Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 kì 2 chân trời sáng tạo bản 2

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 kì 2 sách chân trời sáng tạo bản 2. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 kì 2 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 kì 2 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 kì 2 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 kì 2 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 kì 2 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 kì 2 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 kì 2 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 kì 2 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 kì 2 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 kì 2 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 kì 2 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 kì 2 chân trời sáng tạo bản 2

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 kì 2 chân trời sáng tạo bản 2


I. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 2

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

            CHỦ ĐỀ 6. THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG VÌ CỘNG ĐỒNG

  1. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
  2. Kiến thức:

- Tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo và vận động. người thân, bạn bè tham gia;

- Thể hiện được hành vi giao tiếp ứng xử có văn hoá khi tham gia các hoạt động trong cộng đồng

- Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người, không đồng tình với những hành vi kì thị về giới tính, dân tộc, địa vị xã hội

- Giới thiệu được những truyền thống đáng tự hào của địa phương mình.     

  1. Năng lực:

- Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV, đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội tham gia thực hành và trình bày báo cáo trước lớp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Khả năng huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân nhằm giải quyết một nhiệm vụ học tập, trong đó có biểu hiện của sự sáng tạo.

- Năng lực riêng:

Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề một cách triệt để, hài hòa

  1. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng tình cảm cộng đồng, tôn trọng sự khác biệt, ứng xử có văn hóa nơi cộng cộng.

- Có trách nhiệm vì cộng đồng đóng góp cho cộng đồng bằng hững việc làm cụ thể.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV:

- Chuẩn bị dụng cụ cho hoạt động lao động vệ sinh trường học;

- Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.

  1. Đối với HS:

- Thực hiện nhiệm vụ trong VBT trước khi đến lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

  1. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái và hứng khởi cho HS trước khi bước vào bài học.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi, giới thiệu về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7
  3. Sản phẩm: HS chơi trò chơi nhiệt tình, nắm được các chủ đề của môn học.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi Ghép từ. GV giới thiệu luật chơi: Mỗi nhóm được phát những tấm thẻ, trên tấm thẻ ghi những từ riêng lẻ khi ghép lại sẽ có nội dung liên quan đến chủ đề mới. Trong vòng 2 phút, nhóm nào ghép được nhiều từ chính xác, có ý nghĩa là thắng cuộc.

- Gợi ý các từ cộng/ đồng/ văn/ minh/ nhân/ đạo/ trách/ nhiệm/ văn hoá/ thiện/ nguyện/ hành/ động/ trò/ học/ sinh/ giỏi/ ngoan/ vì/ người/ khác động/ vận/ trách/ nhiệm ứng/ xử.

- GV hỏi nhanh các nhóm: Em hiểu gì về ý nghĩa các từ mà nhóm em vừa ghép? Em có thể kể một số hoạt động liên quan đến các từ mà nhóm vừa ghép.

Giới thiệu chủ đề

- GV giới thiệu ý nghĩa, sự cần thiết cũng như sự hấp dẫn của chủ đề. Giới thiệu một số hoạt động vì cộng đồng (có thể đưa ra một số tranh ảnh liên quan đến hoạt động vì cộng đồng hoặc chính kinh nghiệm của bản thân GV trong việc tham gia các chương trình hành động vì cộng đồng để gây sự tò mò, hứng thú của HS về chủ đề muốn tìm hiểu).

- GV giới thiệu tên chủ đề, tranh chủ hành động vì cộng đồng tạo ra sức tủ đề: hành động mạnh, lan toả yêu thương, giúp con người xích lại gần nhau hơn, xã hội văn minh, phát triển.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi và giới thiệu chủ đề.

- GV quan sát và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS tích cực tham gia trò chơi chơi:

+ Các từ có thể ghép: ứng xử, văn hoá, văn minh, cộng đồng, nhân đạo, thiện nguyện, con ngoan, học tập, vận động, trách nhiệm....

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét.

- GV dẫn dắt HS vào tìm hiểu nội dung của chủ đề 6: Tham gia các hoạt động vì cộng đồng.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu những hoạt động thiện nguyện, nhận đạo

  1. Mục tiêu: HS xác định được những hoạt động thiện nguyện, nhân đạo ở địa phương; hiểu được ý nghĩa của các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo đối với xã hội và chia sẻ được những cảm xúc khi chứng kiến mọi người tham gia các hoạt động đó.
  2. Nội dung:

- Kể tên một số hoạt động thiện nguyện, nhân đạo ở địa phương.

- Chia sẻ về ý nghĩa của các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo đối với cộng đồng

- Chia sẻ cảm xúc của em khi chứng kiến mọi người tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

  1. Sản phẩm: câu trả lời của HS
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Kể tên một số hoạt động thiện nguyện, nhân đạo ở địa phương.

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nói lời vào đề về các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

- GV trình chiếu các hình ảnh về các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

- GV tiến hành phương pháp khảo sát nhanh cả lớp.

- Yêu cầu HS kể tên số hành động vì cộng đồng mà bản thân đã từng tham gia tại trường, địa phương.

- GV yêu cầu HS kể thêm một số hoạt động mà em thích tham gia nhưng địa phương chưa thực hiện.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, cùng nhau thảo luận

- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số bạn giới thiệu trước lớp

- GV tổng hợp kết quả.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và tổng kết về những quan điểm sống của HS.

Nhiệm vụ 2. Chia sẻ về ý nghĩa của các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo đối với cộng đồng

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi Bóng hoa thiện nguyện.

- GV yêu cầu mỗi HS gấp bông hoa, giữa bóng hoa ghi một hoạt động thiện nguyện, nhân đạo mà em đã từng hoặc thích tham gia.

- GV chọn ngẫu nhiên một vài bông hoa. Chủ nhân bông hoa sẽ lên thuyết trình trong vòng 3 phút về ý nghĩa của hoạt động thiện nguyện, nhân đạo ấy đối với cộng đồng, xã hội.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, các thành viên đưa ra ý kiến riêng của mình, cả nhóm thống nhất.

- HS bỏ những bông hoa có ghi một hoạt động vào một lọ kín.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và tổng kết về ảnh hưởng của các quan điểm sống đến sự phát triển bản thân trong học tập và cuộc sống.

Nhiệm vụ 3. Chia sẻ cảm xúc của em khi chứng kiến mọi người tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành các nhóm khác nhau, mỗi nhóm 6 thành viên, thực hiện thảo luận theo Kĩ thuật 365. Trong vòng 5 phút, mỗi nhóm ghi ra 3 cảm xúc của mình khi chứng kiến người khác thực hiện các hoạt động thiện nguyện.

- GV tổng hợp và nhận xét các hoạt động. Khen thưởng các nhóm có phần chia sẻ cảm xúc hay nhất của bản thân khi chứng kiến mọi người tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

– GV động viên, khuyến khích HS tích cực chủ động tham gia các hoạt động vì cộng đồng.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nhanh chóng chia sẻ.

Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

- Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp và bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, chốt lại những bài học

1. Những hoạt động thiện nguyện, nhận đạo

a. Kể tên một số hoạt động thiện nguyện, nhân đạo ở địa phương

- Giúp đỡ người già neo đơn

- Tổ chức trung thu cho trẻ em

- Tham gia diễn đàn Tôn trọng sự khác biệt

- Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Chia sẻ về ý nghĩa của các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo đối với cộng đồng

- Quyên góp sách cho các bạn có cảnh khó khăn:

+ Tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa mọi người

+ Giúp cộng đồng vượt qua những khó khăn, thử thách;

+ Lan toả được tinh thần yêu thương, đoàn kết giúp đỡ mọi người.

- Tham gia nhặt rác trên bờ biển:

+ Phát triển đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của cộng đồng;

+ Bảo vệ môi trường, cảnh quan chung;

+ Nâng cao ý thức của cộng đồng trong các hoạt động thiện nguyện.

 

Hoạt động 2. Thực hiện một số việc làm phù hợp để tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

  1. Mục tiêu: HS biết lựa chọn và thực hiện được những cách tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo phù hợp và hiểu được ý nghĩa của hoạt động thiện nguyện, nhân đạo đối với bản thân.
  2. Nội dung:

- Lựa chọn cách tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

- Thực hiện những cách mà em đã lựa chọn để tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

- Trao đổi về ý nghĩa đối với bản thân khi tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

  1. Sản phẩm: câu trả lời của HS
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Lựa chọn cách tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động Lựa chọn của em.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lựa chọn cách thức tham gia và giải thích lí do vì sao có sự lựa chọn như trên.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS trình bày kết quả

- GV đưa ra một số phương cách tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo:

+ Đóng góp tiền, hiện vật.

+ Thu gom đồ đã qua sử dụng.

+ Trực tiếp tham gia các công việc:

• Phân loại, xử lí, đóng gói hiện vật, đồ dùng.

• Vận chuyển, gửi hàng hoặc trực tiếp trao tặng.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và kết luận

Nhiệm vụ 2. Thực hiện những cách mà em đã lựa chọn để tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV cho HS chia sẻ trong nhóm. Mỗi HS chia sẻ về một hoạt động vì cộng đồng mà mình đã từng tham gia thông qua các hình thức khác nhau (đã được GV yêu cầu chuẩn bị trước: thuyết trình, ảnh chụp, tranh vẽ,...).

+ Tên hoạt động em đã từng tham gia.

+ Ai là người tổ chức hoạt động?

+ Em tham gia một mình hay với ai?

+ Em lựa chọn tham gia hoạt động theo cách nào?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ, đưa ra ý kiến

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV đề nghị đại diện lên chia sẻ trực tiếp trên lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV chốt lại quá trình chia sẻ nhóm của HS, Khen thưởng, động viên một số HS có ý thức tốt trong việc tham gia các hoạt động vì cộng đồng. Khuyến khích H5 tiếp tục tích cực tham gia các hoạt động mang ý nghĩa vì cộng đồng.

Nhiệm vụ 3. Trao đổi về ý nghĩa đối với bản thân khi tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm việc theo cá nhân để tự ghép nối giữa tên hoạt động thiện nguyện, nhân đạo (bên trái) với những ý nghĩa đối với bản thân có được từ những hoạt động đó mang lại.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, chia sẻ theo sự hướng dẫn của GV.

- GV quan sát và hỗ trợ

Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

– GV mời một số HS trình bày kết quả, cả lớp so sánh, đối chiếu.

– GV kết luận và nhấn mạnh ý nghĩa của các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo mang lại cho người tham gia.

2. Thực hiện một số việc làm phù hợp để tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

a. Lựa chọn cách tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

+ Đóng góp tiền, hiện vật.

+ Thu gom đồ đã qua sử dụng.

+ Trực tiếp tham gia các công việc:

• Phân loại, xử lí, đóng gói hiện vật, đồ dùng.

• Vận chuyển, gửi hàng hoặc trực tiếp trao tặng.

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Thực hiện những cách mà em đã lựa chọn để tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

- Nuôi heo đất mỗi ngày cho hoạt động tử thiện;

- Tập hợp tất cả vật dụng, đồ dùng của mình và gia đình không sử dụng nữa;

- Thu gom các vật dụng, đồ dùng trong cộng đồng,…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c. Trao đổi về ý nghĩa đối với bản thân khi tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

- Tăng cường khả năng giao tiếp;

- Học thêm những kĩ năng tốt;

- Bồi dưỡng ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội;

- Rèn luyện thể chất, tinh thần;

 

Hoạt động 3. Vận động người thân, các bạn tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

  1. Mục tiêu: Giúp HS biết được các biện pháp vận động người thân, các bạn tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.
  2. Nội dung:

- Thảo luận về các biện pháp vận động người thân, bạn bè tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

- Đóng vai vận động người thân, các bạn cùng tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo nếu em là nhân vật trong các tình huống

- Thực hành vận động người thân, các bạn tham gia một hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

  1. Sản phẩm: câu trả lời của HS
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Thảo luận về các biện pháp vận động người thân, bạn bè tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm thảo luận về các biện pháp vận động người thân, bạn bè tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo với các gợi ý:

- Khi thảo luận về những biện pháp, các nhóm nếu thêm các ý cơ bản:

+ Đối tượng hướng đến.

+ Ưu, nhược điểm của từng biện pháp.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành đội, thảo luận và tìm ra đáp án theo nhiệm vụ được phân công

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Các nhóm trình bày câu trả lời của mình

- HS được mời trả lời câu hỏi đáp nhanh của GV.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét các hoạt động

Nhiệm vụ 2. Đóng vai vận động người thân, các bạn cùng tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo nếu em là nhân vật trong các tình huống

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để xử lí tình huống.

- GV yêu cầu các nhóm đóng vai là Lan trong tình huống 1 và các bạn của Thư trong tình huống 2 đề vận động bố mẹ và bạn Thư tham gia hoạt động thiện nguyện.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi phương án.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm thể hiện phương án của nhóm mình.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, tổng kết.

Nhiệm vụ 3. Thực hành vận động người thân, các bạn tham gia một hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hành những biện pháp vận động người thân, bạn bè tham gia một hoạt động thiện nguyên, nhân đạo (có thể thực hành chính các hoạt động trong mục 2 hoặc các hoạt động khác).

nghiệm từ kết quả thực hành của HS.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho một số HS trình bày và nhận xét, góp ý, rút ra bài học kinh nghiệm

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- HS báo cáo kết quả thực hành với những nội dung:

+ Đối tượng vận động.

+ Hoạt động thiện nguyện, nhân đạo được chọn, bao gồm:

Tên hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

Mục đích của hoạt động.

Thành phần tham gia hoạt động.

Thời gian tiến hành hoạt động.

+ Các biện pháp vận động đã được sử dụng.

- GV nhận xét và khích lệ HS điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực.

3. Vận động người thân, các bạn tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

a. Thảo luận về các biện pháp vận động người thân, bạn bè tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

- Thuyết phục về ý nghĩa của các hoạt động

- Chỉ dẫn rõ ràng cách thức tham gia

- Tự mình tham gia hăng hái để làm gương

- Giới thiệu về những người đang tham gia, hưởng ứng.

 

 

 

 

 

 

b. Đóng vai vận động người thân, các bạn cùng tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo nếu em là nhân vật trong các tình huống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c. Thực hành vận động người thân, các bạn tham gia một hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

Các thông tin cần chuẩn bị

- Tên hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

- Mục đích của hoạt động

- Thành phần tham gia hoạt động.

- Thời gian tiến hành hoạt động.

Hoạt động 4. Giao tiếp, ứng xử có văn hoá khi tham gia các hoạt động trong cộng đồng

  1. Mục tiêu: Giúp HS biết cách giao tiếp, ứng xử có văn hoa khi tham gia các hoạt động trong cộng đồng; thể hiện được cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống tiêu biểu.
  2. Nội dung:

- Thảo luận về hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá khi tham gia các hoạt động trong cộng đồng.

- Thể hiện cách ứng xử phù hợp trong các tình huống

  1. Sản phẩm: câu trả lời của HS
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Thảo luận về hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá khi tham gia các hoạt động trong cộng đồng.

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu những đoạn video ngắn về một số tình huống dưới đây có liên quan đến hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá khi tham gia các hoạt động trong cộng đồng:

+ Xếp hàng khi sử dụng dịch vụ công cộng.

+ Ưu tiên cho người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai,....

+ Giữ gìn vệ sinh chung và trật tự nơi công cộng.

+ Tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông.

+ Mặc trang phục lịch sự, phù hợp với môi trường giao tiếp.

GV chia lớp thành các nhóm và tổ chức cho HS tham gia trò chơi Em tập làm phóng viên. GV nêu thể lệ trò chơi: 1 bạn làm phóng viên phỏng vấn, các bạn còn lại trong nhóm trả lời về những vấn đề, những trường hợp liên quan đến ứng xử văn hoá nơi công cộng trong các video. Bạn nào có cách ứng xử tốt nhất sẽ được khen thưởng động viên.

– Các bạn trong nhóm thay phiên nhau làm phóng viên với những câu hỏi:

+ Bạn nhận thấy hành vi của các nhân vật trong tình huống là đúng hay sai?

+ Bạn đã bao giờ có hành vi giống như các nhân vật trong tình huống chưa?

+ Bạn sẽ ứng xử thế nào với các nhân vật trong tình huống để họ có thể ứng xử văn minh hơn nơi công cộng?

– GV quan sát HS tham gia ứng xử trong các tình huống ở các nhóm.

– GV ghi nhận và phỏng vấn nhanh một số câu hỏi chuyên sâu:

+ Vì sao em chọn cách ứng xử như thế trong tình huống trên?

+ Ngoài các cách ứng xử trên, ai có thể chia sẻ thêm về một số ứng xử văn minh ở một số nơi công cộng.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành đội, thảo luận và tìm ra đáp án theo nhiệm vụ được phân công

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Sau khi phỏng vấn nhóm kết thúc, GV mời đại diện một số nhóm chia sẻ những câu trả lời thú vị của nhóm.

- HS được mời trả lời câu hỏi đáp nhanh của GV.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

– GV nhận xét hoạt động của HS.

– GV tổng kết về sự cần thiết của việc ứng xử văn hoá để xây dựng cộng đồng văn minh

Nhiệm vụ 2.

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm và cho các nhóm thực hiện hành vi ứng xử văn minh theo hình thức đóng vai theo 3 tình huống của mục 2.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện lần lượt từng tình huống.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số nhóm trình diễn trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và nhắc nhở HS về các hành vi văn mình cần có nơi công cộng.

4. Giao tiếp, ứng xử có văn hoá khi tham gia các hoạt động trong cộng đồng

- Xếp hàng khi sử dụng dịch vụ công cộng.

- Ưu tiên cho người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai,...

- Giữ gìn vệ sinh chung và trật tự nơi công cộng.

- Không đi xe đạp hàng hai, hàng ba,..

- Mặc trang phục lịch sự, phù hợp với môi trường giao tiếp.

Hoạt động 5. Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người

  1. Mục tiêu: Giúp HS chỉ ra và thực hiện được những việc làm của mình thể hiện tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người.
  2. Nội dung:

- Chỉ ra những việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người trong các tình huống.

- Thực hiện những việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt của em với mọi người

  1. Sản phẩm: câu trả lời của HS
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Chỉ ra những việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người trong các tình huống

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chiều các hình ảnh của mục 1 và yêu cầu HS nêu những hành vi thể hiện tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người qua các hình.

– GV yêu cầu các nhóm: Em kể thêm một số việc làm, hành vi khác thể hiện  tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành đội, thảo luận và tìm ra đáp án theo nhiệm vụ được phân công

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Các nhóm trình bày câu trả lời của mình

- HS được mời trả lời câu hỏi đáp nhanh của GV.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và ghi nhận hoạt động của HS.

Nhiệm vụ 2. Thực hiện những việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt của em với mọi người

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm nhỏ để thực hiện bài tập: Nêu những việc em đã và sẽ thực hiện để thể hiện việc tôn trọng sự khác biệt của em với mọi người xung quanh theo bảng sau:

Những việc đã làm

Những việc sẽ làm

 

 

 

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời các nhóm chia sẻ trước lớp.

– GV đặt yêu cầu, câu hỏi mở rộng:

+ Nếu mọi người kì thị vì những điểm khác biệt của em, em sẽ cảm thấy thế nào?

+ Nêu cảm xúc của em khi thực hiện tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và ghi nhận hoạt động của HS.

5. Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người

+ Hình 1. Quan tâm, hoà đồng với bạn khuyết tật.

+ Hình 2. Tôn trọng trang phục truyền thống của bạn thuộc dân tộc thiểu số.

+ Hình 3. Công nhận, khen ngợi và tán thưởng tài năng, năng khiếu của bạn.

+ Hình 4. Lắng nghe bạn chia sẻ, không phân biệt thành phần dân tộc của bạn

 

Hoạt động 6. Thể hiện thái độ không đồng tinh với các hành vi kì thị về giới tính, dân tộc, địa vị xã hội

  1. Mục tiêu: Giúp HS bày tỏ và giải thích được ý kiến đồng tình hoặc không đồng tình các hành vi kì thị về giới tính, dân tộc, địa vị xã hội, thiết kế và giới thiệu được một sản phẩm thể hiện thái độ không đồng tình với các hành vi kì thị.
  2. Nội dung:

- Bày tỏ ý kiến đồng tình hoặc không đồng tình với những việc làm sau và giải thích lí do.

- Thiết kế và giới thiệu sản phẩm thể hiện thái độ không đồng tình với hành vi kì thị

- Chia sẻ cảm xúc của em khi mọi người thể hiện sự tôn trọng khác biệt.

  1. Sản phẩm: câu trả lời của HS
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Bày tỏ ý kiến đồng tình hoặc không đồng tình với những việc làm sau và giải thích lí do.

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động Nhà hùng biện đại tài nhằm bày tỏ ý kiến đồng tinh hoặc không đồng tinh các hành vi kì thị về giới tính, dân tộc, địa vị xã hội.

- GV đưa ra một số vấn đề, yêu cầu các nhóm lên bốc thăm và cho thời gian suy nghĩ, nêu quan điểm của nhóm.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành đội, thảo luận và tìm ra đáp án theo nhiệm vụ được phân công

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp.

- GV bổ sung một số nội dung liên quan.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét

Nhiệm vụ 2. Thiết kế và giới thiệu sản phẩm thể hiện thái độ không đồng tình với hành vi kì thị

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để thiết kế và giới thiệu sản phẩm theo chủ để phê phán hành vi kì thị.

Ngoài sản phẩm gợi ý ở mục 2, GV có thể đưa thêm các hướng sản phẩm như:

+ Báo tường.

+ Bài thuyết trình (có âm thanh, hình ảnh minh hoạ).

+ Bài thơ nói về phê phán những hành vi sai, ủng hộ những hành vi đúng về tôn trọng sự khác biệt.

+ Sản phẩm thủ công.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm,

- GV và các nhóm khác có thể hỏi nhóm trình bày để rõ hơn về ý tưởng thiết kế.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, tổng kết và khuyến khích HS điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực.

 

Nhiệm vụ 3. Chia sẻ cảm xúc của em khi mọi người thể hiện tôn trọng sự khác biệt.

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dùng kĩ thuật Khăn trải bàn để các nhóm chia sẻ những việc làm góp phần phát huy các truyền thống tự hào ở địa phương.

- Mỗi thành viên đều ghi các việc làm. Sau khi các thành viên nhóm hoàn thành, các nhóm tổng hợp các nội dung cơ bản, đặc trưng và chia sẻ cho cả lớp.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và chia sẻ.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

Các nhóm bổ sung, góp ý sản phẩm các nhóm.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và khích lệ HS điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực.

6. Thể hiện thái độ không đồng tinh với các hành vi kì thị về giới tính, dân tộc, địa vị xã hội

- Tổ chức nhiều hoạt động giúp bạn khuyết tật hoà nhập với các bạn trong trường, lớp.

- Bình luận, nhận xét về hình thể của các bạn trong lớp.

- Khích lệ bạn tự tin với những nét đẹp riêng của mình.

- Chỉ làm quen, giao lưu với những bạn có hoàn cảnh gia đình giống mình.

- Tham gia các buổi sinh hoạt về chủ đề chống phân biệt, kì thị giới tỉnh.

Hoạt động 7. Giới thiệu những truyền thống đáng tự hào ở địa phương

  1. Mục tiêu: Giúp HS giới thiệu các truyền thống tự hào tại địa phương, chia sẻ được những việc làm và cảm xúc khi tham gia các hoạt động phát huy các truyền thống đó.
  2. Nội dung:

- Giới thiệu các truyền thống tự hào ở địa phương

- Chia sẻ những việc làm và cảm xúc khi góp phần phát huy các truyền thống tự hào ở địa phương

  1. Sản phẩm: câu trả lời của HS
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Giới thiệu các truyền thống tự hào ở địa phương

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chia sẻ trong nhóm về các truyền thống tự hào tại địa phương như: truyền thống hiếu học; truyền thống biết ơn; truyền thống cần cù chăm chỉ lao động; truyền thống yêu thương con người.

- Yêu cầu nhóm lựa chọn nội dung hoạt động ý nghĩa và trình bày (truyền thông) trong nhóm. Tất cả các thành viên đều phải trình bày.

- Hình thức: GV động viên HS thiết lập ý tưởng theo các dạng: sơ đồ tư duy, thơ, sám vai,...

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV cho các nhóm thực hiện lập kế hoạch và trinh bày ý tưởng.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm nhận xét, góp ý về ý tưởng của nhóm bạn

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và tổng kết hoạt động

Nhiệm vụ 2. Chia sẻ những việc làm và cảm xúc khi góp phần phát huy các truyền thống tự hào ở địa phương

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV dùng kĩ thuật Khăn trải bàn để các nhóm chia sẻ những việc làm góp phần phát huy các truyền thống tự hào ở địa phương.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Mỗi thành viên đều ghi các việc làm. Sau khi các thành viên nhóm hoàn thành, các nhóm tổng hợp các nội dung cơ bản, đặc trưng và chia sẻ cho cả lớp.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Các nhóm bổ sung, góp ý sản phẩm các nhóm

- GV có thể gợi ý thêm một số việc làm nhằm góp phần phát huy các truyền thống tự hào ở địa phương như cùng tham gia xây dựng câu lạc bộ đọc sách ở địa phương.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, tổng kết và khuyến khích HS điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực.

7. Giới thiệu những truyền thống đáng tự hào ở địa phương

- Truyền thống hiếu học;

- Truyền thống tôn sư trọng đạo;

- Truyền thống nhớ ơn các anh hùng, liệt sĩ

- Truyền thống tương thân, tương ái

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Chia sẻ những việc làm và cảm xúc khi góp phần phát huy các truyền thống tự hào ở địa phương

Cùng tham gia xây dựng câu lạc bộ đọc sách ở địa phương:

- Quyên góp sách cho câu lạc bộ;

- Tham gia điều hành câu lạc bộ;

- Tuyên truyền về văn hoá đọc sách;

Hoạt động 8. Đánh giá kết quả hoạt động

  1. Mục tiêu: HS tự đánh giả về kết quả đạt được của mình sau chủ đề, HS đánh giá về sự tiến bộ của bạn mình và những mong đợi; GV có cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động của HS.
  2. Nội dung: HS tự đánh giả về kết quả hoạt động
  3. Sản phẩm: kết quả đánh giá
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1.

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS xem lại các nội dung tự đánh giá trong VBT và điều chỉnh nếu thấy cần thiết.

- GV yêu cầu các thành viên trong nhóm đưa ra ý kiến về kết quả hoạt động của các bạn:

+ Những tiến bộ trong quá trình tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

 + Những tiến bộ của bạn trong việc vận động người thân tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đánh giá

Cá nhân có thể phản hồi ý kiến của bạn nếu chưa đồng ý

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV yêu cầu HS viết vào vở bài tập những ý kiến của nhóm dành cho mình.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét hoạt động

Nhiệm vụ 2.

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV có thể đọc từng câu trong bảng và hỏi xem bao nhiêu người ở mỗi mức.

 - GV viết con số HS giơ tay ở mỗi mức.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đánh giá kết quả theo phiếu

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời  đại diện HS báo coá kết quả

- Nếu nội dung nào có điều gì bất thường, GV dừng lại để hỏi tại sao lại như vậy. GV hoàn toàn có thể điều chỉnh mức độ tự nhận thức của HS nếu phù hợp (vì trên thực tế có HS tự cao hoặc tự ti).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét chung về mức độ đạt được mục tiêu của chủ đề của lớp

8. Đánh giá kết quả hoạt động

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Giúp HS tham gia cào các hoạt động vì cộng đồng ở thực tiễn đời sống
  2. Nội dung: GV giao nhiệm vụ về nhà
  3. Sản phẩm: HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành, báo cáo kết quả vào các tiết học sau.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Báo cáo kết quả tham gia các hoạt đọng cộng đồng ở trường lớp hoặc địa phương em.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS ghi chủ đề vào vở kết quả.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS báo cáo kết quả vào tiết học sau.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết chủ đề.

- GV nhận xét và khích lệ HS điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực.

*Hướng dẫn về nhà:

  • Hoàn thành bài tập được giao
  • Rèn luyện các kĩ năng đã được học
  • Xem trước nội dung chủ đề

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 2

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Luật chơi: Mỗi nhóm được phát những tấm thẻ, trên tấm thẻ ghi những từ riêng lẻ khi ghép lại sẽ có nội dung liên quan đến chủ đề mới. Trong vòng 2 phút, nhóm nào ghép được nhiều từ chính xác, có ý nghĩa là thắng cuộc.

CHỦ ĐỀ 6. THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG VÌ CỘNG ĐỒNG

NỘI DUNG BÀI HỌC

Tìm hiểu những hoạt động thiện nguyện, nhận đạo

Thực hiện một số việc làm phù hợp để tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

Vận động người thân, các bạn tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

Giao tiếp, ứng xử có văn hoá khi tham gia các hoạt động trong cộng đồng

Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người

Thể hiện thái độ không đồng tinh với các hành vi kì thị về giới tính, dân tộc, địa vị xã hội

Thể hiện thái độ không đồng tinh với các hành vi kì thị về giới tính, dân tộc, địa vị xã hội

Đánh giá kết quả hoạt động

Tìm hiểu những hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

Nhiệm vụ 1

Kể tên một số hoạt động thiện nguyện, nhân đạo ở địa phương.

Nhiệm vụ 2

Chia sẻ về ý nghĩa của các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo đối với cộng đồng.

Nhiệm vụ 3

Chia sẻ cảm xúc của em khi chứng kiến mọi người tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

NV1. Kể tên một số hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

  • Kể tên số hành động vì cộng đồng mà bản thân đã từng tham gia tại trường, địa phương.
  • Kể thêm một số hoạt động mà em thích tham gia nhưng địa phương chưa thực hiện.

NV2. Chia sẻ về ý nghĩa của các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo đối với cộng đồng. 

Luật chơi: Mỗi học sinh gấp bông hoa, giữa bông hoa ghi một hoạt động thiện nguyện, nhân đạo mà em đã từng hoặc thích tham gia. Giáo viên chọn ngẫu nhiên một vài bông hoa. Chủ nhân bông hoa sẽ lên thuyết trình trong vòng 3 phút về ý nghĩa của hoạt động thiện nguyện, nhân đạo ấy đối với cộng đồng, xã hội.

Ý nghĩa của các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

  • Quyên góp sách cho các bạn có cảnh khó khăn:
  • Tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa mọi người
  • Giúp cộng đồng vượt qua những khó khăn, thử thách;
  • Lan toả được tinh thần yêu thương, đoàn kết giúp đỡ mọi người.
  • Tham gia nhặt rác trên bờ biển:
  • Phát triển đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của cộng đồng;
  • Bảo vệ môi trường, cảnh quan chung;
  • Nâng cao ý thức của cộng đồng trong các hoạt động thiện nguyện.

NV3. Chia sẻ cảm xúc của em khi chứng kiến mọi người tham gia các

hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

Trong vòng 5 phút, mỗi nhóm ghi ra 3 cảm xúc của mình khi chứng kiến người khác thực hiện các hoạt động thiện nguyện.

Thực hiện một số việc làm phù hợp để tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo

Nhiệm vụ 1

Lựa chọn cách tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

Nhiệm vụ 2

Thực hiện những cách mà em đã lựa chọn để tham gia hoạt động thiện nguyện, nhân đạo..

Nhiệm vụ 3

Trao đổi về ý nghĩa đối với bản thân khi tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo.

Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 kì 2 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 kì 2 chân trời sáng tạo bản 2

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 chân trời sáng tạo với cuộc sống, GA trình chiếu hoạt động trải nghiệm 7 chân trời sáng tạo bản 2, GA điện tử hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 CTST bản 2

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)

Chat hỗ trợ
Chat ngay