Giáo án mĩ thuật 7 chân trời bản 1 bài 10: Hình khối của nhân vật trong điêu khắc (2 tiết)

Giáo án bài 10: Hình khối của nhân vật trong điêu khắc (2 tiết) sách mĩ thuật 7 chân trời bản 1. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của mĩ thuật 7 chân trời bản 1. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án mĩ thuật 7 chân trời bản 1 bài 10: Hình khối của nhân vật trong điêu khắc (2 tiết)

Xem toàn bộ:

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 10: HÌNH KHỐI CỦA NHÂN VẬT TRONG ĐIÊU KHẮC

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo mĩ thuật.
  • Năng lực mĩ thuật:
  • Quan sát và nhận thức: nêu được cách mô phỏng hình chân dung trong tranh thời Phục hưng.
  • Sáng tạo và ứng dụng: vẽ mô phỏng được chân dung nhân vật trong tranh thời Phục hưng.
  • Phân tích và đánh giá: phân tích được nét đặc trưng của chân dung nhân vật trong tranh thời Phục hưng.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức phát huy giá trị thẩm mĩ của nghệ thuật Phục hưng trong học tập và sáng tạo.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV Mĩ thuật (bản 1).
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Mĩ thuật (bản 1).
  • Bút, màu, bài các tông, kéo, hồ dán, thước kẻ, compa.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ nhận biết được vẻ đẹp của các nhân vật trong tranh thời Phục hưng.
  3. Nội dung: GV tạo cơ hội cho HS quan sát hình ảnh tranh chân dung thời Phục hưng để nhận biết về hoà sắc của bức tranh, biểu cảm của nhân vật trong tranh và cách diễn tả hình dáng, trang phục của nhân vật.
  4. Sản phẩm: HS chia sẻ cảm nhận về hòa sắc, biểu cảm của nhân vật trong tranh thời Phục hưng.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ

- GV trình chiếu cho HS quan sát tranh chân dung thời Phục hưng trong SGK tr.48.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và chia sẻ cảm nhận về:

+ Hoà sắc của bức tranh.

+ Biểu cảm của nhân vật trong tranh.

+ Cách diễn tả hình dáng, trang phục của nhân vật.

- GV nêu câu hỏi gợi mở để HS thảo luận:

+ Hoà sắc, cách phối màu của mỗi bức tranh như thế nào?

+ Cách diễn tả hình thể và không gian trong các bức tranh chân dung đó như thế nào?

+ Cách diễn tả hình dáng, trang phục của nhân vật trong tranh như thế nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát tranh chân dung thời Phục hưng trong SGK tr.48.

- HS thảo luận theo cặp đôi để tìm hiểu về hoà sắc của bức tranh, biểu cảm của nhân vật trong tranh và cách diễn tả hình dáng, trang phục của nhân vật.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học trên lớp của HS:

+ Sự tham gia tích cực của mỗi HS.

+ Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả thảo luận:

+ Hoà sắc, cách phối màu của mỗi bức tranh có chuyển biến đậm nhạt làm cho bức tranh trở nên sinh động hơn.

+ Các bức tranh thường diễn tả vẻ đẹp hoàn thiện của hình thể con người trong một không gian nhỏ hẹp.

+ Hình dáng, trang phục của nhân vật trong tranh thường mang nét cổ điển, sang trọng phù hợp với tầng lớp quý tộc thời đó.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác hoặc đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Hội họa thời kì Phục hưng được coi là đỉnh cao của hội họa thế giới với những bức tranh mang đậm giá trị thẩm mỹ như bức chân dung nàng MonaLisa, Raphael,... Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và khám phá về các nhân vật trong tranh thời Phục hưng và cách vẽ mô phỏng chân dung nhân vật như thế nào nhé!

  1. HOẠT ĐỘNG KIẾN TẠO KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

Hoạt động: Cách mô phỏng chân dung nhân vật trong tranh

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cách mô phỏng chân dung nhân vật trong tranh
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình để nhận biết và chỉ ra cách mô phỏng chân dung nhân vật trong tranh
  3. Sản phẩm: HS trình bày các bước mô phỏng chân dung nhân vật trong tranh.
  4. Tổ chức thực hiện

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ở SGK tr.49 để nhận biết và chỉ ra cách vẽ mô phỏng chân dung nhân vật trong tranh.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, phân tích các bước để nhận biết cách mô phỏng chân dung nhân vật trong tranh.

- GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận theo nhóm:

+ Chân dung nhân vật nào được lựa chọn làm hình mẫu để vẽ mô phỏng?

+ Chất liệu được sử dụng để vẽ mô phỏng chân dung đó là gì?

+ Vẽ mô phỏng tranh chân dung được thực hiện theo các bước như thế nào?

+ Vẽ mô phỏng chân dung nhân vật có phải là chép tranh không? Vì sao?

- Gợi ý để HS nhắc lại và ghi nhớ các bước thực hiện vẽ mô phỏng chân dung nhân vật trong tranh.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ở SGK tr.49 để nhận biết và chỉ ra cách vẽ mô phỏng chân dung nhân vật trong tranh.

- HS thảo luận theo nhóm, phân tích các bước để nhận biết cách mô phỏng chân dung nhân vật trong tranh.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học trên lớp của HS:

+ Sự tham gia tích cực của mỗi HS trong nhóm.

+ Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày, phân tích các bước để nhận biết cách mô phỏng chân dung nhân vật trong tranh.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

- GV kết luận: Tranh chân dung thời Phục hưng thường chú trọng diễn tả hình khối và sự cân đối của cơ thể con người một cách chân thực, sống động.

Cách mô phỏng chân dung nhân vật trong tranh

1. Vẽ phác họa hình để xác định bố cục tranh.

2. Mô phỏng chân dung của nhân vật theo tranh mẫu.

3. Vẽ màu hoàn thiện sản phẩm.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 500k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ:

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay