Giáo án kì 2 lịch sử 7 chân trời sáng tạo

Giáo án mĩ thuật 7 học kì 2 bộ sách chân trời sáng tạo. Giáo án là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. KHBD kì 2 mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo. Bản tài liệu này được soạn chi tiết, cẩn thận. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 lịch sử 7 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 lịch sử 7 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 lịch sử 7 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 lịch sử 7 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 lịch sử 7 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 lịch sử 7 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 lịch sử 7 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 lịch sử 7 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án kì 2 lịch sử 7 chân trời sáng tạo


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 16: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC

ĐẤT NƯỚC THỜI TRẦN (1226 - 1400)

(3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

HS học về:

  • Sự thành lập của nhà Trần.
  • Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và tôn giáo thời Trần.
  • Những thành tựu văn hóa tiêu biểu thời Trần.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.
  • Năng lực lịch sử:
  • Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được các nguồn tư liệu hình ảnh và tư liệu văn bản trong bài học.
  • Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Mô tả được sự thành lập nhà Trần; Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tôn giáo thời Trần; Nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hóa.
  • Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giới thiệu một di tích lịch sử thời Trần tại địa phương.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm: có ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.
  • Yêu nước: trân trọng công sức của cha ông trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
  • Sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh minh họa có liên quan đến nội dung bài học Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Trần (1226 – 1400).
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
  • Đọc trước bài học trong SGK.
  • Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bài học Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Trần (1226 – 1400).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú, tâm thế cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
  3. Nội dung: GV sử dụng bức tranh 17.1 trang 76 SGK để giải thích từ “Hào khí Đông A” và giao nhiệm vụ cho HS học tập cả bài.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và hiểu nghĩa từ “Hào khí Đông A”.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS giải thích nghĩa của từ "Hào khí Đông A" – một thuật ngữ quen thuộc trên phương tiện truyền thông nhưng HS chưa thể hiểu hết nghĩa.

- GV sử dụng bức tranh 17.1 trang 76 SGK để hỗ trợ giải thích nghĩa của từ "Hào khí Đông A".

- GV giao nhiệm vụ học tập cả bài: Nhà Trần đã kiến thiết triều đình, quốc gia xã tắc như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết để giải thích nghĩa của từ "Hào khí Đông A".

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập cả bải của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS phát biểu cách hiểu của mình về nghĩa của từ "Hào khí Đông A".

- GV mời đại HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận: Hào khí Đông A là hào khí nhà Trần, là câu nói được dùng để chỉ chí khí mạnh mẽ, oai hùng, hào sảng của thời nhà Trần.

- Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học:  Nhà Trần đã đi vào lịch sử với hào khí Đông A cuồn cuộn thác lũ quét sạch quân xâm lược Mông – Nguyên, với sự thành công của một vương triều biết chú trọng xây dựng nội lực, kiến thiết triều đình, quốc gia, xã tắc. "Thái bình nên gắng sức. Non nước ấy ngàn thu". Vậy nhà Trần được thành lập như thế nào? Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa thời Trần có gì nổi bật? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. – Bài 16: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Trần (1226 - 1400).

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự thành lập cuả nhà Trần

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Mô tả được sự thành lập của nhà Trần.

- Đánh giá được vai trò của Trần Thủ Độ đối với sự thành lập của nhà Trần.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân khai thác thông tin trong tư liêu 16.1 và Đại Việt sử ký toàn thư viết về Trần Thủ Độ để trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở:

- Sự thành lập của nhà Trần.

- Vai trò của Trần Thủ Độ đối với sự thành lập của nhà Trần.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân khai thác thông tin trong tư liêu 16.1 (Đền thờ các nhà Trần ở Thiên Trường (Nam Định)) để mô tả về sự thành lập của nhà Trần.

+ GV yêu cầu HS nêu ra những sự kiện liên quan đến việc nhà Trần thành lập.

+ GV hướng dẫn HS xác định sự tham gia vào hệ thống quyền lực triều Lý của nhà Trần có sức ảnh hướng như thế nào.

- GV cho HS đọc hiểu tư liệu Đại Việt sử ký toàn thư viết về Trần Thủ Độ và đặt câu hỏi: Ca ngợi hay chê trách? Từ hay cụm từ nào thể hiện rõ nhất đánh giá về vai trò của Trần Thủ Độ đối với sự thành lập nhà Trần? Giải thích tại sao sử cũ lại chép: Thái Tông (nhà Trần) lấy được thiên hạ đều nhờ vào mưu sức của ông (Trần Thủ Độ) cả…?  

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin, tư liệu 16.1 để tìm hiểu về sự thành lập nhà Trần.

- HS đọc hiểu tư liệu Đại Việt sử ký toàn thư viết về Trần Thủ Độ để đánh giá vai trò của Trần Thủ Độ đối với sự thành lập nhà Trần.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trình bày sự thành lập nhà Trần.

- GV mời một vài HS đánh giá vai trò của Trần Thủ Độ thông qua đọc hiểu tư liệu: Ca ngợi Trần Thủ Độ thông qua những từ ngữ như: có công sáng lập, tài lược hơn người, được mọi người suy tôn, lấy được thiên hạ, nhờ vào mưu sức của ông cả,…

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV bổ sung thêm thông tin về việc họ Trần từng bước nắm lấy quyền lực: Cuối năm 1223, Trần Tự Khánh – người có công nhiều nhất trong việc dọn đường cho họ Trần nắm chính quyền, chết ở Phù Liệt (được truy phong Kiến Quốc Đại Vương). Đầu năm 1224, Trần Thừa được cử làm Phụ quốc Thái uý, Trần Thủ Độ làm Điện tiền chỉ huy sứ, thống lĩnh các quân hộ vệ cấm thành. Huệ Tông từ lâu đã phát cuồng, không có con trai, chỉ có hai con gái (con cả là công chúa Thuận Thiên, đã gả cho Trần Liễu – con cả Trần Thừa), con thứ là công chúa Chiêu Thánh, mới lên 7 tuổi. Tháng 7 – 1225, Huệ Tông nhường ngôi cho Chiêu Thánh – tức Lý Chiêu Hoàng – tự mình làm Thái thượng hoàng. Quyền bính trong triều hoàn toàn nằm trong tay quan Điện tiền Trấn Thủ Độ.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Nhà Trần thành lập

* Hoàn cảnh:

- Họ Trần vốn sống bằng nghề chài cá, cư trú ven các cửa sông, cửa biển vùng Tú Mạc (Thiên Trường, Nam Định), trở thành một dòng họ có thế lực và tham gia vào triều chính của nhà Lý.

- Sự suy yếu của nhà Lý, phải dựa vao thế lực của họ Trần duy trì quyền lực, Lý Huệ Tông xuất gia, truyền ngôi cho Lý Chiêu Hoàng.

- Sự tham gia và hệ thống quyền lực triều Lý của họ Trần đã tạo ra cục diện "thay đổi triều đại", là cơ sở dẫn đến sự chuyển giao quyền lực giữa hai triều đại bằng hôn nhân.

* Vai trò của Trần Thủ Độ:

- Là người có công sáng lập triều Trần.

- Thái Tông (nhà Trần) lấy được thiên hạ đều nhớ vào mưu sức của ông cả.  

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình chính trị

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được tình hình chính trị thời nhà Trần.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp đôi khai thác tự liệu văn bản 16.2 và quan sát hình 16.3 để tìm hiểu về tình hình chính trị thời nhà Trần.
  3. Sản phẩm: HS trình bày và ghi được vào vở tình hình chính trị thời nhà Trần.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi khai thác tư liệu văn bản 16.2 về việc tăng thưởng: Tình quy củ trong hệ thống quan lại thể hiện như thế nào? Thời hạn 10 năm và 15 năm (mới xét lí lịch quan lại) nói lên đặc điểm gì trong hệ thống quan lại nhà Trần.

- GV hướng dẫn HS rút ra một số đặc điểm về tình hình chính trị thời nhà Trần qua việc trả lời một số câu hỏi như:

+ Điểm độc đáo của bộ máy nhà nước thời Trần so với các triểu đại trước là gì?

+ Vì sao các đại thần, quan văn, quan võ trong triều đều do người hoàng tộc nắm giữ?

+ Cách tổ chức các đơn vị hành chính dưới thời nhà Trần có gì khác so với nhà Lý?

+ Vấn đề kỉ cương phép nước thời nhà Trần như thế nào?

+ Nhà Trần có đội quân như thế nào?

+ Quan sát hình 16.3 và giải mã hình vẽ trên bình gốm? Hình vẽ đó thể hiện nội dung gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp đôi, khai thác tư liệu 16.2 và 16.3 để tìm hiểu về tình hình chính trị của thời nhà Trần.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm HS trình bày kết quả làm việc của nhóm.

- HS giải mã hình 16.3: Hình vẽ trên bình gốm vẽ cảnh binh sĩ thời Trần tập luyện võ nghệ. Hình vẽ đó thể hiện nội dung lịch sử "binh lính cốt tinh nhệ, không cốt đông" hay chính sách "ngụ binh ư nông".

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận.

- GV bổ sung thêm kiến thức về chế độ Thái thượng hoàng: Chế độ Thượng hoàng (Thái thượng hoàng) được nhà Trần duy trì từ đầu cho đến khi kết thúc vương triều, với mục đích chính là để bảo vệ ngôi báu cho dòng họ, phòng khi bất trắc xảy ra. Các công việc triều chính đều do Thượng hoàng quyết định. Sử thần Ngô Sĩ Liên bàn:“Gia pháp nhà Trần..., con đã lớn thì cho nổi ngôi chính, cha lui ở cung Thánh Từ, xưng là thượng hoàng, cùng trông coi chính sự. Thực ra chỉ truyền ngôi để yên việc sau, phòng khi thảng thốt mà thôi, chứ mọi việc đều do ở thượng hoàng quyết định cả. Vua nối không khác gì hoàng thái tử cả...

2. Tình hình chính trị

- Việc tăng thưởng: Cứ 10 năm và 15 năm mới xét lí lịch quan lại một lần.

- Chế độ chính trị là chế độ nhà nước trung ương tập quyền huyết thống. Chức Thái thượng hoàng, các đại thần, quan văn, quan võ trong triểu đểu do người trong hoàng tộc nắm giữ đảm bảo quyền kế vị không tranh chấp, cũng là đảm bảo nền thống trị lâu dài của dòng họ.

- Hệ thống chính quyền các cấp hoàn chỉnh hơn nhà Lý.

- Pháp luật nghiêm minh.

- Quân đội chính quy: xây dựng và phát triển theo chủ trương "binh lính cốt tinh nhệ, không cốt đông" hay chính sách "ngụ binh ư nông".

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu tình hình kinh tế

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Xác định được những đặc điểm nổi bật về tình hình kinh tế của nhà Trần.

-  Thấy được sự phát triển kinh tế Đại Việt dưới góc nhìn của sử thần nhà Nguyên qua những cụm từ trong tư liệu 16.4.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm khai thác thông tin mục 3 SGK và tư liệu văn bản 16.4 để tìm hiểu về những đặc điểm của tình hình kinh tế.
  2. Sản phẩm: HS trình bày và ghi được vào vở :

- Những đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế của nhà Trần: nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.

- Sự phát triển kinh tế Đại Việt dưới góc nhìn của sử thần nhà Nguyên.

  1. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu những đặc điểm nổi bật về tình hình kinh tế của nhà Trần

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 3 nhóm lớn, yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong sách về tình hình kinh tế và phát cho mỗi nhóm trình bày những đặc điểm nổi bật về tình hình kinh tế theo phiếu học tập:

+ Nhóm 1: Nông nghiệp.

+ Nhóm 2: Thủ công nghiệp.

+ Nhóm 3: Thương nghiệp.

PHIẾU HỌC TẬP 1

Họ và tên:…………………………………..

Nhóm:…………

 

Trình bày những đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế thời Trần:

Nông nghiệp

……………………….

Thủ công nghiệp

……………………….

Thương nghiệp

……………………….

Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế thời Trần nói chung?

……………………………………………..

……………………………………………..

……………………………………………..

- GV chiếu cho HS quan sát vài hình ảnh tư liệu 16.5 (Cửa tháp Phố Minh – chạm khắc gỗ) và 16.6 (Bình gốm hoa nâu) về sản phẩm kinh tế thời Trần.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo các nhóm đọc thông tin và trình bày về những đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thời Trần.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS:

+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm.

+ Sự tích cực, đặt câu hỏi và trả lời của các thành viên trong nhóm.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm HS lần lượt trình bày về những đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thời Trần: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu sự phát triển kinh tế Đại Việt dưới góc nhìn của sứ thần nhà Nguyên

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS khai thác tư liệu văn bản 16.4 để tìm những cụm từ cho thấy sự phát triển kinh tế Đại Việt dưới góc nhìn của sứ thần nhà Nguyên qua các câu hỏi gợi ý nhỏ:

+ Xác định chủ đề của đoạn tư liệu.

+ Đoạn tư liệu phản ánh quan điểm của ai. Họ có khách quan khi miêu tả không? Tại sao?

+ Những từ, cụm từ nào thể hiện rõ nhất chủ đề của đoạn tư liệu?

+ Ngành kinh tế nào của Đại Việt được miêu tả trong đoạn tư liệu?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin tư liệu 16.4 để tìm hiểu sự phát triển kinh tế Đại Việt dưới góc nhìn của sứ thần nhà Nguyên.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả sau khi khai thác tư liệu về sự phát triển kinh tế Đại Việt dưới góc nhìn của sứ thần nhà Nguyên.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3. Tình hình kinh tế

* Nông nghiệp: thực hiện nhiều chính sách phục hồi và phát triển:

- Khuyến khích khai khẩn đất hoang

- Mở rộng diện tích canh tác.

- Đặt các chức quan chuyên lo nông nghiệp và thủy lợi.

* Thủ công nghiệp: có nhiều bước tiến đáng kể:

- Nhiều làng thủ công nghiệp chuyên nghiệp ra đời.

- Thăng Long là trung tâm sản xuất và buôn bán lớn nhất nước ta.

* Thương nghiệp: phát triển mạnh mẽ:

- Tiền được sử dụng phổ biến.

- Buôn bán phát triển.

- Thuyền buôn ngoại quốc thường xuyên đến buôn bán.

- Gốm sứ trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Đại Việt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Sự phát triển kinh tế Đại Việt dưới góc nhìn của sứ thần nhà Nguyên

- Chủ đề của đoạn tư liệu: Đánh giá về sự phát triển của kinh tế Đại Việt.

- Đoạn tư liệu phản ảnh quan điểm của sứ thần nhà Nguyên. Họ miêu tả một cách rất khách quan.

- Những từ, cụm từ thể hiện rõ nhất chủ đề của đoạn tư liệu: Đại Việt phồn vinh.

- Ngành kinh tế nông nghiệp và thương nghiệp của Đại Việt được miêu tả trong đoạn tư liệu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu tình hình xã hội

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Điền vào được sơ đồ các tầng lớp trong xã hội thời Trần.

- Xác định được những yếu tố sẽ giúp triều đình tạo nên sự ổn định và bền vững của một xã hội theo quan điểm của Hưng Đạo Vương.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp, đọc thông tin trong bài để tìm hiểu về những tầng lớp trong xã hội thời Trần và khai thác tư liệu 16.7 xác định những yếu tố sẽ giúp triều đình tạo nên sự ổn định và bền vững của một xã hội theo quan điểm của Hưng Đạo Vương.
  2. Sản phẩm: HS trình bày và ghi được vào vở:

- Tình hình xã hội thời Trần với sự phân hóa những tầng lớp xã hội.

- Những yếu tố sẽ giúp triều đình tạo nên sự ổn định và bền vững của một xã hội theo quan điểm của Hưng Đạo Vương.

  1. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tầng lớp xã hội thời Trần

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc hiểu thông tin trong bài và tìm hiểu những tầng lớp trong xã hội thời Trần.

- Sau đó, GV yêu cầu HS làm việc theo cặp dựa vào những tìm hiểu rồi để điển vào sơ đồ tầng lớp xã hội theo gợi ý đáp án bên dưới.

- GV nêu thêm vấn đề cho HS thảo luận:

+ Thời Trần, sự phân hóa các tầng lớp trong xã hội có điểm gì khác biệt so với thời Lý?

+ Tại sao tầng lớp địa chủ xuất hiện ngày càng nhiều?

+ Nông dân có mấy bộ phận?

+ Tầng lớp nào có địa vị thấp nhất trong xã hội?

+ Tại sao xã hội thời Trần phân hóa như vậy nhưng vẫn giữ được yên bình hòa thuận?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm đôi hoàn thành sơ đồ phân chia tầng lớp và trả lời những câu hỏi về tầng lớp xã hội thời Trần.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời vài nhóm HS trình bày kết quả làm việc nhóm tìm hiểu về tầng lớp xã hội thời Trần.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu những yếu tố sẽ giúp triều đình tạo nên sự ổn định và bền vững của một xã hội theo quan điểm của Hưng Đạo Vương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS khai thác tư liệu văn bản 16.7 theo các bước sau:

+ Xác định chủ đề của đoạn tư liệu.

+ Tình huống lịch sử đoạn tư liệu phản ảnh?

+ Những khái niệm mới trong đoạn tư liệu: "Tùy thời tạo thế", "Khoan thư súc dân".

+ Cụm từ, câu văn nào thể hiện quan điểm chính của Hưng Đạo Vương?

+ Quan điểm đó chú trọng điều gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp, khai thác tư liệu 16.7 tìm hiểu về những yếu tố sẽ giúp triều đình tạo nên sự ổn định và bền vững của một xã hội theo quan điểm của Hưng Đạo Vương.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các cặp HS trả lời các câu hỏi theo các bước hướng dẫn.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

4. Tình hình xã hội

- Xã hội thời Trần tiếp tục phân hóa:

+ Đứng đầu là vua.

+ Quý tộc, quan lai hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi.

+ Địa chủ ngày càng nhiều do sự phát triển của ruộng đất tư nhân.

+ Nông dân là lực lượng đông đảo nất, cày ruộng công làng xã và lĩnh canh ruộng đất của địa chủ.

+ Thợ thủ công và thương nhân.

+ Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất, phục vụ trong các gia đình quý tộc, quan lại.

- Nhờ các chính sách trọng dân và gần gũi của vua nhà Trần nên về cơ bản xã hội yên bình và hòa thuận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Những yếu tố sẽ giúp triều đình tạo nên sự ổn định và bền vững của một xã hội theo quan điểm của Hưng Đạo Vương

- Chủ đề của đoạn tư liệu: Những yếu tố sẽ giúp triều đình tạo nên sự ổn định và bền vững của một xã hội

- Tình huống lịch sử được phản ảnh: Hưng Đạo Vương bị ốm, vua ngự tới thăm và hỏi ông về kế sách đối phó với giặc xâm lược, Hưng Đạo Vương đã đề ra những thượng sách giữ nước.

- Những khái niệm mới:

+ "Tùy thời tạo thế": tùy hoàn cảnh mà có chính sách ứng đối thích hợp

+ "Khoan thư súc dân": làm những gì cho nhân dân đỡ khổ, đỡ lao lực để mà chăm lo cho cái  "gốc rễ" của một quốc gia là nhân dân.

- Cụm từ, câu văn thể hiện quan điểm chính của Hưng Đạo Vương: "Tùy thời tạo thế", "Khoan thư súc dân".

- Quan điểm đó chú trọng bảo vệ tính mạng của quân và dân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 5: Tìm hiểu tình hình văn hóa

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những thành tựu chủ yếu về văn hóa thời Trần.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thu thập thông tin bài học, khai thác thông tin về nhân vật Trần Nhân Tông và Chu Văn An kết hợp với tư liệu hình ảnh 16.8 tìm hiểu về những thành tựu chủ yếu về văn hóa thời Trần.
  3. Sản phẩm: HS trình bày và ghi được vào phiếu học tập những thành tựu chủ yếu về văn hóa thời Trần trên các phương diện: Tư tưởng – tôn giáo, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, văn học và nghệ thuật.

---------------Còn tiếp ---------------------

Giáo án kì 2 lịch sử 7 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 lịch sử 7 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Từ khóa: Giáo án kì 2 mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo, Giáo án mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo , Giáo án mĩ thuật 7 kì 2 sách chân trời sáng tạo đầy đủ

Giáo án word đủ các môn

Soạn giáo án Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Toán 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Hoá học 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Sinh học 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
 
Soạn giáo án Vật lí 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Địa lí 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Lịch sử 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Tin học 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

Soạn giáo án Công nghệ 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Công dân 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

Soạn giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 bản 2 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 bản 1 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Âm nhạc 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Mĩ thuật 7 bản 2 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Mĩ thuật 7 bản 1 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Thể dục 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

Giáo án điện tử đủ các môn

Giáo án điện tử toán 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử khoa học tự nhiên 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử sinh học 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử hóa học 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử vật lí 7 chân trời sáng tạo
 
Giáo án điện tử địa lí 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử lịch sử 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử tin học 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công nghệ 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử công dân 7 chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án điện tử mĩ thuật 7 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án điện tử âm nhạc 7 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo

Chat hỗ trợ
Chat ngay