Kênh giáo viên » Tin học 4 » Giáo án kì 1 tin học 4 chân trời sáng tạo

Giáo án kì 1 tin học 4 chân trời sáng tạo

Đồng bộ giáo án Word + PPT kì 1 Tin học 4 chân trời sáng tạo. Giáo án word chi tiết, trình bày rõ ràng, khoa học theo CV 2345. Giáo án powerpoint nhiều hình ảnh, sinh động. Nhất định tiết học sẽ hứng thú, sáng tạo cho học sinh. Cách tải về dễ dàng. Giáo án có đủ kì 1 + kì 2 môn Tin học 4 CTST.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 1 tin học 4 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 tin học 4 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 tin học 4 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 tin học 4 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 tin học 4 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 tin học 4 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 tin học 4 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 tin học 4 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

I. GIÁO ÁN KÌ 1 TIN HỌC 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ EM

  • Giáo án tin học 4 Chân trời bài 1: Phần cứng và phần mềm máy tính
  • Giáo án tin học 4 Chân trời bài 2: Gõ bàn phím đúng cách

CHỦ ĐỀ B. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET

  • Giáo án tin học 4 Chân trời bài 3: Thông tin trên trang web

CHỦ ĐỀ C. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

  • Giáo án tin học 4 Chân trời bài 4: Tìm kiếm thông tin trên Internet
  • Giáo án tin học 4 Chân trời bài 5: Thao tác với thư mục, tệp

CHỦ ĐỀ D. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

  • Giáo án tin học 4 Chân trời bài 6: Sử dụng phần mền khi được phép

CHỦ ĐỀ E. ỨNG DỤNG TIN HỌC

  • Giáo án tin học 4 Chân trời bài 7: Soạn thảo văn bản tiếng việt
  • Giáo án tin học 4 Chân trời bài 8: Chèn hình ảnh, sao chép, di chuyển, xóa văn bản

=> Xem nhiều hơn: Giáo án tin học 4 chân trời sáng tạo đủ cả năm

II. GIÁO ÁN WORD TIN HỌC 4 KÌ 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Word bài: Sử dụng phần mềm khi được phép

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 6. SỬ DỤNG PHẦN MỀM KHI ĐƯỢC PHÉP

(1 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết rằng chỉ được sử dụng phần mềm khi được phép.
  • Nêu được một số ví dụ cụ thể về phềm mềm miễn phí và phần mềm không miễn phí.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.

Năng lực riêng:

  • Giải thích được lợi ích của việc gõ bàn phím đúng cách.
  • Thành thạo kĩ năng đặt các ngón tay trên hàng phím số và thực hiện được thao tác gõ đúng cách.
  1. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực.
  2. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  3. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án.
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG:

  • Bài này được dạy trong 1 tiết.
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế vui vẻ, hào hứng cho HS trước khi vào bài học mới.

b. Cách thức thực hiện:

- GV cho HS đọc nội dung tình huống trong SGK.

“Trên máy tính của Nam có trò chơi xếp gạch mà Ngọc rất thích. Ngọc sao chép phần mềm trò chơi xếp gạch từ máy tính của Nam sang máy tính của mình để sử dụng.”

 - GV yêu cầu HS nêu ý kiến cá nhân và thảo luận: Bạn Ngọc sao chép phần mềm trò chơi từ máy tính của bạn Nam là được phép hay không được phép?

- GV đặt câu hỏi:

Việc bạn Ngọc sao chép trò chơi từ máy tính của bạn Nam sang máy tính của mình là được phép hay không được phép? Tại sao?

- GV tổ chức lớp thành hai nhóm để tranh luận một nhóm nêu lí do để bảo vệ ý kiến việc sao chép phần mềm của bạn Ngọc là được phép; nhóm còn lại nêu lí do để bảo vệ ý kiến việc sao chép phần mềm của bạn Ngọc là không được phép.

- GV mời các nhóm trình bày ý kiến.

 

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài: Để giáp đáp cho vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học ngày hôm nay  – Bài 6: Sử dụng phần mềm khi được phép.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

1. Phần mềm có bản quyền

a. Mục tiêu: Biết rằng chỉ được sử dụng phần mềm khi được phép.

b. Cách thức thực hiện:

Hoạt động 1. Đọc (và quan sát)

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm bốn.

- GV yêu cầu các nhóm đọc kênh chữ, quan sát kênh hình.

- GV đặt câu hỏi gợi ý:

+ Phần mềm máy tính do đâu mà có?

+ Em hiểu thế nào về tác giả của phần mềm máy tính?

+ Tác giả có quyền gì đối với phần mềm của mình?

+ Tác giả có thể bảo vệ quyền của mình đối với phần mềm bằng cách nào? Ở Hình 1 trong SGK, để tiếp tục sử dụng phần mềm, người dùng cần nhập thông tin gì? Thông tin đó có thể được cung cấp từ đâu?

+ Cần phải được sự cho phép của ai khi sử dụng phần mềm?

+ Em hiểu thế nào về phần mềm có bản quyền?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, chốt đáp án.

Hoạt động 2. Làm

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm bốn.

- GV yêu cầu HS thảo luận, làm bài tập SGK tr 26.

“Theo em, những việc nào dưới đây là nên hay không nên làm?

A. Chi sử dụng phần mềm khi được phép.

B. Sử dụng phần mềm bị phá khoá (phần mềm bị người xấu phá khoá dẫn đến không cần mã khoá vẫn sử dụng được).

C. Sử dụng phần mềm trò chơi được người khác sao chép cho em mà không cần quan tâm phần mềm đó có bản quyền hay không.

D. Đưa phần mềm lên mạng để những người khác có thể sử dụng mà chưa được sự cho phép của tác giả.”

- GV tổ chức cho HS thảo luận, phát biểu, giải thích việc nào nên hoặc không nên làm.

- GV mời một số HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, chốt đáp án.

 

Hoạt động 3. Ghi nhớ

- GV yêu cầu 1 số HS tóm tắt kiến thức đã học.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to, rõ ràng nội dung trong Hộp ghi nhớ:

“Em chỉ sử dụng phần mềm khi được phép.”

- GV nhắc nhở HS luôn sử dụng phần mềm khi được phép.

 

2. Phần mềm miễn phí và phần mềm không miễn phí

a. Mục tiêu: Nêu được một vài ví dụ cụ thể về phần mềm miễn phí và phần mềm không miễn phí.

b. Cách thức thực hiện:

Hoạt động 1. Đọc (và quan sát)

- GV yêu cầu HS đọc kênh chữ, tìm hiểu Bảng 1 và Bảng 2 SGK tr26.

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Nêu tên một số phần mềm miễn phí và phần mềm khống miễn phí.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

 

 

 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, chốt đáp án.

 

Hoạt động 2. Làm

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

 

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

 

 

- HS chú ý lắng nghe câu hỏi.

 

 

 

- HS thảo luận nhóm.

 

 

 

 

 

- HS phát biểu tranh luận để bảo vệ ý kiến của nhóm.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài học mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

- HS thực hành theo nhóm.

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi gợi ý.

 

 

 

 

- HS trả lời:

Câu 1: Phần mềm máy tính do tổ chức, cá nhân tạo ra.

Câu 2: Tác giả của phần mềm máy tính là tổ chức, cá nhân tạo ra phần mềm.

Câu 3: Tác giả có quyền cho phép hoặc không cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng, sao chép, phổ biến phần mềm của mình.

Câu 4: Tác giả có thể bảo vệ phần mềm của mình bằng mã khoa. Ở Hình 1 trong SGK, người dùng cần nhập mã khoá để tiếp tục sử dụng. Mã khoá có thể được cung cấp bởi tác giả của phần mềm.

Câu 5: Khi sử dụng phần mềm cần phải có sự cho phép của tác giả.

Câu 6: Phần mềm được tác giả cho phép sử dụng là phần mềm có bản quyền.

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

- HS hoạt động theo nhóm.

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu.

 

- HS trả lời:

Câu 1:

A: Chỉ sử dụng phần mềm khi được phép là việc nên làm vì: phần mềm do tác giả tạo ra, sử dụng phần mềm là sử dụng sản phẩm, tài sản của tác giả.

B: Sử dụng phần mềm bị phá khoá là việc không nên làm, vì đó không phải là phần mềm được tác giả cho phép sử dụng, làm tổn hại đến quyền lợi của tác giả.

C: Sử dụng phần mềm trò chơi được người khác sao chép cho em mà không cần quan tâm phần mềm đó có bản quyền hay không là việc không nên làm, vì nếu đó là phần mềm chưa được sự cho phép của tác.

D: Đưa phần mềm lên mạng để những người khác có thể sử dụng mà chưa được sự cho phép của tác giả là việc không nên làm, vì như vậy là vi phạm quyền của tác giả.

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu.

 

 

- HS chú ý ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Phần mềm miễn phí: Phần mềm gõ tiếng Việt Unikey, phần mềm luyện gõ bàn phím RapidTyping, phần mềm duyệt web Google Chrome, …

+ Phần mềm không miễn phí: Phần mềm PowerPoint, phần mềm Word, phần mềm Windows 10.

 

  ..............

=> Xem nhiều hơn: 

III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ TIN HỌC 4 KÌ 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Powerpoint bài: Soạn thảo văn bản Tiếng Việt

NHIỆT LIỆT CHÀO ĐÓN CẢ LỚP ĐẾN VỚI BUỔI HỌC HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Quan sát Hình 1 và cho biết:

  • Hình 1 là cửa sổ làm việc của phần mềm nào?
  • Làm thế nào để gõ được văn bản có dấu tiếng Việt?

Cửa sổ làm việc của phần mềm Word

Gõ tiếng Việt cần sử dụng phần mềm hỗ trợ gõ tiếng Việt:

CHỦ ĐỀ E: ỨNG DỤNG TIN HỌC

BÀI 7. SOẠN THẢO VĂN BẢN TIẾNG VIỆT

NỘI DUNG BÀI HỌC

Kích hoạt và soạn thảo văn bản với phần mềm Word

Gõ tiếng Việt

Lưu văn bản và thoát khỏi phần mềm Word

01 KÍCH HOẠT VÀ SOẠN THẢO VĂN BẢN VỚI PHẦN MỀM WORD

  1. a) Kích hoạt phần mềm Word

Hoạt động 1. Đọc (và quan sát)

Quan sát cửa sổ làm việc của phần mềm Word và trả lời câu hỏi:

  • Nêu các thao tác để kích hoạt phần mềm Word bằng chuột.
  • Gọi tên và chỉ ra vị trí của một số thành phần chính trong cửa sổ làm việc của phần mềm Word.

 

  • Để kích hoạt phần mềm Word, nhấn đúp chuột vào biểu tượng Word trên màn hình.
  • Một số thành phần chính trong cửa sổ làm việc của Word:

 

  1. b) Soạn thảo văn bản

Quan sát Hình 3 và trả lời câu hỏi:

  • Khi gõ phím kí tự thì kí tự sẽ xuất hiện ở đâu? Con trỏ soạn thảo sẽ di chuyển như thế nào khi em gõ phím kí tự?
  • Trong văn bản, có thể di chuyển con trỏ soạn thảo bằng cách nào?

 

Con trỏ soạn thảo tự động dịch chuyển sang phải.

Trong văn bản, có thể di chuyển con trỏ soạn thảo bằng cách nháy chuột vào vị trí đó.

 

Thực hành

  • Gõ văn bản, quan sát và nhận biết sự xuất hiện của các kí tự được gõ, sự di chuyển của con trỏ soạn thảo.
  • Di chuyển con trỏ soạn thảo bằng chuột, đưa con trỏ soạn thảo xuống đầu dòng bằng cách gõ phím Enter.

 

Hoạt động 2. Làm

Thảo luận nhóm đôi

Để soạn thảo văn bản, ngoài các phím kí tự em còn sử dụng các phím chức năng. Em hãy ghép mỗi tên phím ở cột bên trái với chức năng tương ứng ở cột bên phải.

Tên phím

1) Backspace

2) Caps Lock

3) Delete

4) Enter

5) Shift

6) Spacebar

7)

8)

9)

10)

 

Chức năng của phím trong soạn thảo văn bản

a) Đưa con trỏ soạn thảo sang phải 1 kí tự.

b) Ngắt dòng và di chuyển con trỏ soạn thảo xuống đầu dòng tiếp theo.

c) Đưa con trỏ soạn thảo xuống dòng dưới.

d) Tạo khoảng cách giữa các từ khi soạn thảo văn bản.

e)  Nhấn giữ phím để gõ kí tự chữ hoa hoặc kí tự trên của phím có hai kí tự.

g) Bật hoặc tắt chế độ gõ chữ hoa, chữ thường.

h) Xóa kí tự bên trái con trỏ soạn thảo văn bản.

i) Xóa kí tự bên phải con trỏ soạn thảo văn bản.

k) Đưa con trỏ soạn thảo lên dòng trên.

l) Đưa con trỏ soạn thảo sang trái 1 kí tự.

 

1 – h, 2 – g,

3 – i, 4 – b,

5 – e, 6 – d,

 7 – a, 8 – l,

9 – c, 10 – k.

 

GHI NHỚ

  • Nháy đúp chuột vào biểu tượng để kích hoạt phần mềm Word.
  • Khi gõ phím kí tự, kí tự sẽ xuất hiện tại vị trí con trỏ soạn thảo và con trỏ soạn thảo tự động dịch sang phải một kí tự.

 

02 GÕ TIẾNG VIỆT

Hoạt động 1. Đọc (và quan sát)

  1. a) Bật, tắt chế độ gõ tiếng Việt của phần mềm Unikey

Biểu tượng            trên thanh tác vụ

Chuyển giữa chế độ gõ tiếng Việt và tiếng Anh

  1. b) Gõ văn bản tiếng Việt kiểu Telex

Bảng 1. Gõ kí tự có dấu

Kí tự cần gõ

â

đ

ê

ô

ơ

ư

ă

Cách gõ

aa

dd

ee

oo

ow

uw

aw

Bảng 2. dấu thanh

Dấu thanh cần gõ

Dấu sắc

Dấu huyền

Dấu hỏi

Dấu ngã

Dấu nặng

Phím cần gõ (thường gõ cuối từ)

S

F

R

X

J

Bảng 3. Ví dụ cách gõ tiếng Việt kiểu Telex

Nội dung cần

soạn thảo

Yêu tổ quốc, yêu đồng bào

5 ĐIỀU

BÁC HỒ DẠY

Cách gõ

Yeeu toor quoocs, yeeu ddoongf baof

5 DIEEUF BACS HOOF DAYJ

Hoạt động 2. Làm

 ..............

 => Xem nhiều hơn: 

 

Giáo án kì 1 tin học 4 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 tin học 4 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (100k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
  • File word giải bài tập sgk (100k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 550k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án tin học 4 chân trời sáng tạo

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: giáo án tin học 4 chân trời sáng tạo, tải giáo án tin học 4 CTST đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 1 tin học 4 chân trời sáng tạo, tải giáo án word và điện tử tin học 4 kì 1 CTST

GIÁO ÁN WORD LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CÁCH ĐẶT MUA:

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay