Giáo án powerpoint giáo dục kinh tế và phát luật 10 kì 1 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint giáo dục kinh tế và phát luật 10 kì 1 sách kết nối tri thức. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn giáo dục kinh tế và phát luật 10 kì 1 kết nối tri thức của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint giáo dục kinh tế và phát luật 10 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint giáo dục kinh tế và phát luật 10 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint giáo dục kinh tế và phát luật 10 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint giáo dục kinh tế và phát luật 10 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint giáo dục kinh tế và phát luật 10 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint giáo dục kinh tế và phát luật 10 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint giáo dục kinh tế và phát luật 10 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint giáo dục kinh tế và phát luật 10 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint giáo dục kinh tế và phát luật 10 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint giáo dục kinh tế và phát luật 10 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint giáo dục kinh tế và phát luật 10 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint giáo dục kinh tế và phát luật 10 kì 1 kết nối tri thức

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!

BÀI 3:

THỊ TRƯỜNG

MỞ ĐẦU

          Em cùng các bạn sắm vai người mua và người bán trong một cửa hàng bán đồ dùng học tập để trả lời câu hỏi:

  1. Đối tượng mua bán ở cửa hàng này là gì?
  2. Chủ thể tham gia vào các hoạt động ở cửa hàng này là ai?

KHÁM PHÁ

  1. Khái niệm thị trường

Đọc thông tin SGK tr.17, 18 và trả lời câu hỏi

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI

  • Sự thay đổi trên quê hương S diễn ra như thế nào?
  • Khi tham gia hoat động trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ bà con phải giải quyết những mối quan hệ kinh tế nào?

KHÁM PHÁ

  1. Khái niệm thị trường

Quê hương S có sự thay đổi trong hoạt động mua bán:

  • Diễn ra các hoạt động mua bán dược liệu từ hoa cát cánh, váy áo, khăn, túi thổ cẩm và dịch vụ du lịch.
  • Diễn ra hoạt động mua bán trên mạng.

Những mối quan hệ kinh tế mà khi tham gia hoat động trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ bà con phải giải quyết:

  • Các mối quan hệ cung – cầu.
  • Sự cạnh tranh, xác định giá cả, số lượng hàng hóa, dịch vụ cung ứng,...trong hoạt động trao đổi, mua bán.

Theo em, thị trường là gì?

     Thị trường là tổng hòa những quan hệ kinh tế trong đó nhu cầu của các chủ thể được đáp ứng thông qua việc trao đổi, mua bán với sự xác định giá cả, số lượng hàng hóa, dịch vụ tương ứng với trình độ phát triển của nền sản xuất.

Ở cấp độ cụ thể: thị trường là chợ, cửa hàng, phòng giao dịch,...

Ở cấp độ trừu tượng: thị trường là các mối quan hệ liên quan đến trao đổi, mua bán.

  1. Các loại thị trường
  • Đọc thông tin, quan sát Hình 1, 2 SGK tr.18 và trả lời câu hỏi:

THẢO LUẬN NHÓM

  • Em hãy xác định các loại thị trường trong thông tin và hình ảnh.
  • Theo em, ngoài ra còn có những loại thị trường nào khác?

Còn có nhiều loại thị trường khác: thị trường lao động, thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản,....

  • Cả lớp tham gia chơi trò chơi Tiếp sức:

Kể tên các loại thị trường có ở địa phương em.

KẾT LUẬN

  • Theo đối tượng giao dịch, mua bán, có thị trường hàng hóa và các loại dịch vụ như: thị trường lúa gạo, thị trường dầu mỏ, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản.
  • Theo vai trò của đối tượng mua bán, giao dịch: thị trường tư liệu sản xuất, thị trường tư liệu tiêu dùng, thị trường lao động, thị trường khoa học – công nghệ.
  • Theo phạm vi của quan hệ mua bán, giao dịch: thị trường trong nước, thị trường quốc tế,….
  1. Các chức năng cơ bản của thị trường

Đọc thông tin 1, 2 SGK tr.19 và trả lời câu hỏi:

THẢO LUẬN NHÓM

  • Ở thông tin 1, sản phẩm áo sơ mi kẻ ô vuông, chất liệu cotton được thị trường thừa nhận như thế nào? Thị trường đã cung cấp thông tin gì khiến Ban Giám đốc công ty may A phải điều chỉnh kế hoạch sản xuất.
  • Thông tin 2 cho thấy thị trường kích thích, hạn chế việc sản xuất và tiêu dùng thịt lợn như thế nào?

Thông tin 1

  • Sản xuất áo sơ mi nam dài tay, kẻ ô vuông, chất liệu cotton được nhiều khách hàng ưa chuộng.

ð Thông tin này khiến Ban Giám đốc công ty may A điều chỉnh kế hoạch sản xuất: gia tăng may áo sơ mi chất liệu cotton, giảm sản xuất áo chất liệu kate.

     Thông tin 2

  • Việc nguồn cung thịt lợn giảm, giá thịt lợn tăng đã khiến người chăn nuôi hướng tới các nguồn cung khác hoặc tái đàn.
  • Người tiêu dùng cũng giảm nhu cầu tiêu thụ thịt lợn, chuyển sang tiêu thụ các loại thực phẩm khác. Khi nguồn cung thịt lợn trên thị trường tăng lên, sẽ có xu hương ngược lại.

THẢO LUẬN NHÓM

  • Theo em, thị trường có những chức năng gì?
  • Nêu thêm ví dụ để chứng minh cho các chức năng đó.

Các chức năng của thị trường:

  • Chức năng thừa nhận
  • Chức năng thông tin
  • Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế

Người ta sản xuất và người tiêu dùng sẽ có những ứng xử, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với sự biến đổi của thị trường, nhờ đó sản xuất tiêu dùng được kích thích hoặc hạn chế.

LUYỆN TẬP

Bài 1: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?

  1. Thị trường bao giờ cũng gắn với một địa đêm cụ thể như chợ, cửa hàng, siêu thị....
  2. Thị trường là nơi diễn ra hoạt động sản xuất hàng hoá để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
  3. Chỉ có người sản xuất hàng hoá mới cần đến thị trường.
  4. Chức năng của thị trường là cung cấp hàng hoá, đáp ứng nhu câu đa dạng của người tiêu dùng.
  5. Những thông tin trên thị trường giúp người sản xuất điều chỉnh kế hoạch sản xuất hàng hóa.

Bài 1:

  1. Không đồng tình: đó là cách hiểu truyền thống, chưa đúng. Ngày nay, thị trường thương mại điện tử diễn ra trên không gian mạng nên có thể không cần địa điểm cụ thể.
  2. Không đồng tình: đó là cách hiểu sai về chức năng của thị trường. Đó là chức năng của sản xuất hàng hóa.
  3. Không đồng tình: ai cũng cần đến thị trường trong nền kinh tế thị trường.
  4. Không đồng tình: đó là cách hiểu sai về chức năng của thị trường. Đó là chức năng của sản xuất hàng hóa.
  5. Đồng tình: đó là chức năng thứ hai của thị trường.

Bài 2: Em có nhận xét gì về việc làm của các chủ thể trong trường hợp sau:

  1. Một công ty cử hai nhân viên đi khảo sát thị trường tiêu thụ hoa quả Việt Nam ở nước ngoài. Người thứ nhất ghi trong báo cáo: “Địa điểm X là thị trường không có tiêm năng. Người dân ở đó hẳu như không biết đến hoa quả Việt Nam”. Người thứ hai báo cáo: “Địa điểm X là thị trường rất có tiềm năng. Người dân ở đó hầu như chưa được biết đến hoa quả Việt Nam”.
  2. Để tạo nên thương hiệu cho sản phẩm của công ty, lãnh đạo vả các nhân viên của Công ty Y đã dành rất nhiều thời gian khảo sát thị trường, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để xin ý kiến về mong muốn của họ đối với sản phẩm của công ty. Nhờ đó, Công ty Y đã tạo ra những sản phẩm độc đáo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Bài 2:

  1. Ý kiến của cả 2 nhân viên đều phản ánh đúng thực trạng thị trường tiêu thụ hoa quả Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên nhân viên thứ hai đã nhìn thấy được tiềm năng của thị trường.

ð Từ đây, rút ra bài học kinh doanh: Nếu biết đón đầu, nắm bắt tiềm năng của thị trường thì việc kinh doanh sẽ có kết quả tốt hơn.

  1. Công ty Y đã khai thác chức năng thông tin của thị trường để tạo nên thành công trong kinh doanh.

Bài 3: Em hãy xử lí các tình huống sau

  1. Gia đình K có cửa hàng kinh doanh những mặt hàng thời trang cao cấp. K muốn giúp mẹ chụp ảnh các mặt hàng, quảng cáo lên mạng xã hội để bán được nhiều hơn nhưng mẹ không đồng ý vì cho rằng những sản phẩm đang được bán trên mạng phản lớn là hàng có chất lượng không cao, nên những mặt hàng cao cấp của nhà mình không nên rao bán ở trên mạng.

Nếu là K, em sẽ nói với mẹ thế nào?

Bài 3:

  1. Nếu là K, có thể nói với mẹ: Phần lớn người tiêu dùng đều tiếp cận với Internet, ngày càng có nhiều người có thói quen mua sắm qua mạng. Thực tế, không phải mặt hàng nào trên mạng cũng có chất lượng không cao.

Do vậy, để tăng lượng khách hàng bán được nhiều, bên cạnh việc quảng cáo cho sản phẩm, bên cạnh việc quảng bá cho sản phẩm, tích cực tương tác với khác hàng, cần bán hàng đúng mẫu mã, chất lượng như quảng cáo, giữ uy tín, tạo thương hiệu cho hàng hóa.

  1. Quê hương H là một vùng trái cây trù phú nhưng chủ yếu chỉ bán ở thị trường trong nước, có loại trái cây được mùa nhưng không tiêu thụ được. Trong giờ học, cô giáo yêu cầu nhóm của H thảo luận và để xuất cách để những trái cây của quê hương tiếp cận được thị trường thế giới.

Nếu là thành viên trong nhóm H,

em sẽ đề xuất những biện pháp gì?

  • Một số đề xuất những biện pháp:
  • Tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ trái cây của quê hương mình trên thị trường thế giới qua internet và người Việt Nam ở nước ngoài.
  • Tư vấn cho nông dân liên hệ với các công ty xuất khẩu trái cây ở Việt Nam.
  • Nâng cao chất lượng trái cây, đáp ứng chuẩn quốc tế.
  • Tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ trái cây của quê hương mình trên thị trường thế giới qua internet và người Việt Nam ở nước ngoài.
  • Tư vấn cho nông dân liên hệ với các công ty xuất khẩu trái cây ở Việt Nam.
  • Nâng cao chất lượng trái cây, đáp ứng chuẩn quốc tế.

 

VẬN DỤNG

Bài 1: Tìm hiểu và viết bài phân tích một trường hợp trong thực tiễn về chức năng của thị trường.

Bài 2: Em hãy khảo sát một loại thị trường có ở địa phương em và chia sẻ nhận xét về thị trường đó theo gợi ý sau:

- Đối tượng khảo sát: Cửa hàng văn phòng phẳm/đồ dùng học tập/đồ ăn /vật liệu xây dựng....

- Nội dung khảo sát: Giá cả, chất lượng, mẫu mã, thái độ, cách bán hàng.

- Phương pháp khảo sát: quan sát, phỏng vấn, điều tra,...

- Sản phẩm: Báo cáo khảo sát thị tường (chú ý rút ra bài học từ kết quả khảo sát).

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Hoàn thành nốt bài tập phần vận dụng
  • Ôn lại nội dung bài học
  • Học và chuẩn bị bài 4: Cơ chế thị trường

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!

 

Giáo án powerpoint giáo dục kinh tế và phát luật 10 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint giáo dục kinh tế và phát luật 10 kì 1 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Bài 1: CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CƠ BẢN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 

KHỞI ĐỘNG

Em hãy kể tên một số hoạt động kinh tế đang diễn ra trong đời sống hằng ngày và chia sẻ vai trò của hoạt động này đối với xã hội.

NỘI DUNG

  1. Tìm hiểu về vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội

HS quan sát Hình 1,2 SGK tr.7, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:

Em hãy mô tả nội dung hoạt động sản xuất trong các hình dưới đây và cho biết hoạt động đó có đóng góp gì cho đời sống xã hội.

Thể hiện hoạt động người công nhân sử dụng tư liệu lao động sản xuất ô tô (trong lĩnh vực công nghiệp).

Góp phần tạo ra những chiếc ô tô cho con người sử dụng, tạo thu nhập cho người lao động trong nhà máy đó, đóng góp thuế phát triển kinh tế đất nước.

Thể hiện hoạt động người nông dân sử dụng tư liệu lao động để sản xuất lúa gạo (trong lĩnh vực nông nghiệp).

Góp phần tạo ra lương thực cho con người, tạo thu nhập cho người nông dân, đóng góp thuế phát triển kinh tế đất nước.

Theo em, hoạt động sản xuất là gì? Hoạt động sản xuất có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội?

Hoạt động sản xuất là hoạt động con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.

Vai trò của hoạt động sản xuất: hoạt động cơ bản nhất trong các hoạt động của con người, quyết định đến các hoạt động phân phối, trao đổi, tiêu dùng.

  1. Tìm hiểu về vai trò của hoạt động phân phối – trao đổi trong đời sống xã hội

HS thảo luận theo cặp đôi, đọc thông tin trường hợp 1 SGK tr.7 và trả lời câu hỏi:

Ban Giám đốc công ty X đã có những quyết định phân bổ nguồn lực sản xuất và phân chia kết quả sản xuất như thế nào? Những quyết định này mang lại kết quả gì cho doanh nghiệp và người lao động?

Theo em, hoạt động phân phối là gì? Hoạt động này có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội?

- Ban Giám đốc công ty X đã có những quyết định:

Phân bổ các nguồn lực máy móc, nguyên vật liệu và nhân công vào sản xuất áo sơ mi nam để xuất khẩu.

Quyết định phân chia thu nhập theo hướng tăng lương, thưởng cho người lao động, khuyến khích người có đóng góp nhiều cho công ty giúp mọi người phấn khởi, thi đua lao động sản xuất.

Phân phối là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm và phân chia kết quả sản xuất cho tiêu dùng.

Vai trò của hoạt động phân phối: thúc đẩy sản xuất phát triển nếu quan hệ phân phối phù hợp đồng thời có thể kìm hãm sản xuất và tiêu dùng khi nó không phù hợp.

HS thảo luận theo cặp đôi, đọc thông tin trường hợp 2 SGK tr.8 và trả lời câu hỏi:

Trong thông tin trên, người dân xã Cán Cấu đến chợ để làm gì? Việc duy trì hoạt động ở chợ Cán Cầu có vai trò gì đối với đời sống của người dân nơi đây?

Theo em, hoạt động trao đổi là gì? Hoạt động này có vai trò gì trong đời sống xã hội?

Bà con xã Cán Cấu thường đến chợ để trao đổi hàng hóa, mua sắm vật dụng cho sinh hoạt và sản xuất.

⇨Việc duy trì chợ phiên là nơi giao thương mua bán: người sản xuất bán được sản phẩm làm ra, người tiêu dùng mua được những thứ mình cần.

Trao đổi là hoạt động đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Vai trò của trao đổi: cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giúp người sản xuất bán được hàng, duy trì và phát triển được hoạt động sản xuất và người tiêu dùng.

  1. Tìm hiểu về vai trò của hoạt động tiêu dùng trong đời sống xã hội

HS quan sát tranh 1, 2 và đọc thông tin SGK tr.8.

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI

Các nhân vật trong hai bức tranh trên đang sử dụng sản phẩm gạo với mục đích gì?

Dịch bệnh COVID-19 khiến hoạt động tiêu dùng thay đổi như thế nào? Những thay đổi của hoạt động tiêu dùng có tác động gì đến đời sống xã hội?

Tranh 1: gạo được sử dụng với mục đích để con người tiêu dùng trực tiếp.

Tranh 2: gạo được sử dụng làm đầu vào của một hoạt động kinh tế khác.

Dịch bệnh COVID-19 khiến hoạt động tiêu dùng bị gián đoán và chậm lại.

Tiêu dùng là gì? Tiêu dùng có vai trò và tác động như thế nào đến sản xuất.

Tiêu dùng là mục đích của sản xuất, giữa vai trò là căn cứ quan trọng để xác định số lượng, cơ cấu, chất lượng, hình thức sản phẩm.

Vai trò của tiêu dùng: thúc đẩy mở rộng sản xuất nếu sản phẩm tiêu thụ được và ngược lại, sản xuất sẽ suy giảm khi sản phẩm không tiêu thụ được.

Có Powerpoint sinh động

LUYỆN TẬP

Bài 1: HS đọc các trường hợp SGK tr.9 và trả lời câu hỏi.

  1. Trường hợp a:
    • Sản xuất xanh là việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng như: sử dụng nguyên vật liệu, phương tiện tiêu thụ ít điện năng, điện mặt trời, không gây ô nhiễm môi trường,...
    • Việc thực hiện sản xuất mang lại lợi ích cho doanh nghiệp như: tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh, có cơ hội bước chân vào thị trường khó tính đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và phát thải khí nhà kính hướng tới phát triển bền vững cho nền kinh tế.
  1. Trường hợp b:
  • Giải pháp điều chỉnh hoạt động phân phối thu nhập của doanh nghiệp Y giúp doanh nghiệp tiếp tục duy trì được hoạt động sản xuất, giữ chân người lao động. Người lao động sẽ tiếp tục có việc làm, có thu nhập tuy thấp nhưng vẫn duy trì được cuộc sống, giữ được việc làm ổn định.
  1. Trường hợp c:
  • Bán hàng trực tuyến là loại hoạt động trao đổi. Hoạt động này có nhiều ưu điểm: không tốn chi phí thuê mặt bằng, nguồn nhân lực, có nhiều tiện lợi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng có những hạn chế như: mất thời gian chờ đợi để nhận được hàng hóa, sản phẩm nhận được nhiều khi không đúng với quảng cáo,...
  • Để hạn chế những tiêu cực của hoạt động này, Nhà nước cần tăng cường hoạt động quản lí các trang thương mại điện tử, tăng cường chế tài xử phạt các vụ việc xấu ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Người tiêu dùng cũng cần tìm những nơi bán hàng có uy tín để mua sản phẩm.
  1. Trường hợp d:
  • Hoạt động tiêu dùng các sản phẩm làm từ nhựa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng nhiều đến đời sống xã hội.
  • Biện pháp giảm bớt việc sử dụng này như: thay đổi thói quen dùng sản phẩm nhựa bằng sử dụng các vật dụng làm từ chất liệu dễ phân huy như gỗ, giấy,...

Bài 2: Em hãy đưa ra lời khuyên cho các nhân vật trong những tình huống sau:

Chị H có ý định sẽ mởi một xưởng sản xuất quần áo thời trang, làm giả sản phẩm của một số thương hiệu nổi tiếng đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Theo em, chị H có nên thực hiện dự định này không? Vì sao?

Bố mẹ N có ý định mở một quán trò chơi điện tử trực tuyến ngay gần cổng một trường trung học phổ thông với mong muốn sẽ thu hút được đối tượng khách hàng là các bạn học sinh. Nếu là N, em sẽ nói gì với bố mẹ trong hoạt động kinh doanh này?

LUYỆN TẬP

  1. Việc làm giả một số sản phẩm thương hiệu nổi tiếng là vi phạm pháp luật về cạnh tranh nên chị H không nên làm như vậy.
  2. Nếu là N, em sẽ nói với bố mẹ rằng các bạn HS rất ham chơi trò chơi điện tử, bố mẹ kinh doanh vì muốn thu được nhiều tiền từ HS trốn học, bỏ tiết để chơi điện tử là không nên.

Bài 3: Em hãy cùng các bạn đóng vai “Táo quân” theo gợi ý sau:

  • Xây dựng kịch bản với bối cảnh các Táo Sản xuất; Táo Phân phối – Trao đổi và Táo Tiêu dùng lên báo báo các hoạt động kinh tế với Ngọc Hoàng. Từng vai Táo khẳng định lĩnh vực mình phụ trách có những đóng góp quan trọng trong đời sống xã hội.
  • Phân công vai diễn và thể hiện tiểu phẩm trước lớp.

Được hỗ trợ thêm phần trắc nghiệm giáo dục kinh tế và phát luật 10 kết nối tri thức + 1 số đề thi để hỗ trợ tốt giảng dạy

VẬN  DỤNG

  1. Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng ý tưởng kinh doanh trực tuyến một mặt hàng nào đó.
  2. Em hãy vẽ tranh cổ động cho hoạt động “tiêu dùng xanh” và chia sẻ nội dung, ý nghĩa của bức tranh với thầy cô và các bạn

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn lại kiến thức nội dung bài học.

Học và chuẩn bị bài mới.

Chat hỗ trợ
Chat ngay