Giáo án ngữ văn 7 kì 1 cánh diều

Dưới đây là giáo án bản word ngữ văn 7 kì 1 bộ sách "cánh diều ", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án ngữ văn 7 kì 1 cánh diều
Giáo án ngữ văn 7 kì 1 cánh diều
Giáo án ngữ văn 7 kì 1 cánh diều
Giáo án ngữ văn 7 kì 1 cánh diều
Giáo án ngữ văn 7 kì 1 cánh diều
Giáo án ngữ văn 7 kì 1 cánh diều
Giáo án ngữ văn 7 kì 1 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án ngữ văn 7 kì 1 cánh diều


Ngày soạn:……./…../……

Ngày dạy:……./…../…..

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

TIẾT…:  BIỆN PHÁP TU TỪ

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết được các biện pháp tu từ so sánh, câu hỏi tu từ và tác dụng của chúng.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập xác định biện pháp tu từ so sánh, câu hỏi tu từ.

- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn.

  1. Phẩm chất:

- Hiểu và trân trọng ngôn ngữ tiếng Việt.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Thực hành tiếng Việt.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ Ông đồ và chỉ ra biện pháp nghệ thuật.
  4. Sản phẩm: HS đọc thuộc lòng bài thơ và chỉ ra các BPTT.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

     - GV yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ Ông đồ và hãy chỉ ra, phân tích một biện pháp nghệ thuật trong bài mà em tâm đắc nhất.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập để trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã làm đúng, nhắc nhở HS làm chưa đúng.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Củng cố kiến thức

  1. Mục tiêu: Nắm được kiến thức về biện pháp tu từ.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời các kiến thức mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ và từ láy.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Ôn tập các biện pháp tu từ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức và hoàn thiện bảng sau:

BPTT

Khái niệm

Phân loại

Tác dụng

So sánh

 

 

 

 

Câu hỏi tu từ

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm treo bảng phụ, trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

1. Biện pháp tu từ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BPTT

Khái niệm

Tác dụng

So sánh

 

là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng đê làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động, giúp người nghe dễ hình dung về sự vật, sự việc được miêu tả.

Câu hỏi tu từ

Câu hỏi tu từ là câu hỏi được đặt ra nhưng không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời hoặc câu trả lời đã nằm ngay trong câu hỏi, nhằm nhấn mạnh nội dung người dùng muốn gửi gắm. Câu hỏi tu từ được đặt ra nhằm tập trung sự chú ý của người nghe, người đọc vào một mục đích cụ thể nào đó.

Làm cho lời văn trở nên sinh động, đem lại cho người đọc những tưởng tượng lý thú. 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về tiếng việt
  3. Nội dung: GV chiếu bài tập, HS suy nghĩ, trả lời.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các bài tập trong sách giáo khoa.
  5. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Bài tập 1

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập và làm việc theo cặp: Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự đối lập (trái ngược) nhau về nghĩa. Hãy chỉ ra điều đó và cho biết cách bố trí như vậy có tác dụng gì.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc và hoàn thành bài tập

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS giơ tay nhanh nhất cho mỗi câu để trả lời, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chuẩn kiến thức.

Gợi ý trả lời:

- Các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự đối lập:

  • Lưng mẹ còng rồi/ Cau thì vẫn thẳng
  • Cau - ngọn xanh rờn/ Mẹ - đầu bạc trắng
  • Cau ngày càng cao/ Mẹ ngày một thấp
  • Cau gần với giời/ Mẹ thì gần đất

=> Cách bố trí như vậy cho người đọc thấy được sự đối lập giữa hình ảnh cây tre và mẹ. Thời gian trôi đi, cây cau càng lớn, càng tươi tốt nhưng mẹ thì càng già đi. Qua đó thể hiện nỗi niềm xót xa, tình cảm của con dành cho mẹ.

Nhiệm vụ 2: Bài tập 2

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cá nhân: Nêu tác dụng miêu tả, biểu cảm của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ thơ.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc và hoàn thành bài tập

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS đại diện báo cáo kết quả,

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chuẩn kiến thức.

Gợi ý trả lời

- Khổ thơ sử dụng biện pháp so sánh: Miếng cau khô - Mẹ

- Tác dụng của biện pháp so sánh:

+ Làm cho khổ thơ giàu hình ảnh.

        + Gợi ra sự vất vả của cuộc đời mẹ. Những lo toan, khó khăn của cuộc đời đã rút cạn sức lực của mẹ.

       + Thể hiện sự thấu hiểu, niềm thương cảm của con dành cho mẹ.

Nhiệm vụ 3: Bài tập 3

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm:

+ Nhóm 1,3: Bài tập 3

+ Nhóm 2, 4: Bài tập 4

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc và hoàn thành bài tập theo nhóm, viết kết quả lên bảng phụ và treo lên bảng.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chuẩn kiến thức.

Gợi ý trả lời:

Bài 2:

- Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già?" cũng chính là câu hỏi tự vấn bản thân. Qua câu hỏi tu từ đó, người con thể hiện nỗi buồn, sự vô vọng khi không thể níu kéo thời gian chậm lại. Câu thơ thể hiện tình cảm sâu sắc, tình yêu thương của con dành cho mẹ.

    Bài 3:

- Câu hỏi trong bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên): Người thuê viết nay đâu?, Hồn ở đâu bây giờ?

- Tác dụng của những câu hỏi tu từ: Tác giả sử dụng những câu hỏi tu từ để thể hiện nỗi day dứt, bất lực trước thời thế. Cảnh vật, con người vẫn như vậy nhưng thời thế thay đổi, không ai còn trọng Nho giáo, trọng chữ Nho nữa. Câu hỏi tu từ kết thúc bài thơ còn thể hiện niềm tiếc thương cho một tài năng không còn được trọng vọng.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về để giải bài tập, củng cố kiến thức.
  3. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn nêu tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong văn bản mà em đã học hoặc đã đọc.
  4. Sản phẩm học tập: Đoạn văn HS viết được.
  5. Tổ chức thực hiện:

  Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hành viết đoạn văn: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nhận của em về hình ảnh ông đồ trong bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên). Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 biện pháp tu từ đã học.

   - HS tiếp nhận nhiệm vụ.

  Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe yêu cầu và trả lời câu hỏi.

  Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS giơ tay nhanh nhất để trả lời và có tính điểm.

  Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, lưu ý cả lớp, khen ngợi HS đã trình bày baì tập trước lớp.

* Hướng dẫn về nhà

- GV dặn dò HS:

+ Hoàn thành các bài tập trong sách bài tập Ngữ văn 7 tập 1.

+ Soạn bài: Tiếng gà trưa

Giáo án ngữ văn 7 kì 1 cánh diều
Giáo án ngữ văn 7 kì 1 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: giáo án ngữ văn 7 cánh diều mới, giáo án ngữ văn 7 cánh diều , giáo án ngữ văn 7 cánh diều 7 sách mới cánh diều, giáo án sách cánh diều ngữ văn 7

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

Chat hỗ trợ
Chat ngay