Giáo án PowerPoint Công dân 6 Kết nối tri thức bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm

Giáo án PowerPoint Công dân 6 - sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint Công dân 6 Kết nối tri thức bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm


BÀI 7:
ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM

 

KHỞI ĐỘNG

Em hãy chia sẻ về một tình huống nguy hiểm mà em đã từng gặp hoặc chứng kiến theo gợi ý sau:

+ Tình huống đó diễn ra khi nào?

+ Em đã làm gì khi gặp tình huống đó?

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

KHÁM PHÁ

  1. NHẬN BIẾT CÁC TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM VÀ HẬU QUẢ CỦA NÓ

Em hãy đọc các thông tin, tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

  1. Khi đang chơi trước cửa nhà, Lan thấy một người phụ nữ lạ mặt giới thiệu là người quan, muốn gặp mẹ Lan để gửi đồ và trao đổi công việc. Lan mở cửa và lễ phép mời người phụ nữ lạ mặt vào nhà. Sau đó, Lan cảm thấy buồn ngủ và ngủ thiếp đi. Đến khi tỉnh dậy, Lan thấy mẹ ngồi bên cạnh, trong nhà có nhiều người, có cả công an. Lan lơ mơ hiểu ra là nhà mình vừa bị mất trộm.
  2. Mưa dông, mưa đá, lốc xoáy, sét thường gây thiệt hại lớn về tài sản, hoa màu và con người. Nhiều ngôi nhà bị tốc mái, sập, hư hỏng nặng, khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh "màn trời chiếu đất", cuộc sống bị đảo lộn. Nhiều người bị thương, thậm chí có người còn bị thiệt mạng do những hiện tượng thiên tai khốc liệt này.
  3. Đang ngồi học bài, Hải nghe tiếng còi xe cứu hoả rú vang cả khu phố. Nhìn qua cửa sổ, thấy ngọn lửa bùng cháy dữ dội từ ngôi nhà bên cạnh, em cầm vội chiếc khăn ướt che mũi, men theo cầu thang chạy xuống tầng một để thoát ra ngoài.
  4. Vào mùa mưa ở một số tỉnh miền núi thường xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất. Đây là loại hình thiên tai gây thiệt hại lớn và người và của.
  5. Các thông tin, tình huống trên đề cập đến những tình huống nguy hiểm nào? Những tình huống này có thể gây ra hậu quả gì
  6. b. Hãy kể tên những tình huống nguy hiểm mà em biết hoặc đã trải qua trong cuộc sống hàng ngày
  7. Theo em, thế nào là tình huống nguy hiểm
  • Lừa đảo, trộm cắp tài sản.
  • Hậu quả: Lan bị người phụ nữ lạ mặt đó đánh thuốc mê và lấy trộm đố nhà Lan.
  • Các hiện tượng thiên tai (mưa đông, mưa đá, lốc xoáy, sét).
  • Hậu quả: Gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
  • Cháy nổ.
  • Hậu quả: Ngôi nhà bên cạnh bị chảy và Hải đã bình tĩnh thoát khỏi sự ảnh hưởng của đám cháy.
  • Lũ quét, lũ ống, sạt lở đất.
  • Hậu quả thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản

Điểm chung của các tình huống: Các tình huống xảy ra bất ngờ, gây nguy cơ mất an toàn và nguy hiểm đến tính mạng

Một số tình huống nguy hiểm xảy ra trong cuộc sống hàng ngày:

Một trận động đất xảy ra

Có kẻ đột nhập

Có người lạ đến nhà

Xảy ra hỏa hoạn

Bị thương khi ở nhà một mình

Chập điện

KHÁI NIỆM

Tình huống nguy hiểm là những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội

  1. CÁCH ỨNG PHÓ TRƯỚC CÁC TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM

* Ứng phó khi bị bắt cóc

1/ Chiều nay, Hoa đi học về muộn hơn mọi ngày. Khi đi đến đoạn đường vắng, em bị một kẻ lạ mặt bất ngờ kéo tay định lôi lên xe

  1. Nếu là Hoa, trong trường hợp trên, em sẽ lựa chọn cách nào dưới đây để thoát khỏi nguy hiểm? Vì sao?

+ Gào khóc thật to để người khác nghe chú ý

+ Nói thật thật rõ: “Dừng lại ngay” hoặc “Cứu tôi”  để người xung quanh phát hiện ra tới cứu giúp

+ Bỏ chạy

Để ứng phó khi bị bắt cóc chúng ta có thể sử dụng các cách:

C1: Gào khóc thật to để người khác nghe thấy.

- Là một giải pháp khi gặp tình huống bị bắt cóc. Tuy nhiên, nếu chỉ gào khóc thật to sẽ ít có khả năng thu hút sự chú ý đặc biệt của người đi đường bởi nhiều người sẽ hiểu lầm đó là chuyện riêng do em không vừa ý về vấn để gì đó. Do vậy, không nên chỉ gào khóc thật to mà nên kết hợp vừa gào khóc, vừa kêu cứu.

Đề xuất vừa gào và kêu thật to: “Hãy cứu tôi với, họ muốn bắt cóc”

C2: Nói thật to và rõ:” Dừng lại ngay” hoặc “ Cứu tôi với” để người xung quanh phát hiện ra và tới cứu giúp.

- Là một giải pháp tốt khi gặp tinh huống bị người lạ bám theo dụ dỗ và bắt cóc. Nó chứng tỏ em đang rất bình tĩnh để ứng phó với tình huống nguy hiểm

Đề xuất: Em nên vừa bình tĩnh kêu gào lên kêu cứu kết hợp với quan sát xung quanh để tìm phương hướng thuận lợi chạy thoát khỏi nơi nguy hiểm.

C3: Bỏ chạy - Là một giải pháp tốt khi gặp tình huống bị bắt cóc

Đề xuất: Nên kết hợp với các giải pháp khác như vừa chạy vừa kêu cứu và hét thật to khi bị ai đó tấn công hoặc tìm cách kéo lên xe

Để tránh gặp phải tình huống này, các em hãy  ghi nhớ quy tắc Năm “Luôn” Năm “Không”

Năm “Luôn”:

  1. Luôn cảnh giác cao với người lạ.
  2. Luôn dùng mật khẩu khi có người khác đón ở trường.
  3. Luôn nhớ địa chỉ nhà và số điện thoại của bố mẹ.
  4. Luôn tạo thói quen “đi thưa về gửi”.
  5. Luôn cố gắng bình tĩnh trong mọi trường hợp, kêu cứu và hét thật to khi bị ai đó tấn công hoặc tìm cách kéo lên xe.

Năm “Không”:

  1. Không tiếp xúc với người lạ.
  2. Không nhận quà của người lạ.
  3. Không đi theo người lạ.
  4. Không chuyển đồ giúp người lạ.
  5. Không cố gắng giữ “bí mật” theo yêu cầu của một người khác.

* Ứng phó khi có hỏa hoạn

Quan sát các chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy để thảo luận cách ứng phó trong các trường hợp:

+ Nhóm 1: Khi phát hiện có cháy nổ, hoả hoạn.

+ Nhóm 2: Khi bị kẹt trong đám cháy.

+ Nhóm 3: Khi bị lửa bén vào quần áo.

Nhóm 1: Khi phát hiện có cháy nổ, hoả hoạn:

- Cần phải bình tĩnh

- Thông báo cho những người xung quanh

- Gọi điện thoại thông báo cháy tới số 114 (thông báo địa điểm xây ra đám cháy)

- Đóng cầu đao điện

- Tìm cách thoát khỏi đám cháy và có thể hỗ trợ người khác thoát khỏi đám cháy (tuỳ theo khả năng của bản thân).

Nhóm 2:  Khi bị kẹt ở trong đám cháy:

+ Cần bình tĩnh quan sát để tìm cách thoát khỏi đám cháy

+ Nằm xuống sàn nhà cách nơi đám khói đang tràn vào càng xa càng tốt

+ Dùng khăn thấm nước (có thể dùng chăn, khăn bông, quần áo thấm nước) để che mặt và quấn quanh người

+ Đóng tất cả các cửa chính, cửa số để cô lập đám cháy

+ Trong trường hợp bị lửa bén vào người, cần nằm xuống làn qua lăn lại để đập lửa.

Nhóm 3: Kĩ năng thoát khỏi đám cháy:

  1. Cần bình tĩnh quan sát để tìm các lối thoát hiểm (hành lang, cầu thang bộ, ban công ở tầng thấp)
  2. Thoát theo lối hành lang, cấu thang bộ, ban công, mái nhà (nếu ở tầng thấp)
  3. Đi khom hoặc bò trên đường di chuyển để thoát khỏi đám cháy
  4. Đóng các cửa trên đường di chuyển để tránh lửa lan rộng ra.
  5. Lưu ý: Không mở cửa nào để thoát hiểm nếu thấy cửa ấm hoặc nóng. Tuyệt đối không đi chuyển bằng cầu thang máy.

* Ứng phó khi bị đuối nước

Hè này, Lan được tham gia lớp học bơi. Thầy giáo đặc biệt lưu ý đến cách ứng phó và cứu người khi bị đuôi nước, đó là:

- Bình tĩnh, hít thật nhiều hơi vào phổi, cố gắng nín thở càng lâu càng tốt, thả lỏng người để nước đầy sát lên mặt nước.

- Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người trôi đi dễ dàng bởi vì trong nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn.

- Khi chuyển động lên xuống, há miệng to hít vào nhanh và sâu khi ở trên mặt nước, ngậm miệng, thở ra từ từ bằng mũi hoặc bằng miệng khi ở dưới mặt nước

- Khi thấy có người bị đuối nước thì cần nhanh chóng tìm kiếm sự trợ giúp từ những người xung quanh.

* Ứng phó khi bị đuối nước

  1. Thông tin trên cho biết em cần làm gì:

- Khi bản thân bị đuối nước?

- Khi gặp người bị đuối nước?

  1. Em có thể tránh được nguy cơ đuối nước bằng cách nào

* Khi bị đuối nước cần:

- Bình tĩnh, hít thật nhiều hơi vào phổi, cố gắng nín thở càng lâu càng tốt và thả lỏng người để nước đẩy sát lén mặt nước.

- Dùng tay hoặc chân làm mái chèo quạt nước, đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người trôi đi dễ đàng vì trong nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn.

- Khi chuyển động lên xuống, há miệng to, hít vào nhanh và sâu khi ở trên mặt nước, ngậm miệng và thở ra từ từ bằng mũi hoặc bằng miệng khi ở dưới mặt nước.

- Khi thấy có người đuối nước thì cần kêu cứu thật to và tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh.

* Để tránh bị đuối nước cần:

+ Khi đi bơi ở ao, hồ, sông, biển cần tránh xa vùng cảnh báo nguy hiểm (thông thường ở các bãi tắm ven biển thường có cờ đen) và chấp hành nghiêm các chỉ dẫn của lực lượng cứu hộ.

+ Không nên di bơi một mình mà nên bơi theo nhóm để được trợ giúp kịp thời khi gặp phải sự cố và không được bơi xa bờ.

+ Không được tự ý ra hồ, ao, sông suối, bãi biển chơi. Khi tham gia bơi lội cần được sự cho phép và giám sát của người lớn

Em hãy quan sát các bức tranh dưới đây và cho biết cần làm gì khi có mưa dông, lốc, sét

* Khi gặp mưa dông, lốc, sét, em cần:

  • Ở trong nhà
  • Tắt các thiết bị điện trong nhà (điện thoại, tivi,…)
  • Nếu đang đi ngoài đường thì nên tìm nơi trú ẩn an toàn như: toả nhà cao tầng, siêu thị, khu nhà kiên cố, các công trình công cộng kiên cố (như trụ sở cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế, nhà văn hoá)
  • Không trú dưới gốc cây, cột điện, giữa cánh đồng,...

* Ứng phó khi gặp ũ quét, lũ ống, sạt lở đất

Em hãy quan sát các bức tranh dưới đây và cho biết cần làm gì khi xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất

Em còn biết cách ứng phó nào khác khi gặp mưa dông, lốc, sét?

* Những cách ứng phó khác khi gặp mưa đông, lốc, sét:

+ Chú ý tránh dây điện, kim loại, biến quảng cáo,... phía trên đầu.

+ Tránh các nơi trống vắng, quang đăng như: cánh đồng, nhà kho, bãi đỗ  xe, các công trình không có thiết bị chống sét, ở sân thượng, tháp,... vì để bị sét đánh.

+ Tránh những hàng rào kim loại, tôn (nơi công trình xây dựng, sửa chữa), xe cộ, nhà kho, nhà tạm bợ, nhà mái hiên bằng tôn, lều đã ngoại, hay đụng cụ cá nhân vì có thể dẫn điện, để gặp tại nạn.

+ Không đội mũ, áo, ô dù, đổ dùng có kim loại vì để bị sét đánh.

+ Không đứng thành nhóm người gần nhau.

+ Đi đường chú ý quan sát đây điện vì khi dây đứt, chưa kịp cắt điện rất dễ bị điện giật

Luôn ghi nhớ các số điện thoại của người thân, các số điện thoại khẩn cấp

  • 111: Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em
  • 112: Yêu cầu trợ giúp, tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi toàn quốc
  • 113: Gọi công an hoặc cảnh sát khi có việc liên quan tới an ninh, trật tự
  • 114: Gọi cơ quan phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn
  • 115: Gọi cấp cứu y tế.

KẾT LUẬN

  • Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổnthất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội.
  • Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình tử con người gây tổn thất cho con người và xã hội.
  • Chủ động tìm hiểu, học tập các kĩ năng ứng phó trong mỗi tình huống nguy hiểm sẽ giúp chúng ta bình tĩnh, tự tin, thoát khỏi nguy hiểm trong cuộc sống.

LUYỆN TẬP

1/ Tình huống nào dưới đây là tình huống nguy hiểm từ con người?(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)

  1. Mai đi lạc trên đường rất đông người.
  2. Lâm đi học thêm về muộn và thường đi xe đạp một mình qua đường vắng
  3. Trên đường đi học về, Long và Tiến thường bị một nhóm thanh niên bắt nạt,dọa dẫm, đòi đưa tiền.
  4. Trời mưa, Trung bị trượt chân ngã trước cổng trường.
  5. Bác N đang điều khiển xe máy thì bị cướp giật, cả người và xe ngã xuống đường.
  6. Trên đoạn đường đi học tiếp giáp hai thôn, Lan và Hương hay bị nhóm con trai trêu ghẹo, sàm sỡ.

Đáp án A,B,C,E,G

2/ Em nên làm gì trong các tình huống sau đây?

  1. Khi phát hiện mình đang bị theo dõi.
  2. Khi bị một người lạ túm chặt không cho đi
  3. Khi có người lạ nhận là bạn thân của bố, mẹ hoặc họ hàng với mình khi em đang ở nhà một mình.
  4. Khi có ai đó đe doạ em hoặc người thân của em trên mạng.
  5. Đang đợi thang máy thì có một số người lạ xuất hiện rủ đi chơi, em có nên đi cùng họ không?

VẬN DỤNG

Những việc làm nào dưới đây là nên làm hoặc không nên làm khi ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người? (Đánh dấu X vào ô tương ứng)

Việc làm

Nên

K.nên

A. Cảnh giác với người lạ khi đi một mình trên đường

 X

 

B. Giữ bí mật khi bị người khác trêu ghẹo

 

X

C. Đi chơi với người mới quen trên mạng.

 

X

D. Đi chơi với bạn bè ở những nơi vắng vẻ, xa nhà

 

X

E. Gọi điện/tìm kiếm sự trợ giúp của người lớn khi cảm thấy không an toàn

X

 

G. Kết bạn, nói chuyện nhiều với người lạ trên Facebook

 

X

H. Ở nông thôn, nhưng đi chơi với các  bạn tới 10 giờ tối

 

X

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  1. Em hãy cùng các bạn thiết kế một sản phẩm tuyên truyền kĩ năng ứng phó với một tình huống nguy hiểm
  2. Em hãy tìm hiểu và những tình huống nguy hiểm thường xảy ra ở địa phương em và nêu cách ứng phó với tình huống đó theo bảng sau:

Tình huống nguy hiểm

Cách ứng phó

  

Những hướng dẫn và nguyên tắc cần tuân thủ khi cứu người đuối nước.

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Công dân 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay