Giáo án và PPT đồng bộ Tin học 4 chân trời sáng tạo
Tin học 4 chân trời sáng tạo. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Tin học 4 chân trời sáng tạo
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD TIN HỌC 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ EM
BÀI 1. PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được tên một số thiết bị phần cứng và phần mềm đã biết.
- Nêu được sơ lược về vai trò của phần cứng, phần mềm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.
- Nêu được ví dụ cụ thể về một số thao tác không đúng sẽ gây ra lỗi cho phần cứng và phần mềm trong quá trình sử dụng máy tính.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp
Năng lực riêng:
- Nhận biết được một số thiết bị phần cứng, phần mềm và vai trò của chúng.
- Nhận ra được các thao tác không đúng gây lỗi cho máy tính.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Phiếu bài tập
- Máy tính kết nối Internet, loa, máy chiếu.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG:
- Bài này được dạy trong 1 tiết học.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và HS trước khi vào môn tin học. b. Cách thức thực hiện: NHIỆM VỤ 1: Giới thiệu bộ môn Tin học 4 - GV giới thiệu nội dung: Nội dung chính của bộ môn Tin học 4 gồm: + Phần cứng, phần mềm máy tính. + Tìm kiếm thông tin trên Internet. + Xem video về lịch sử, văn hóa. + Tạo những trang chiếu sinh động, hấp dẫn. + Rèn luyện kĩ năng gõ phím đúng cách. + Soạn thảo văn bản tiếng Việt. + Lập trình trực quan với phần mềm Scratch. NHIỆM VỤ 2: Khởi động - Sau khi giới thiệu xong, GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Tôi là ai? - GV trình chiếu hình ảnh các thiết bị máy tính ở Hình 1a và đặt câu hỏi để HS trả lời: Câu 1: Tôi được dùng để hiển thị hình ảnh, các thông tin của máy tính. Tôi là ai? Câu 2: Tôi được sử dụng để phát âm thanh. Tôi là ai? Câu 3: Tôi được sử dụng để nhập dữ liệu vào máy tính. Tôi là ai? Câu 4: Tôi là thiết bị điều khiển mọi hoạt động của máy tính. Tôi là ai? Câu 5: Tên của tôi giống tên một loài động vật, tôi được sử dụng để điều khiển máy tính thuận tiện hơn.Tôi là ai? Câu 6: Tôi được sử dụng để in các tài liệu, văn bản, hình ảnh. Tôi là ai? - GV chỉ định từng bạn chơi trò chơi cho đến khi kết thúc. - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, quan sát Hình 1b và trả lời câu hỏi: Hãy trao đổi với bạn để gọi tên các biểu tượng phần mềm máy tính ở Hình 1b. - GV mời 2 – 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án đúng. - GV dẫn dắt HS vào bài: Hoạt động khởi động đã giúp chúng ta nhớ lại các thiết bị phần cứng và phần mềm của máy tính. Vậy em có biết thế nào là phần cứng, phần mềm và chức năng của chúng không? Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đến với bài hôm nay – Bài 1: Phần cứng và phần mềm máy tính.
B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ 1. Phần cứng và phần mềm máy tính a. Mục tiêu: - Nêu được tên một số thiết bị phần cứng và phần mềm đã biết. - Nêu được sơ lược về vai trò của phần cứng, phần mềm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng. b. Cách thức thực hiện: Hoạt động 1. Đọc (và quan sát) - GV yêu cầu HS quan sát lại Hình 1 ở Hoạt động khởi động và đặt câu hỏi: Hình nào có hình ảnh về các thiết bị phần cứng máy tính? Hình nào có hình ảnh về các ứng dụng phần mềm? - GV gọi 1 bạn HS trả lời. - GV tiếp tục đặt câu hỏi: + Đặc điểm của thiết bị phần cứng là gì? + Em có thể nhận biết thiết bị phần cứng máy tính bằng cách nào? + Hãy kể tên các thiết bị phần cứng máy tính mà em biết. - GV gọi 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và gọi HS khác bổ sung. - GV đặt câu hỏi: + Đặc điểm của phần mềm máy tính là gì? + Hãy kể tên các phần mềm máy tính mà em biết. - GV cùng HS nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng dựa theo kết quả HS trình bày trước đó.
- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng?” - GV chia lớp thành 2 nhóm và nêu luật chơi: GV phát cho 2 nhóm một tờ danh sách có tên các thiết bị phần cứng và phần mềm. Mỗi khi một nhóm nêu tên một thiết bị hay một ứng dụng thì nhóm còn lại phải nói ngay đó là phần cứng hay phần mềm. Lưu ý không lặp lại tên phần cứng, phần mềm đã nêu trước đó. Hai nhóm chơi lần lượt từng bạn. Hoạt động 2. Làm - GV yêu cầu HS quan sát Hình 2 – SGK tr.6, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: + Vai trò của phần cứng đối với phần mềm là gì? Không có phần mềm thì các thiết bị phần cứng máy tính có hoạt động được không? Tại sao? + Vai trò của phần mềm đối với phần cứng là gì? Không có phần cứng thì phần mềm máy tính có hoạt động được không? Tại sao? - GV gọi 3 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe và bổ sung (nếu cần). - Sau khi HS trả lời câu hỏi, GV có thể phân tích Hình 2 để HS hiểu rõ hơn: Hình 2 sử dụng hai bánh răng khớp nối với nhau để mô tả sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai thành phần trong hệ thống. Hệ thống bánh răng chỉ hoạt động được khi cả hai bánh răng cùng hoạt động. Điều này có nghĩa là mối quan hệ giữa phần cứng và phần mềm là phụ thuộc lẫn nhau. Phải có cả phần cứng và phần mềm thì máy tính mới hoạt động được. - GV tiếp tục yêu cầu HS đọc Câu hỏi 2 – SGK tr.6, thảo luận và trả lời: Một bạn ví phần cứng máy tính như cơ thể của con người, phần mềm máy tính như suy nghĩ, quyết định của con người. Em có đồng ý với ý kiến của bạn hay không? Tại sao? - GV nêu câu hỏi gợi ý: + Phần cứng máy tính và cơ thể con người có chung đặc điểm nào? Có thể chạm tay vào hay quan sát được không? + Phần mềm máy tính và suy nghĩ, quyết định trong bộ não của con người có chung đặc điểm nào? Có thể chạm tay vào hay quan sát được không? + Phần cứng hoạt động theo lệnh từ đâu? Cơ thể con người (tay, chân, miệng,…) làm việc theo điều khiển từ đâu? - GV gọi 2 – 3 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe và bổ sung (nếu cần). - GV tổng kết lại các ý chính. Hoạt động 3. Ghi nhớ - GV yêu cầu 1 số HS tóm tắt kiến thức đã học. - GV mời 1 HS đứng dậy đọc to, rõ ràng nội dung trong Hộp ghi nhớ.
2. Một số thao tác không đúng gây lỗi cho máy tính a. Mục tiêu: Nêu được ví dụ cụ thể về một số thao tác không đúng sẽ gây ra lỗi cho phần cứng và phần mềm trong quá trình sử dụng máy tính. |
- HS lắng nghe.
- HS tham gia trò chơi:
- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Câu 1: Tôi là màn hình máy tính. Câu 2: Tôi là loa máy tính. Câu 3: Tôi là bàn phím máy tính Câu 4: Tôi là thân máy tính. Câu 5: Tôi là chuột máy tính. Câu 6: Tôi là máy in.
- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Hình 1b gồn: + Phần mềm trình chiếu/phần mềm PowerPoint + Phần mềm mô phỏng Hệ Mặt Trời/phần mềm SolarSystem. + Phần mềm luyện gõ bàn phím/phần mềm RapidTyping. + Phần mềm vẽ/phần mềm Paint. + Phần mềm trình duyệt web/ phần mềm Google Chrome. + Phần mềm diệt virus/phần mềm Windows Defender. - HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát hình và trả lời: + Hình 1a: có hình ảnh về các thiết bị phần cứng máy tính. + Hình 1b: có hình ảnh về các ứng dụng phần mềm. - HS trả lời: + Đặc điểm: là các thiết bị cơ bản của máy tính. + Dấu hiệu nhận biết: có thể chạm tay vào hoặc quan sát được hình dạng của nó. + Kể tên: bàn phím, chuột, thân máy, màn hình, loa, máy in,… - HS lắng nghe và bổ sung. - HS trả lời: + Đặc điểm: không thể chạm vào hoặc quan sát được nhưng nhìn thấy kết quả hoạt động thông qua phần cứng. + Kể tên: phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm vẽ, phần mềm trang tính, phần mềm diệt virus, phần mềm trình chiếu,… - HS tích cực tham gia trò chơi. - HS lắng nghe luật chơi.
- HS quan sát Hình 2 – SGK tr.6 và thảo luận: + Vai trò của phần cứng: làm việc theo lệnh của phần mềm. Không có phần mềm thì các thiết bị không hoạt động được. Bởi vì, phần cứng hoạt động theo lệnh của phần mềm, không có phần mềm thì không có lệnh điều khiển phần cứng hoạt động. + Vai trò của phần mềm: ra lệnh cho phần mềm làm việc. Không có phần cứng thì phần mềm không hoạt động được. Bởi vì, phần cứng là môi trường hoạt động của phần mềm, không có phần cứng thì phần mềm không có môi trường để hoạt động. - HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS trả lời: Em đồng ý với ý kiến của bạn vì: + Phần cứng máy tính giống cơ thể con người là vật thể có thể chạm tay vào được, quan sát được. + Phần mềm máy tính giống với suy nghĩ, quyết định của con người vì không phải vật thể, không thể chạm tay vào hay quan sát được. + Phần cứng hoạt động theo lệnh của phần mềm giống như cơ thể con người làm việc theo điều khiển từ bộ não.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS tóm tắt. - HS đọc và ghi nhớ
- HS đọc thông tin mục 2 và trả lời: Một số ví dụ cụ thể về thao tác không đúng gây ra lỗi cho máy tính: a. Tắt máy tính đúng cách bằng nguồn điện đột ngột sẽ gây lỗi phần mềm, phần cứng máy tính. b. Dùng vải thô ráp lau màn hình hay để vật sắc, nhọn tác động vào màn hình sẽ dẫn đến xước, nứt vỡ màn hình. c. Va đập mạnh sẽ gây lỗi, hỏng thiết bị. d. Lắc mạnh khi tháo, lắp thẻ nhớ USB, bàn phím, chuột sẽ làm hỏng cổng kết nối, đầu nối. e. Để máy tính bị ẩm, ướt, bụi, bẩn sẽ gây lỗi, hư hỏng thiết bị phần cứng. - HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS đọc đề bài và trả lời: A. Việc nên làm vì tắt máy tính đúng cách sẽ đảm bảo an toàn cho máy tính. B. Việc nên làm vì gõ đúng cách vừa hạn chế hư hại bàn phím vừa có lợi cho sức khỏe. C. Việc nên làm vì sẽ an toàn cho máy tính. D. Việc không nên làm vì có thể dẫn đến đồ ăn, thức uống rơi vào máy tính gây hư hỏng. E. Việc nên làm vì tránh thiết bị bị xước, ẩm ướt. G. Việc nên làm vì thao tác đúng cách vừa hạn chế hư hại chuột máy tính vừa có lợi cho sức khỏe. |
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT TIN HỌC 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
BÀI 6 SỬ DỤNG PHẦN MỀM
1. PHẦN MỀM MIỄN PHÍ VÀ PHẦN MỀM KHÔNG MIỄN PHÍ
- Những phần mềm nào sau đây là miễn phí?
- Em hãy lấy ví dụ về phần mềm miễn phí và phần mềm không miễn phí có trong máy tính của em?
- Trong máy tính của An có các phần mềm: Word, Unikey, Kiran's Typing Tutor và Kids Games Learning Sciene. Theo em, trong số phần mềm đó, phần mềm nào là không miễn phí?
- Các phần mềm được sản xuất ra nhằm mục đích gì?
- Có những loại phần mềm nào?
- Tác giả có quyền như thế nào đối với phần mềm do mình sáng tạo ra?
- Em chỉ được sử dụng phần mềm như thế nào?
2. SỬ DỤNG PHẦN MỀM CÓ BẢN QUYỀN
- Em hãy kể những ví dụ cụ thể, làm rõ tại sao không nên sử dụng trái phép phần mềm có bản quyền?
- Nếu biết anh Bình sử dụng phần mềm không có bản quyền thì em sẽ nói gì với anh Bình?
- Cố tình xâm phạm vào phần mềm sử dụng không miễn phí là hành vi như thế nào?
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM TIN HỌC 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ trắc nghiệm Tin học 4 chân trời sáng tạo tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
CHỦ ĐỀ D: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
BÀI 6: SỬ DỤNG PHẦN MỀM KHI ĐƯỢC PHÉP
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Có những loại phần mềm nào?
- Phần mềm miễn phí.
- Phần mềm không miễn phí.
- Phần mềm có bản quyền.
- Cả 3 đáp án trên.
Câu 2: Phần mềm miễn phí là gì?
- Là phần mềm mà người dùng phải trả phí khi sử dụng và không được tự ý sao chép, phổ biến đến người khác.
- Là phần mềm người dùng có thể sử dụng mà không phải trả phí.
- Là phần mềm đã được tác giả cho phép sử dụng.
- Cả 3 đáp án trên.
Câu 3: Phần mềm không miễn phí là gì?
- Là phần mềm mà người dùng phải trả phí khi sử dụng và không được tự ý sao chép, phổ biến đến người khác.
- Là phần mềm người dùng có thể sử dụng mà không phải trả phí.
- Là phần mềm đã được tác giả cho phép sử dụng.
- Cả 3 đáp án trên.
Câu 4: Có mấy loại phần mềm?
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 5: Phần mềm có bản quyền là gì?
- Là phần mềm mà người dùng phải trả phí khi sử dụng và không được tự ý sao chép, phổ biến đến người khác.
- Là phần mềm người dùng có thể sử dụng mà không phải trả phí.
- Là phần mềm đã được tác giả cho phép sử dụng.
- Cả 3 đáp án trên.
Câu 6: Tác giả của phần mềm máy tính là ai?
- Tổ chức, cá nhân tạo ra phần mềm.
- Bất kỳ ai sử dụng phần mềm.
- Người tạo ra máy tính.
- Cả 3 đáp án trên.
Câu 7: Đâu là khẳng định đúng về phần mềm không miễn phí?
- Phần mềm miễn phí thường được cung cấp trên Internet, mọi người có thể sử dụng, sao chép, phổ biến mà không cần xin phép tác giả.
- Khi các phần mềm này được bảo vệ bằng khóa, muốn sử dụng, người dùng cần trả phí để được cung cấp dãy kí tự bí mật.
- Là phần mềm người dùng có thể sử dụng mà không phải trả phí.
- Cả 3 đáp án trên.
--------------- Còn tiếp ---------------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI TIN HỌC 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ đề Tin học 4 chân trời sáng tạo biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TIỂU HỌC……………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TIN HỌC 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 40 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM(7,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) Khoanh vào câu trả lời sai. (M2)
Thiết bị nào sau đây là phần cứng máy tính?
A. Bàn phím.
B. Windows10.
C. Thân máy.
D. Màn hình.
Câu 2. (1,0 điểm) Khoanh vào câu trả lời sai.(M2)
Lợi ích của việc gõ bàn phím đúng cách là gì?
A. Tăng hiệu quả công việc.
B. Hạn chế hòng, kẹt phím.
C. Tăng chiều cao.
D. Tốt cho sức khỏe.
Câu 3. (1,0 điểm) Khoanh vào câu trả lời đúng. (M1)
Tác hại khi truy cập vào trang web không phù hợp với lứa tuổi là:
A. Làm hư hỏng phần mềm, phần cứng của máy tính.
B. Làm quen được nhiều bạn mới.
C. Cập nhật tình hình thời tiết.
D. Tham gia các khóa học trực tuyến.
Câu 4. (1,0 điểm) Khoanh vào câu trả lời đúng nhất. (M1).
Muốn tìm kiếm thông tin trên Internet, em dùng phần mềm nào?
A. Word.
B. Paint.
C. Google Chrome.
D. Powerpoint.
Câu 5. (1,0 điểm) Khoanh vào câu trả lời đúng. (M1)
Thao tác cơ bản với thư mục và tệp là:
A. Gõ văn bản.
B. Gõ bàn phím đúng cách.
C. Truy cập Internet.
D. Sao chép thư mục.
Câu 6. (1,0 điểm) Khoanh vào câu trả lời đúng nhất. (M1)
Phần mềm miễn phí là:
A. Phần mềm người dùng có thể sử dụng mà không phải trả phí.
B. Phần mềm người dùng phải trả phí khi sử dụng.
C. Mọi người có thể sử dụng, sao chép nhưng cần phải xin phép tác giả.
D. Người dùng không được tự ý sao chép, phổ biến đến người khác.
Câu 7. (1,0 điểm) Khoanh vào câu trả lời đúng nhất. (M3)
Nút lệnh trong hình dưới đây có chức năng gì?
A. Lưu văn bản.
B. Thoát khỏi phần mềm.
C. Kích hoạt phần mềm Word.
D. Kích hoạt phần mềm Powerpoint.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Em hãy mô tả thao tác:
a. Chèn hình ảnh vào văn bản (M1).
b. Thay đổi cách bố trí hình ảnh trong trang văn bản (M1).
Câu 2. (1,0 điểm) Hãy cho biết tên, chức năng của các phím còn thiếu trong bảng sau (M2)
Tên phím | Chức năng của phím trong soạn thảo văn bản |
Backspace | |
Bật hoặc tắt chế độ gõ chữ hoa, chữ thường. | |
Delete | |
Ngắt dòng và di chuyển con trỏ soạn thảo xuống đầu dòng tiếp theo. |
--------------- Còn tiếp ---------------
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
=> Giáo án tin học 4 chân trời sáng tạo
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ tin học 4 chân trời sáng tạo, soạn giáo án word và powerpoint Tin học 4 chân trời, soạn tin học 4 chân trời sáng tạo