Giáo án ngắn gọn tin học 4 chân trời sáng tạo dùng để in
Giáo án Tin học 4 chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn ngắn gọn nhưng đầy đủ các bước theo công văn mới 2345. Cách trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo viên lấy về có thể in luôn. Bản giáo án giúp tiết kiệm giấy khi in và vẫn đảm bảo đúng yêu cầu. Đây là một lựa chọn thêm rất hữu ích, đáng tham khảo với thầy/cô dạy Tin học 4 chân trời sáng tạo.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
GIÁO ÁN NGẮN GỌN TIN HỌC 4 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BÀI SỬ DỤNG PHẦN MỀM KHI ĐƯỢC PHÉP
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 6. SỬ DỤNG PHẦN MỀM KHI ĐƯỢC PHÉP
(1 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức:
Sau bài học này, HS sẽ:
- Biết rằng chỉ được sử dụng phần mềm khi được phép.
- Nêu được một số ví dụ cụ thể về phần mềm miễn phí và phần mềm không miễn phí.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.
Năng lực riêng:
- Biết sử dụng phần mềm khi được phép.
- Lấy ví dụ về phần mềm miễn phí và phần mềm không miễn phí.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Đối với học sinh
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG:
- Bài này được dạy trong 1 tiết.
=> Xem bản soạn chi tiết hơn:
- Giáo án Tin học 4 chân trời bài 6: Sử dụng phần mềm khi được phép
- Giáo án điện tử Tin học 4 chân trời Bài 6: Sử dụng phần mềm khi được phép
- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế vui vẻ, hào hứng cho HS trước khi vào bài học mới. b. Cách thức thực hiện: - GV cho HS đọc tình huống trong SGK. - GV yêu cầu HS nêu ý kiến cá nhân: Bạn Ngọc có được phép sao chép phần mềm trò chơi từ máy tính của bạn Nam không? - GV chia lớp thành hai nhóm, một nhóm nêu lí do ủng hộ, nhóm còn lại nêu lí do phản đối việc bạn Ngọc sao chép phần mềm. - GV mời các nhóm trình bày ý kiến. - GV cùng HS nhận xét, đánh giá. - GV dẫn dắt HS vào bài: Để giảỉ đáp cho vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học ngày hôm nay – Bài 6: Sử dụng phần mềm khi được phép. B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ 1. Phần mềm có bản quyền a. Mục tiêu: Biết rằng chỉ được sử dụng phần mềm khi được phép. b. Cách thức thực hiện: Hoạt động 1. Đọc (và quan sát) - GV yêu cầu các nhóm đọc kênh chữ, quan sát hình 1. - GV đặt câu hỏi: + Phần mềm máy tính do đâu mà có? + Ai là tác giả của phần mềm máy tính? + Tác giả có quyền gì đối với phần mềm của mình? + Nêu cách tác giả bảo vệ quyền của mình đối với phần mềm. Ở Hình 1 SGK, để tiếp tục sử dụng phần mềm, người dùng cần nhập thông tin gì? Thông tin đó có thể được cung cấp từ đâu? + Cần phải được sự cho phép của ai khi sử dụng phần mềm? + Thế nào là phần mềm có bản quyền? - GV mời 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, chốt đáp án. Hoạt động 2. Làm - GV yêu cầu HS thảo luận, làm bài tập SGK tr 26. - GV cho HS thảo luận, phát biểu, giải thích việc nào nên hoặc không nên làm. - GV mời một số HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, chốt đáp án. Hoạt động 3. Ghi nhớ - GV yêu cầu 1 số HS tóm tắt kiến thức đã học. - GV mời 1 HS đọc nội dung trong Hộp ghi nhớ. - GV nhắc HS sử dụng phần mềm khi được phép. 2. Phần mềm miễn phí và phần mềm không miễn phí a. Mục tiêu: Nêu được một vài ví dụ cụ thể về phần mềm miễn phí và phần mềm không miễn phí. b. Cách thức thực hiện: Hoạt động 1. Đọc (và quan sát) - GV yêu cầu HS đọc kênh chữ, tìm hiểu Bảng 1 và Bảng 2 SGK tr26. - GV nêu câu hỏi: Nêu tên phần mềm miễn phí và phần mềm không miễn phí. - GV mời 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, chốt đáp án. Hoạt động 2. Làm - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, làm bài tập SGK tr 27. - GV đưa ra các câu hỏi gợi ý: + Khái niệm phần mềm miễn phí. Cần làm gì khi sử dụng, sao chép hay phổ biến phần mềm miễn phí cho người khác? + Khái niệm phần mềm không miễn phí? Cần làm gì khi sử dụng, sao chép hay phổ biến phần mềm không miễn phí cho người khác? - GV khuyến khích HS nêu thêm tên một số phần mềm miễn phí, phần mềm không miễn phí khác với các phần mềm trong SGK. - GV gọi tinh thần xung phong.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, chốt đáp án. Hoạt động 3. Ghi nhớ - GV yêu cầu HS tóm tắt kiến thức đã học. - GV mời 1 HS đọc nội dung trong Hộp ghi nhớ. - GV nhắc nhở HS luôn để ý phần mềm miễn phí hay không miễn phí trước khi sử dụng. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập. => Xem nhiều hơn: b. Cách thức thực hiện: Trò chơi trắc nghiệm: - GV phổ biến luật chơi "Nhanh như chớp" cho HS: + Chia thành 4 đội, mỗi đội 5 người + Đội có nhiều thành viên trả lời đúng là đội thắng. Câu 1: Quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu được gọi là: A. Bản quyền. B. Quyền sở hữu. C. Quyền tác giả. D. Quyền tài sản. Câu 2: Dùng phần mềm có bản quyền tránh được những rủi ro nào sau đây? A. Máy tính bị nhiễm virus. B. Bị đánh cắp thông tin. C. Vi phạm pháp luật. D. Bị mất điện. Câu 3: Chọn đáp án sai? A. Có những phần mềm được miễn phí sử dụng B. Có những phần mềm không được miễn phí sử dụng C. Tác giả của phần mềm không có quyền cho phép người khác sử dụng phần mềm D. Phần mềm có bản quyền là phần mềm đã được tác giả cho phép sử dụng Câu 4: Đâu không phải là phần mềm miễn phí? A. Phần mềm Microsoft Edge B. Phần mềm Basic Math for Kids C. Phần mềm Unikey D. Phần mềm Google Chrome Câu 5: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống “Trong tin học, mua phần mềm ……….. mua quyền sử dụng.” A. là B. khác C. là điều kiện cần D. là một cách - GV mời lần lượt HS xung phong đọc đáp án, HS nào trả lời sai, quyền trả lời sẽ thuộc về các đội còn lại.
- GV nhận xét, chốt đáp án, tuyên bố đội thắng. Hoàn thành bài tập 1. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện yêu cầu: Phát biểu nào sau đây là sai? “A. Tổ chức, cá nhân tạo ra phần mềm máy tính là tác giả của phần mềm đó. B. Tác giả có quyền cho hoặc không cho người khác sao chép, phổ biến, sử dụng phần mềm của mình. C. Khoá phần mềm là một trong những cách tác giả có thể sử dụng để bảo vệ quyền của mình đối với phần mềm. D. Có thể sử dụng phần mềm không miễn phí khi chưa được phép của tác giả. E. Mọi người có thể sử dụng, sao chép phần mềm miễn phí mà không cần xin phép tác giả.” - GV mời các nhóm trình bày ý kiến.
- GV cùng HS đánh giá, nhận xét, chốt đáp án. Hoàn thành bài tập 2. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, đọc và thực hiện yêu cầu: Những điều nào dưới đây thuộc về phần mềm miễn phí, phần mềm không miễn phí. “A. Người dùng không phải trả phí khi sử dụng phần mềm. B. Người dùng phải trả phí khi sử dụng phần mềm. C. Mọi người có thể tự do sao chép, phổ biến phần mềm. D. Có thể sử dụng phần mềm mà không cần xin phép tác giả. E. Người dùng không được tự ý sao chép, phổ biến phần mềm.” - GV mời 1-2 nhóm đứng dậy trả lời.
- GV cùng HS đánh giá, nhận xét, chốt đáp án. Hoàn thành bài tập 3. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân suy nghĩ: “Trường hợp của bạn Ngọc ở phần Khởi động: trường hợp nào là được phép và trường hợp nào là không được phép.” - GV mời HS trả lời, cả lớp nhận xét.
- GV cùng HS đánh giá, nhận xét, chốt đáp án. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức để nêu giải pháp cho vấn đề đặt ra. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS đọc bài tập vận dụng trong SGK. - GV phổ biến luật chơi “truyền điện” cho HS: + Mỗi HS hô to tên một phần mềm miễn phí hoặc không miễn phí rồi “truyền điện” vào bạn bên cạnh. - GV mời cả lớp tham gia trò chơi.
- GV nhận xét và đánh giá. - GV lưu ý cho HS: Thư điện tử, Zalo, Facebook,… có dịch vụ miễn phí và dịch vụ trả phí. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Ôn lại các kiến thức đã học ở Bài 6. + Đọc và chuẩn bị trước Bài 7: Soạn thảo văn bản tiếng Việt. |
- HS thực hiện yêu cầu của GV. - HS thực hiện yêu cầu của GV.
- HS thảo luận nhóm.
- HS trình bày. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài học mới.
- HS thực hành theo nhóm.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời: Câu 1: Do tổ chức, cá nhân tạo ra. Câu 2: Tổ chức, cá nhân tạo ra phần mềm. Câu 3: Có quyền cho phép hoặc không cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng, sao chép, phổ biến phần mềm của mình. Câu 4: Bảo vệ phần mềm của mình bằng mã khóa. Ở Hình 1 trong SGK, người dùng cần nhập mã khoá để tiếp tục sử dụng. Mã khoá có thể được cung cấp bởi tác giả của phần mềm. Câu 5: Cần phải có sự cho phép của tác giả. Câu 6: Phần mềm được tác giả cho phép sử dụng. - HS xung phong nhận xét.
- HS hoạt động theo nhóm.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS trả lời: A: Nên làm vì: phần mềm do tác giả tạo ra, sử dụng phần mềm là sử dụng sản phẩm, tài sản của tác giả. B: Không nên làm vì: làm tổn hại đến quyền lợi của tác giả. C: Không nên làm vì: chưa được sự cho phép của tác. D: Không nên làm vì: vi phạm quyền của tác giả. - HS nhận xét. - HS chú ý lắng nghe.
- HS thực hiện theo yêu cầu. - HS đọc, ghi nhớ. - HS chú ý ghi nhớ.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời: + Phần mềm miễn phí: Unikey, RapidTyping, Google Chrome, … + Phần mềm không miễn phí: PowerPoint, Word, Windows 10.
- HS thực hành theo nhóm.
- HS lắng nghe gợi ý.
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
- HS trả lời: + Phần mềm có thể sử dụng mà không phải trả phí; không cần xin phép tác giả khi sử dụng, sao chép, phổ biến cho người khác. + Phần mềm ta phải trả phí khi sử dụng và không được tự ý sao chép, phổ biến cho người khác - HS nhận xét, bổ sung.
- HS thực hiện yêu cầu. - HS đọc, ghi nhớ. - HS chú ý ghi nhớ.
- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi.
- HS nêu đáp án: + Câu 1: A + Câu 2: C + Câu 3: C + Câu 4: B + Câu 5: B
- HS thảo luận nhóm đôi để tìm hiểu.
- HS trả lời: D sai vì khi sử dụng phần mềm không miễn phí phải được sự cho phép của tác giả.
- HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành yêu cầu.
- HS trả lời: A, C, D: phần mềm miễn phí; B, E: phần mềm không miễn phí.
- HS suy nghĩ đáp án.
- HS trả lời: Nếu là miễn phí thì việc sao chép, sử dụng phần mềm của bạn Ngọc là được phép; nếu đó là phần mềm không miễn phí thì việc sao chép, sử dụng phần mềm này của bạn Ngọc là không được phép.
- HS đọc và suy nghĩ.
- HS lắng nghe luật chơi.
- HS nêu đáp án: trình duyệt web, thư điện tử, Zalo, Viber, Facebook. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe lưu ý.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
|
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án tin học 4 chân trời sáng tạo
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án bản chuẩn in tin học 4 chân trời sáng tạo, tải giáo án tin 4 chân trời sáng tạo bản chuẩn, soạn ngắn gọn tin học 4 chân trời sáng tạo bản chuẩn để in, Bản tải đầy đủ giáo án tin học 4 CTST dùng để in