Giáo án powerpoint lịch sử 7 kì 2 chân trời sáng tạo

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint lịch sử 7 kì 2 sách chân trời sáng tạo. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn lịch sử 7 chân trời sáng tạo của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint lịch sử 7 kì 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint lịch sử 7 kì 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint lịch sử 7 kì 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint lịch sử 7 kì 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint lịch sử 7 kì 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint lịch sử 7 kì 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint lịch sử 7 kì 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint lịch sử 7 kì 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint lịch sử 7 kì 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint lịch sử 7 kì 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint lịch sử 7 kì 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint lịch sử 7 kì 2 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint lịch sử 7 kì 2 chân trời sáng tạo


I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO KÌ 2

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 14: HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TỰU VĂN MINH ĐÔNG NAM Á CỔ - TRUNG ĐẠI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Trình bày được các thời kì phát triển và những thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á.

- Biết cách sưu tầm tư liệu để tìm hiểu về nền văn minh này; biết trận trọng giá trị di sản, tham gia bảo tồn di sản vẫn hoá Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

  1. Năng lực

Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo

Năng lực riêng:

-  Phát triển NL tìm hiểu lịch sử

+ Biết cách sưu tầm và sử dụng một số tư liệu để tìm hiểu về hành trình phát triển và thành tựu văn minh Đông Nam Á.

+ Nêu được một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á: tôn giáo và tín ngưỡng, văn tự và văn học, kiến trúc và điêu khắc...

Phát triển NL nhận thức và tư duy lịch sử

+ Trình bày được các thời kì phát triển của văn minh Đông Nam Á trên đường thời gian.

+ Biết trận trọng giá trị trường tồn của các di sản văn minh Đông Nam Á, tham gia bảo tồn các di sản văn minh Đông Nam Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

  1. Phẩm chất

- Nhân ái: Giáo dục tinh thần chia sẻ giữa các nền văn hoá trong văn minh Đông Nam Á (học hỏi, hoà nhập, hợp tác, tham gia bảo tồn di sản văn hoá Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam)

- Trách nhiệm: Giáo dục tinh thần trách nhiệm, ý thức hội nhập, hợp tác giữa các nền văn hoá trong văn minh Đông Nam Á.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
  • Một số tư liệu, hình ảnh gắn với nội dung bài học
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử 10.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
  3. Nội dung:

- GV có thể sử dụng phần mở đầu trong SGK để hướng dẫn HS đọc tư liệu, tìm hiểu về lịch sử văn minh Đông Nam

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV có thể sử dụng phần mở đầu trong SGK để hướng dẫn HS đọc tư liệu, tìm hiểu về lịch sử văn minh Đông Nam Á.

  1. 1. Theo em, đặc trưng của văn hoá Đông Nam Á là gì?
  2. Lễ hội té nước ở các nước Đông Nam Á thể hiện đặc trưng văn minh nào của khu vực?

Bước 2 : HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tìm hiểu nhanh những kiến thức HS đã biết và muốn biết về bài học

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời đại diện HS trả lời nhanh những kiến thức HS đã biết và muốn biết về bài học.

  1. Đông Nam Á là một trong những trung tâm văn minh hình thành sớm, có đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của văn minh nhân loại. Văn minh Đông Nam Á mang đậm tính bản địa, thể hiện rõ nét tính chất "thống nhất trong đa dạng". Mẫu số chung của văn minh Đông Nam Á là nông nghiệp trồng lúa nước. Các thành tựu văn minh Đông Nam Á thể hiện sự kết hợp độc đáo giữa các giá trị bản địa với sự tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa.
  2. Nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia nông nghiệp lúa nước ở Đông Nam Á. Lễ hội té nước ở mỗi nước có tên gọi khác nhau nhưng đều mang đậm bản sắc văn hoá truyền thống khu vực, nhằm cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, quốc thái dân an, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lễ hội té nước còn là nghi thức đón năm mới ở một số nước Đông Nam Á.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học:

Đông Nam Á là một trong những trung làm văn minh hình thành sớm của văn minh nhân loại. Văn minh Đông Nam Á mang đậm tinh bản địa và tỉnh thống nhất trong đa dạng. Văn minh Đông Nam Á có – trung đại cả hành trình phát triển và đạt được những thành tựu như thế nào, có những giá trị gì đối với khu vực nói chung, Việt Nam nói riêng?Chúng ta cùng vào Bài 14: Hành trình phát triển và thành tựu văn minh Đông Nam Á cổ -trung đại.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hành trình phát triển

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

+ Biết cách sưu tầm và sử dụng một số tư liệu để tìm hiểu về hành trình phát triển và thành tựu văn minh Đông Nam Á.

+ Trình bày được các thời kì phát triển của văn minh Đông Nam Á trên đường thời gian.

  1. Nội dung:

- GV yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu SGK và làm việc nhóm đôi.

  1. Sản phẩm học tập: các thời kì phát triển của văn minh Đông Nam Á
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu SGK và làm việc nhóm đôi.

1. Trình bày quá trình hình thành nền văn minh Đông Nam Á thời cổ đại.

2. Tiến trình phát triển của văn minh Đông Nam Á thời trung đại diễn ra như thế nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc theo các nhóm, thảo luận, đọc thông tin và tư liệu SGK để giải quyết vấn đề GV đưa ra.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, giải quyết vấn đề:

hành trình phát triển của Đông Nam Á theo 3 giai đoạn:

+ Từ đầu Công nguyên đến the ki X

+  Thế kỉ X đến thế kỉ XV

+Thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, nêu kết luận và chuyển sang nội dung mới.

1. Hành trình phát triển

- Giai đoạn từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X: Nhiều quốc gia sơ kì hình thành và phát triển của văn minh Đông Nam Á (Champa, Phù Nam, Lankasuka, Tambralinga, Tumasic, Tamuram, Chân Lap, Srivijaya, Kalinga,...).

- Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV: Hình thành các quốc gia “dân tộc" như vương triều Majapahit, Đại Việt, Champa, Cambodia, Pagan, Sukhothai và Lan Xang.

- Giai đoạn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX: Từ thế kỉ XVI, nhiều nước ở Đông Nam Á bước vào thời kì khủng hoảng, suy thoái và phải đối diện với sự xâm nhập của các nước phương Tây.

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO KÌ 2

 

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC LỊCH SỬ HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

  • Theo em, đặc trưng của văn hoá Đông Nam Á là gì?
  • Lễ hội té nước ở các nước Đông Nam Á thể hiện đặc trưng văn minh nào của khu vực?

Câu trả lời

  • Đông Nam Á là trung tâm văn minh, đóng góp quan trọng cho văn minh nhân loại, mang đậm tính bản địa.
  • Văn minh Đông Nam Á kết hợp giữa giá trị bản địa với văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.
  • Nước có ý nghĩa đặc biệt với quốc gia nông nghiệp lúa nước ở Đông Nam Á.
  • Lễ hội té nước mang đậm văn hoá truyền thống khu vực, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt.
  • Nghi thức đón năm mới ở một số nước Đông Nam Á.

Một số thành tựu văn minh khác

Chữ Chăm cổ

Chữ Nôm được sử dụng trong Truyện Kiều – Nguyễn Du

Ăng-co Vát (Cam-pu-chia)

Tháp Thạt Luổng (Lào)

BÀI 14:

HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TỰU VĂN MINH ĐÔNG NAM Á CỔ - TRUNG ĐẠI

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Hành trình phát triển
  2. Thành tựu văn minh tiêu biểu

Tín ngưỡng, tôn giáo

Chữ viết và văn học

Kiến trúc và điêu khắc

PHẦN 1.

HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN

THẢO LUẬN NHÓM

  • Trình bày quá trình hình thành nền văn minh Đông Nam Á thời cổ đại.
  • Tiến trình phát triển của văn minh Đông Nam Á thời trung đại diễn ra như thế nào?

Quá trình hình thành nền văn minh Đông Nam Á thời cổ đại

Giai đoạn từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

Giai đoạn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Giai đoạn từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Nhiều quốc gia sơ kì hình thành và phát triển của văn minh Đông Nam Á (Champa, Phù Nam, Lankasuka, Tambralinga, Tumasic, Tamuram, Chân Lap, Srivijaya, Kalinga,...).

Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

Hình thành các quốc gia “dân tộc" như vương triều Majapahit, Đại Việt, Champa, Cambodia, Pagan, Sukhothai và Lan Xang.

Giai đoạn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Từ thế kỉ XVI, nhiều nước ở Đông Nam Á bước vào thời kì khủng hoảng, suy thoái và phải đối diện với sự xâm nhập của các nước phương Tây.

Vương quốc Sri Vi-giay-a

Vương quốc Phù Nam

Thời kì Ăng-co

Vương quốc Pa-gan

PHẦN 2.

THÀNH TỰU VĂN MINH TIÊU BIỂU

Vẽ sơ đồ infografic về các thành tựu văn minh tiêu biểu của khu vực Đông Nam Á.

  1. Tín ngưỡng, tôn giáo

Tín ngưỡng

Tín ngưỡng là gì?

  • Là tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp lúa nước, vừa lệ thuộc vừa gắn bỏ với thiên nhiên.
  • Thờ con vật gần gũi với nông nghiệp (trâu, cóc,...), thờ thần Lúa, Hồn Lúa, Mẹ Lúa, ...

THẢO LUẬN NHÓM

Tín ngưỡng nào thể hiện tính bản địa của cư dân ở Đông Nam Á?

Khu vực có lịch sử văn hoá lâu đời, được xem là bảo tàng tín ngưỡng, tôn giáo của loài người với nhiều loại hình tín ngưỡng (sùng bái tự nhiên, thờ cúng tổ tiên,..) và tôn giáo (Phật giáo, Nho giáo, Hindu giáo,...)

Mở rộng

Đời sống cư dân Đông Nam Á tồn tại ba nhóm tín ngưỡng chính

Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên

Tín ngưỡng phồn thực

Tín ngưỡng thờ cúng người đã mất

Tín ngưỡng bản địa được bảo tồn và tiếp tục tồn tại đến ngày nay như một nét văn hóa truyền thống của mỗi quốc gia

Tôn giáo

Tôn giáo là gì?

  • Phổ biến các loại hình tôn giáo bản địa dựa trên tín ngưỡng vạn vật hữu linh từ thời nguyên thủy.
  • Các tôn giáo lớn trên thế giới như Phật giáo, Hồi giáo, Công giáo, Tin Lành,…
  • Gắn liền với các tín ngưỡng, tôn giáo là hệ thống lễ hội rất phong phú.
  • Con đường du nhập: do sự tiếp xúc, giao thương và quá trình xâm lược.
  • Đông Nam Á là khu vực đa tôn giáo.
  • Phổ biến: Phật giáo, Hồi giáo và Công giáo.
  • Các tôn giáo cùng tồn tại và phát triển hòa hợp.

THẢO LUẬN NHÓM

Đọc thông tin và quan sát hình ảnh: Em hãy kể tên và nêu những nét khái quát về một số tôn giáo chính ở Đông Nam Á.

Nhóm 1:

Tìm hiểu về Phật giáo

Nhóm 2:

Tìm hiểu về Hồi giáo

Nhóm 3:

Tìm hiểu về Công giáo

Tượng Phật ở chùa Ki-a-kpun ở Ba-gô (Mi-an-ma)

Nhà thờ Hồi giáo Bai-tu-ra-man (In-đô-nê-xi-a)

Nhà thờ Ba-si-li-ca đờ Xan Mác-tin đờ Tua ở Ba-tan-gát (Phi-líp-pin)

Phật giáo

  • Thời gian: đầu Công nguyên.
  • Vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội, văn hóa,…
  • Thịnh hành tại các quốc gia như Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam.

Chùa Dâu (Bắc Ninh) – ngôi chùa Phật giáo cổ xưa nhất Việt Nam

Chùa Shwedagon – ngôi chùa

Phật giáo linh thiêng nhất Mi-an-ma

Hồi giáo

  • Thời gian: TK XIII
  • Con đường du nhập: hoạt động thương mại của thương nhân Ấn Độ
  • Phát triển tại các quốc gia như In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a.

Thánh đường Hồi giáo Masjid Istiqlal (In-đô-nê-xi-a)

Thánh đường Hồi giáo Jame Asr Hassanil Bolikah Mosque (Bru-nây)

Công giáo

  • Thời gian: TK XVI
  • Con đường du nhập: các linh mục Tây Ban Nha
  • Được truyền bá đến nhiều nước khác trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Nhà thờ chính tòa Saint Mary, Mi-an-ma

Nhà thờ Công giáo Jakarta,  In-đô-nê-xi-a

Nhà thờ Assumption, Thái Lan

Do sự tiếp xúc, giao thương và quá trình xâm lược, văn minh Ấn Độ, Trung Hoa và phương Tây đã xâm nhập và ảnh hưởng, phát triển ở các quốc gia Đông Nam Á, nhất là về tôn giáo.

Chữ viết và văn học

THẢO LUẬN NHÓM

Nhóm 1:

Chữ viết

Em hãy đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

Ảnh hưởng từ nền văn minh lớn đến chữ viết của Đông Nam Á như nào?

Nhóm 1:

Văn học

Em hãy đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:

Hãy cho biết cơ sở hình thành nền văn học (văn học dân gian và văn học viết).

Chữ viết

Sử dụng các chữ viết cổ của Ấn Độ và Trung Quốc

Theo em, việc cư dân các nước Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết của mình có ý nghĩa như thế nào?

Tính sáng tạo

Tính dân tộc

Tinh thần sẵn sàng tiếp thu, học hỏi của cư dân Đông Nam Á

Văn học

  • Văn học dân gian phong phú, đa dạng.
  • Văn học viết mang tính dân tộc cao, đa dạng về thể loại.
  • Tiêu biểu: Truyện Kiều (Việt Nam), Riêm Kê (Cam-pu-chia), Ra-ma-kiên (Thái Lan),…

Một vở diễn Riêm Kê tại siêm Riệp

Một cảnh trong Ra-ma-kiên, Băng Cốc

Em hãy kể tên một số tác phẩm văn học chữ Nôm tiêu biểu ở Việt Nam thời kì trung đại mà em biết.

  1. Kiến trúc và điêu khắc

THẢO LUẬN NHÓM

Em hãy đọc thông tin mục 3, quan sát Hình 14.6, 14.7 và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của cư dân Đông Nam Á khi chịu ảnh hưởng của các nền văn hoá bên ngoài?

Nhóm 1, 2:

Tìm hiểu về kiến trúc

Nhóm 3, 4:

Tìm hiểu về điêu khắc

Hình 14.6. Chùa Vàng Sờ-que-đa-gon (Mi-an-ma)

Hình 14.7. Tranh đá và tác phẩm điêu khắc ở đền Ăng-co Vát (Cam-pu-chia)

Kiến trúc

  • Các công trình kiến trúc (đền, chùa, tháp) mang phong cách Phật giáo và Hin-đu giáo.
  • Vẫn giữ nét độc đáo riêng, thể hiện bản sắc văn hóa của từng dân tộc.

Đền Pram-ba-nan (In-đô-nê-xi-a) – ngôi đền Hin-đu lớn nhất Đông Nam Á

Khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam)

Chùa Phật Ngọc – Thái Lan

Chùa Vàng – Mi-an-ma

Điêu khắc

Đài thờ Mỹ Sơn E1 – Bảo tàng điêu khắc Chăm (Việt Nam)

  • Tự sáng tạo ra nghệ thuật điêu khắc độc đáo và đa dạng.
  • Việc tìm thấy các hiện vật bằng đồng, hoa văn trang trí trên nhiều chất liệu khác nhau cho thấy một phong cách nghệ thuật riêng, độc đáo, tinh xảo.

LUYỆN TẬP

  • Dựa vào các kiến thức đã học ở trên, em hãy hoàn thành nhiệm vụ sau vào Phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP

Họ và tên:………………………………………………

Nhóm:…………

  1. Lập niên biểu các giai đoạn phát triển văn minh chính của khu vực Đông Nam Á từ khi thành lập cho đến giữa thế kỉ XIX.
  2. Trình bày các thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á.Thành tựu nào khiến em ấn tượng nhất về nền văn minh này?
  3. Những thành tựu nào của văn minh Đông Nam Á có giá trị thực tiễn đến ngày nay? Cho một vài ví dụ cụ thể.

Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

  • Đầu Công nguyên, quốc gia sơ kì hình thành, dung hợp văn hóa bản địa - Ấn Độ.
  • Thế kỉ VII – X: Hình thành quốc gia dân tộc, ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc.

Thế kỉ X đến thế kỉ XV

  • Phát triển mạnh, rực rỡ; kinh tế thịnh vượng, xã hội ổn định.
  • Chọn lọc văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc, Hồi giáo, đã bổ sung cho văn hóa khu vực.

Thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

  • Thời kì khủng hoảng, suy thoái, các nước phương Tây xâm lược.
  • Văn hóa phương Tây ảnh hưởng khu vực, tạo chuyển biến cho phát triển khu vực ở thời cận và hiện đại.

Câu trả lời

  • Kiến trúc: Angkor Watt, Angkor Thom – Bayon, Borobudur, Thánh địa Mỹ Sơn.
  • Nghệ thuật: điêu khắc, dệt, thủ công,...
  • Nghề nông trồng lúa nước,...

VẬN DỤNG

Nhiệm vụ:

  1. Nêu được lựa chọn để giới thiệu cho bạn bè, em sẽ chọn giới thiệu thành tựu văn minh tiêu biểu nào ở khu vực Đông Nam Á? Vì sao?
  2. Những giá trị nào của các di sản văn minh Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng cần được bảo tồn và phát huy ảnh hưởng cho sự phát triển ngày nay?

Gợi ý

  1. Trình bày thành tựu văn minh tiêu biểu nào ở khu vực Đông Nam Á và giải thích lý do dưới hình thức đoạn văn.
  • Kiến trúc: Angkor Watt, Angkor Thom – Bayon, Thánh địa Mỹ Sơn.
  • Nghệ thuật điêu khắc.
  • Nghề nông trồng lúa nước.
  • Di tích lịch sử, di sản văn hoá, lễ hội truyền thống,...

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Giáo án powerpoint lịch sử 7 kì 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint lịch sử 7 kì 2 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: Giáo án powerpoint lịch sử 7 chân trời sáng tạo với cuộc sống, GA trình chiếu lịch sử 7 chân trời sáng tạo, GA điện tử lịch sử 7 chân trời sáng tạo, bài giảng điện tử lịch sử 7 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)

Chat hỗ trợ
Chat ngay