưới tác động của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, nhân khi thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang suy yếu, các thuộc địa của hai nước này ở khu vực Mỹ La-tinh đã nổi dậy đấu tranh giành độc lập, khai sinh một loại quốc gia tư sản mới. Ở châu Âu tháng 7 – 1830, phong trào cách mạng tư sản lại nổ ra ở Pháp, lật đổ nền thống trị của triều đại Buốc-lông.
- Trong những năm 1848 – 1849, cách mạng tư sản lại diễn ra ở nhiều nước châu Âu. Những cuộc cách mạng này đã củng cố chế độ tư bản Pháp, làm rung chuyển chế độ phong kiến ở Đức, I-ta-li-a và đế quốc Áo - Hung.
- Từ năm 1859 đến 1870, dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, đại diện là Ô. Crôm-oen – một quý tộc tư sản hóa, 7 quốc gia ở bán đảo I-ta-li-a đã thống nhất thành Vương quốc I-ta-li-a.
- Từ năm 1864 đến đầu năm 1871, nước Đức được thống nhất từ 38 quốc gia lớn nhỏ bằng cuộc chiến tranh chinh phục dưới sự lãnh đạo của quý tộc quân phiệt Phổ, đứng đầu là Thủ tướng Bi-xmác.
- Ở Nga, do các cuộc bạo động của nông nô diễn ra dồn dập trong những năm 1858 – 1860, tháng 2 – 1861, Nga hoàng ban bố sắc lệnh giải phóng nô lệ. Cuộc cải cách có tính chất phong kiến này đã mở đường cho nước Nga chuyển nhanh sang chủ nghĩa tư bản.
Giải thích:
Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới được thể hiện bằng sự thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản dưới nhiều hình thức khác nhau ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ.
BÀI 2:
SỰ XÁC LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
NỘI DUNG BÀI HỌC
PHẦN 1
Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ
PHẦN 2
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
PHẦN 3
Chủ nghĩa tư bản hiện đại
PHẦN 1 SỰ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ
THẢO LUẬN NHÓM
Em hãy quan sát Hình 2.3, đọc thông tin trong mục 1 SGK tr.14 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Trình bày sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ vào các thời gian sau:
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2
Thế kỉ XVI.
Nửa sau thế kỉ XVII.
Cuối thế kỉ XVIII
Nửa sau thế kỉ XIX
Thế kỉ XVI
- Chủ nghĩa tư bản được xác lập ở Hà Lan.
Trụ sở chính công ty Đông Ấn ở Am-xtéc-đam, Hà Lan
Một nhà máy đóng tàu của công ty Đông Ấn ở Am-xtéc-đam, Hà Lan
Nửa sau thế kỉ XVII
- Chủ nghĩa tư bản được xác lập ở Anh.
Trụ sở chính công ty Đông Ấn ở Luân Đôn, Anh
Robert Clive sau trận Plassey, bắt đầu sự cai trị công ty Đông Ấn (đại diện của thực dân Anh) tại Ấn Độ
Cuối thế kỉ XVIII
- Chủ nghĩa tư bản được mở rộng ra ngoài phạm vi châu Âu: Bắc Mỹ và Pháp
Sàn giao dịch chứng khoán New York (1963)
Một cảng biển của Pháp từ năm 1638 ở đỉnh cao của chủ nghĩa trọng thương
Nửa sau thế kỉ XIX
- Chủ nghĩa tư bản được xác lập ở I-ta-li-a, Đức,…
Trận Novara trong Chiến tranh giành độc lập ở Ý vào ngày 23/3/1849
Lễ đăng quang Hoàng đế nước Đức thống nhất (1 – 1871) tại Cung điện Véc-xai (Pháp)
Tổng kết Phiếu học tập số 2
VỊ TRÍ QUÁ TRÌNH XÁC LẬP CHẾ ĐỘ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA TRÊN THẾ GIỚI ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX
Không gian
- Từ những cuộc cách mạng đầu tiên được nổ ra ở những nước ven biển như ở Nê-đéc-lan, Anh, Bắc Mỹ, cách mạng tư sản lan rộng vào lục địa, nổ ra mạnh mẽ ở Pháp, Đức, I-ta-li-a,…
- Cuối TK XIX, chủ nghĩa tư bản trở thành hệ thống ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Các em hãy theo dõi video sau về công cuộc thống nhất nước Đức
PHẦN 2 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
- a) Chủ nghĩa đế quốc và quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa
THẢO LUẬN NHÓM ĐÔI
Các em hãy đọc thông tin mục 2a, quan sát Hình 2.4 - SGK tr.14, 15 và hoàn thành Phiếu bài tập số 3: Trình bày quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản.
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3
Chủ nghĩa đế quốc ra đời……………… gắn liền với quá trình …………
- Vì sao các nước tư bản chủ nghĩa tiến hành quá trình thực dân hóa?
- Nêu kết quả của quá trình thực dân hóa.
- Chủ nghĩa đế quốc ra đời thi hành chính sách gì?
- Chủ nghĩa đế quốc thực hiện quá trình thực dân hóa bằng phương pháp nào?
Chủ nghĩa đế quốc ra đời vào cuối TK XIX - đầu TK XX, gắn liền với quá trình xâm lược thuộc địa.
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ trắc nghiệm Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
PHẦN MỘT: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI
BÀI 5: MỘT SỐ TỔ CHỨC KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Liên hợp quốc (The United Nations – UN) là một tổ chức quốc tế được thành lập vào:
A. 24/10/1945
B. 07/05/1954
C. 30/04/1975
D. 02/09/1990
Câu 2: Năm 2020, UN có bao nhiêu thành viên?
A. 56
B. 101
C. 193
D. 207
Câu 3: Việt Nam là thành viên chính thức của UN từ năm:
A. 1945
B. 1954
C. 1975
D. 1977
Câu 4: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (The International Monetary Fund – IMF) được thành lập vào:
A. 12/1945
B. 06/1980
C. 07/1994
D. 01/2000
Câu 5: Đến năm 2020, IMF có bao nhiêu quốc gia thành viên?
A. 120
B. 150
C. 190
D. 210
Câu 6: Việt Nam là thành viên chính thức của IMF từ năm:
A. 1945
B. 1952
C. 1976
D. 1998
Câu 7: Tổ chức Thương mại Thế giới (The World Trade Organization - WTO) được thành lập vào:
A. 07/1965
B. 09/1969
C. 02/1984
D. 01/1995
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Trụ sở của UN đặt tại thành phố:
A. Washington (Hoa Kỳ)
B. New York (Hoa Kỳ)
C. Paris (Pháp)
D. Moscow (Nga)
Câu 2: UN được thành lập nhằm mục tiêu hàng đầu là:
A. Thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội đồng đều giữa các nước
B. Ngăn chặn nguy cơ bùng phát Thế chiến thứ ba
C. Duy trì một nền hoà bình và trật tự thế giới bền vững
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Đâu không phải một tổ chức của hệ thống Liên hợp quốc?
A. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
B. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
C. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO)
D. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF)
Câu 4: IMF được thành lập nhằm:
A. Thay đổi cơ cấu kinh tế các nước theo hướng tích cực
B. Đảm bảo ổn định hệ thống tiền tệ quốc tế
C. Duy trì vị thế của đồng USD
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Nước nào sau đây không phải thành viên của APEC?
A. Ấn Độ
B. Nga
C. Papua New Guinea
D. Peru
Câu 6: APEC có nhiệm vụ:
A. Thúc đẩy tự do hoá thương mại và đầu tư trong khu vực
B. Khuyến khích hợp tác kinh tế – kĩ thuật giữa các thành viên; điều chỉnh các quy định và tiêu chuẩn trên toàn khu vực
C. Phối hợp trong xây dựng và triển khai các sáng kiến hành động dựa trên những chính sách, thoả thuận đạt được trong khu vực.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: IMF có trụ sở chính tại:
A. Washington (Hoa Kỳ)
B. New York (Hoa Kỳ)
C. London (Anh)
D. Bắc Kinh (Trung Quốc)
---------Còn tiếp-----------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI LỊCH SỬ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ đề Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo biên soạn đầy đủ gồm: đề thi + hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực và cấp độ tư duy, bảng đặc tả kĩ thuật
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN: LỊCH SỬ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về cách mạng tư sản?
A. Là cuộc cách mạng do nhiều lực lượng lãnh đạo (tư sản, quý tộc mới, chủ nô,…)/.
B. Chống lại chế độ phong kiến, thiết lập nhà nước tư sản.
C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
D. Các cuộc cách mạng tư sản bùng nổ và giành thắng lợi từ giữa thế kỉ XIV đến đầu thế kỉ XVIII dự trên các tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng.
Câu 2. Chủ nghĩa tư bản được xác lập ở Anh và Hà Lan vào:
A. Nửa sau thế kỉ XVII.
B. Cuối thế kỉ XVIII.
C. Nửa sau thế kỉ XIX.
D. Thập kỉ 60 của thế kỉ XVIII.
Câu 3. Nhiệm vụ hàng đầu của Chính quyền Xô-viết là:
A. Đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng nhà nước mới của những người lao động.
B. Chống thù trong giặc ngoài.
C. Khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. Xây dựng một cộng đồng anh em giữa các dân tộc.
Câu 4. Sự phát triểncủa chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1949 có đặc điểm gì?
A. Là giai đoạn phát triển của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu.
B. Các nước Đông Âu thực hiện công nghiệp hóa, điện khí hóa toàn quốc, phát triển nông nghiệp.
C. Các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân.
D. Là những quốc gia có nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ.
Câu 5. Lãnh đạo cách mạng tư sản là giai cấp tư sản và đồng minh của họ gồm:
A. Quý tộc phong kiến tư sản hóa.
B. Chủ nô, quý tộc.
C. Quý tộc phong kiến tư sản hóa, chủ nô,
D. Chủ nô.
Câu 6. Hệ quả của sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản là:
A. Nhu cầu ngày càng giảm về nguyên liệu và nhân công.
B. Hạn chế mở rộng thị trường thuộc địa.
C. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 7. Tư tưởng chỉ đạo của Lê-nin trong việc thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết là:
A. Đoàn kết, giúp đỡ các dân tộc để giữ vững chính quyền.
B. Bình đẳng về mọi mặt, quyền dân tộc tự quyết, xây dựng cộng đồng anh em giữa các dân tộc.
C. Giai cấp vô sản thế giới đoàn kết lại.
D. Tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
Câu 8. Cu-ba bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa vào năm?
A. 1959.
B. 1961.
C. 1976.
D. 1949.
Câu 9. Vì sao cuộc cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng vĩ đại?
A. Giai cấp tư sản giành độc quyền lãnh đạo, sự tham gia tích cực và sáng tạo của quần chúng nhân dân trong tiến trình cách mạng.
B. Nhiệm vụ của cách mạng tư sản được giải quyết triệt để.
C. Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập nền dân chủ tư sản, mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ hơn.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 10. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về tổ chức độc quyền của chủ nghĩa tư bản?
A. Bắt đầu từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
B. Chi phối một phần sự phát triển của nền kinh tế.
C. Là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào tay mình phần lớn việc sản xuất hoặc tiêu thụ một số hàng hóa nhằm thu lợi nhuận cao.
D. Hình thức tiêu biểu của tổ chức độc quyền là các-ten, xanh-đi-ca ở Đức và Pháp, tơ-rớt ở Mỹ.
Câu 11. Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai ra tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết do Lê-nin đứng đầu diễn ra vào ngày?
A. 10/5/1917.
B. 5/11/1917.
C. 25/10/1917.
C. 15/1/1917.
Câu 12. Đâu không phải là nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên xô?
A. Đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên xô và các nước Đông Âu mang tính chủ quan, duy ý chí, chậm đổi mới cơ chế và hệ thống quản lí.
B. Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại không áp dụng kịp thời vào sản xuất.
C. Quá trình cải cách, cải tổ phạm sai lầm nghiêm trọng về đường lối.
D. Tập trung chủ yếu vào hoạt động chống phá của các thế lực bên ngoài.
Câu 13. Hệ tư tưởng dân chủ tư sản của S.Mông-te-xki-ơ là:
A. Hạn chế quyền của vua, đảm bảo quyền tự do của công dân.
B. Xây dựng chính quyền quân chủ sáng suốt, bảo vệ quyền tự do, tín ngưỡng.
C. Phải xóa bỏ triệt để nền quân chủ, thành lập chế độ cộng hòa.
D. Khẳng định quyền tư hữu, là điều kiện cần thiết cho một xã hội có trật tự.
Câu 14. Thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại là:
A. Khó giải quyết được những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính mang tính toàn cầu.
B. Đối mặt và không thể giải quyết được những vấn đề chính trị, xã hội nan giải.
C. Không có khả năng giải quyết triệt để mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 15. Ý nào dưới đây không đúng khi nói bản Hiến pháp đầu tiên của Liên xô?
A. Tháng 1/1924, bản Hiến pháp đầu tiên của Liên xô được thông qua, hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
B. Hiến pháp ghi nhận việc hợp tác trên cơ sở vừa tự nguyện vừa bắt buộc của các nước Cộng hòa Xô viết thành một nhà nước Liên bang.
C. Hiến pháp phản ánh con đường giải quyết vấn đề dân tộc trong một quốc gia dân tộc.
D. Hiến pháp được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng và tình hữu nghĩ giữa các dân tộc.
Câu 16. Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc đã đạt được thành tựu nào trên lĩnh vực khoa học – công nghệ?
A. Phóng được tàu Thuần Châu vào không gian.
B. Xây dựng hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu.
C. Phát triển hạ tầng kĩ thuật số.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 17. Tình hình xã hội của Pháp trước cuộc cách mạng tư sản là:
A. Nông dân bị tước đoạt ruộng đất.
B. Nông dân nộp nhiều loại tô thuế cho lãnh chúa, chịu nghĩa vụ đối với Nhà nước và nhà thờ.
C. Nông dân mất đất phải ra thành thị làm thuê trong các công xưởng.
D. Nông dân tập trung ở các thành thị lớn.
Câu 18. Diễn đàn kinh tế G7 của 7 quốc gia tư bản phát triển (Mỹ, Ca-na-đa, Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản) được sáng lập vào năm?
A. 1976.
B. 1978.
C. 1980.
D. 1982.
Câu 19. Đâu là ý nghĩa quốc tế của sự ra đời Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội của tất cả các nước Cộng hòa.
B. Cổ vũ, lôi cuốn phong trào giải phóng dân tộc ở những nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh.
C. Tăng cường vị thế của các nước Cộng hòa trên trường quốc tế.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 20. Nhà nước Liên bang Xô viết tan rã, chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên xô sau bao nhiêu năm tồn tại?
A. 74 năm.
B. 76 năm.
C. 78 năm.
D. 72 năm.
---------Còn tiếp-----------
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
- Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
- Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
=> Giáo án lịch sử 11 chân trời sáng tạo
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ lịch sử 11 chân trời sáng tạo, soạn giáo án word và powerpoint lịch sử 11 chân trời, soạn Lịch sử 11 chân trời sáng tạo
Tài liệu giảng dạy môn Lịch sử THPT