Giáo án powerpoint mĩ thuật 7 kì 2 cánh diều

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint mĩ thuật 7 kì 2 sách cánh diều. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn mĩ thuật 7 cánh diều của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint mĩ thuật 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 7 kì 2 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint mĩ thuật 7 kì 2 cánh diều


I. GIÁO ÁN WORD MĨ THUẬT 7 CÁNH DIỀU KÌ 2

Ngày soạn:… / … / …

Ngày dạy:… / … / …

BÀI 10: TƯỢNG THÚ

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. 1Kiến thức
  • Nhận biết được hình, khối và vật liệu qua một số tượng thú trong điêu khắc.
  • Bước đầu hiểu ý nghĩa của một số bức tượng trong văn hóa Việt Nam.
  • Nhận xét, nêu được cảm nhận về sản phẩm.
  1. Năng lực

Năng lực mĩ thuật:

  • Biết: Nhận biết được đặc điểm hình khối và chất liệu của một só tượng thú trong điêu khắc.
  • Hiểu: Trình bày, phân tích được ý nghĩa của của một số bức tượng điêu khắc trong văn hóa Việt Nam.
  • Vận dụng: Thể hiện ý tưởng, điêu khắc các con thú mà HS yêu thích; Thực hiện được các bước thực hành tạo hình con thú; Vận dụng kiến thức đã học sáng tạo sản phẩm điêu khắc hình tượng thú.

Năng lực chung:

  • Sưu tầm tranh, ảnh về phù điêu.
  • Chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.
  • Trao đổi, thảo luận về nội dung, ý tưởng để tạo hình phù điêu nhóm người; cùng bạn thực hành, thảo luận và trưng bày, nhận xét sản phẩm.
  • Biết sử dụng dụng cụ, vật liệu, hoạ phẩm để thực hành tạo sản phẩm.
  1. 3. Phẩm chất
  • Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên và không gian văn hoá, thẩm mĩ; bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hoá, nghệ thuật dân tộc.
  • Yêu cái đẹp, trân trọng các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật và sự sáng tạo của nghệ sĩ.
  • Có tinh thần tự học; nhiệt tình tham gia hoạt động của lớp, gia đình, nhà trường và cộng đồng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Mĩ thuật 7.
  • kế hoạch DH, giáo án điện tử,
  • Hình minh hoạ giấy; đất nặn, các loại củ, quả, bút, kéo,...
  1. Đối với học sinh
  • SGK, Vở thực hành Mĩ thuật 7.
  • Màu vẽ, giấy, bút chì.
  • Kéo, đất nặn, các loại củ, quả.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS gọi tên một số tượng con vật và nêu đặc điểm của con vật, liên hệ với bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”.
  4. Sản phẩm học tập: Kết quả trò chơi.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao HS nhiệm vụ tham gia chơi trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” và cho biết:

+ Tên con vật trong tranh.

+ Nêu được đặc điểm con vật.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ học tập quan sát và tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS tham gia trò chơi.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV công bố kết quả trò chơi, nhận xét câu trả lời của các đội.

- GV kết luận, nhận xét trò chơi, dẵn dắt vào nội dung bài học tạo hình tượng những con thú, trình bày yêu cầu của bài học: Bài 10: Tượng thú.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khám phá

  1. Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm hình khối và chất liệu một số tượng thú trong điêu khắc.
  2. Nội dung: GV giao HS nhiệm vụ quan sát hình ảnh SGK tr.42,43 và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao HS nhiệm vụ quan sát hình ảnh ở SGK tr. 42, 43 và cho biết:

+ Chất liệu của những bức tượng.

+ Nhận xét hình dáng của tượng các con thú.

Lưu ý: Có thể giao nhiệm vụ cho cả nhân nhóm HS tìm hiểu.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, HS thực hiện nhiệm vụ học tập. GV quan sát, điều hành.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổ chức báo cáo: chọn từ 2 – 3 HS hoặc từ 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kết luận: Tượng con thú, đa dạng và phong phú như: đá, đất nung, gỗ… với nhiều nét độc đáo, tinh xảo. Điêu khắc đá thường cô đọng, đơn giản về hình khối. Điêu khắc đình, làng Bắc Bộ và tượng nhà mồ Tây Nguyên lại có nét mộc mạc, dân dã.

1. Khám phá

- Tượng khỉ bịt tai trong bộ tượng “Khỉ Tam Không", thời Lý, thế kỉ XI, XIII, tại Tháp Chương Sơn, Ý Yên, Nam Định:

+ Đây là bộ tượng gồm ba chú khỉ. Mỗi chú khỉ có ba hành động khác nhau, che tại, che mắt, che miệng, biểu trưng cho không nghe, không thấy và không nói.

+ Bộ tượng tam không thể hiện triết lí sâu sắc, gia tăng giá trị trong kiến trúc Phật giáo, mang ý nghĩa tâm linh, thể hiện rõ ràng sự giáo dưỡng trong đạo làm người.

- Tượng sư tử thời Lý, thế kỉ XI – XIII:

+ Tượng sư tử quỳ trên bệ hình chữ nhật, màu đỏ gạch, cao 16,4 cm.

+ Đây là tượng đất nung thời Lý, rất hiếm còn lại đến ngày nay.

+ Ta thấy xung quanh thân sư tử có các chấm dải và dải xoắn.

- Tượng voi, văn hoá Chăm-pa, thế kỉ X, khai quật tại Trà Kiệu, Duy Xuyên, Quảng Nam:

+ Theo truyền thuyết của Hindu giáo, voi là vật cưỡi của thần Indra (Thần Sấm Sét – cai trị trên các cõi trời).

+ Đối với văn hoá Chăm-pa, voi là linh vật được thể hiện khá phổ biến trong nghệ thuật điêu khắc, mang giá trị nghệ thuật cao, được trang trí ở các công trình kiến trúc đền tháp.

+ Đặc biệt, kinh thành cổ Chăm-pa như Simhapura (là kinh thành Trà Kiệu, Quảng Nam) và kinh thành Vijaya (là thành Đồ Bàn, Bình Định) là những nơi có các bức tượng voi đá được điêu khắc độc đáo.

- Tượng chim ó, nhà mồ Tây Nguyên:

+ Nhà mồ và tượng mồ là mảng đặc sắc của văn hoá Tây Nguyên (Nam Trung Bộ, Việt Nam).

+ Trong thời gian gần đây, truyền thống dựng nhà mồ – tượng mồ chỉ còn tập trung ở các dân tộc Ba na, Ê đê, Gia rai, Mnông, Xơ Đăng.

- Nhóm tượng linh thú chùa Phật Tích, thời Lý, Bắc Ninh:

+ Nhóm tượng 10 linh thú là một trong ba nhóm cổ vật của tỉnh Bắc Ninh được công nhận bảo vật quốc gia đợt 6, năm 2017.

+ Các nhà nghiên cứu nhận định, bảo vật này có giá trị đặc biệt, gắn liền với lịch sử thời Lý (thế kỉ XI), cùng thời điểm xây dựng chùa Phật Tích.

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT MĨ THUẬT 7 CÁNH DIỀU KÌ 2

 

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY

TRÒ CHƠI ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ

  • Tên con vật trong tranh.
  • Nêu được đặc điểm con vật.

Con chuột

  • Mõm nhọn, mắt đen, to
  • Lông mềm, đuôi dài và có một lớp vẩy ngắn nhỏ
  • Bộ răng: 4 chiếc răng cửa và 12 răng hàm à răng phát triển nhanh, là động vật gặm nhấm

Con khỉ

  • Loài thú cao cấp, cấu tạo cơ thể gần giống người
  • Bộ lông ngắn, 2 tay, 2 chân
  • Di chuyển bằng 3 cách: đi, chạy, leo trèo
  • Đuôi giúp khỉ giữ thăng bằng khi di chuyển trên cây

Con lợn

  • Đầu to vừa, mõm hơi cong, mũi thẳng thon
  • Tai nhỏ, ngắn, hơi nhô về phía trước
  • Đa số lợn có thể chất thanh sổi
  • Thân vuông, thấp, lưng oằn, mông vai nở, chân thấp, yếu, móng xòe, đuôi ngắn

BÀI 10:  TƯỢNG THÚ

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. KHÁM PHÁ

Tìm hiểu hình ảnh theo gợi ý sau:

  1. a) Chỉ ra chất liệu của những bức tượng.
  2. b) Nhận xét hình dáng của tượng các con thú.

Trả lời

  • Chất liệu: đá, gỗ
  • Hình dáng tượng của các con thú: chân thực, sinh động.

Mở rộng

Tượng khỉ bịt tai - Bộ tượng “Khỉ Tam Không"

  • Thời Lý, thế kỉ XI - XIII, tại Tháp Chương Sơn, Ý Yên, Nam Định
  • Gồm ba chú khỉ: khỉ che tại, khỉ che mắt, khỉ che miệng à không nghe, không thấy và không nói.
  • Triết lí sâu sắc, giá trị kiến trúc Phật giáo, ý nghĩa tâm linh, sự giáo dưỡng trong đạo làm người.

Tượng sư tử thời Lý, thế kỉ XI – XIII

  • Hình chữ nhật, màu đỏ gạch, cao 16,4 cm.
  • Tượng đất nung thời Lý, rất hiếm đến ngày nay
  • Quanh thân sư tử có các chấm dải và dải xoắn.

Tượng voi, văn hoá Chăm-pa, thế kỉ X, tại Quảng Nam

  • Hindu giáo, voi - vật cưỡi của thần Indra (Thần Sấm Sét)
  • Văn hoá Chăm-pa, voi - linh vật trong điêu khắc à nghệ thuật cao, trang trí ở đền tháp
  • Kinh thành cổ Chăm-pa như Simhapura (Quảng Nam) và Vijaya (Bình Định) là những nơi có tượng voi đá điêu khắc.

Tượng chim ó, nhà mồ Tây Nguyên

  • Nhà mồ và tượng mồ là văn hoá đặc sắc Tây Nguyên (Nam Trung Bộ, Việt Nam)
  • Ngày nay, truyền thống dựng nhà mồ – tượng mồ chỉ còn tập trung ở dân tộc Ba na, Ê đê, Gia rai, Mnông, Xơ Đăng.

Nhóm tượng linh thú chùa Phật Tích, thời Lý, Bắc Ninh

  • Tượng 10 linh thú là một trong ba nhóm cổ vật của tỉnh Bắc Ninh - bảo vật quốc gia (đợt 6, 2017)
  • Giá trị đặc biệt, gắn với lịch sử thời Lý (thế kỉ XI), cùng thời điểm xây dựng chùa Phật Tích.

Kết luận:

Tượng con thú, đa dạng và phong phú như: đá, đất nung, gỗ… với nhiều nét độc đáo, tinh xảo. Điêu khắc đá thường cô đọng, đơn giản về hình khối. Điêu khắc đình, làng Bắc Bộ và tượng nhà mồ Tây Nguyên lại có nét mộc mạc, dân dã.

  1. SÁNG TẠO

TÌM Ý TƯỞNG

Trình bày ý tưởng để tạo hình tượng con thú mà em yêu thích?

B1: Xác định nội dung, chủ đề

B2: Chọn hình dáng điển hình

B3: Xác định phương pháp thực hành

THỰC HÀNH

Cách 1: Tạo hình tượng con thú từ củ, quả

  1. Cắt khối phù hợp với ý tưởng
  2. Tạo mặt phẳng hai bên và vẽ phác hình con thú
  3. Cắt gọt cơ bản
  4. Tạo hình phần đầu và phần thân tượng
  5. Hoàn thiện sản phẩm
  6. SÁNG TẠO

THỰC HÀNH

Cách 2: Tạo hình tượng con thú từ đất sét kết hợp vật liệu sẵn có

  1. Tạo khối đất theo ý tưởng, làm dụng cụ cắt đất sét
  2. Tạo mặt phẳng hai bên và vẽ phác hình con thú
  3. Cắt gọt cơ bản
  4. Tạo hình phần đầu và phần thân tượng
  5. Hoàn thiện sản phẩm

Kết luận

Xác định chủ đề phù hợp với bài học; lựa chọn đặc điểm, hình dáng của con thú muốn tạo hình; phương pháp và cách tạo hình đơn giản, hiệu quả để tạo hình được tượng thú theo ý thích.

LUYỆN TẬP

Em hãy tạo hình con thú yêu thích kết hợp các bức tượng theo nhóm và đặt tên chủ đề nghệ thuật:

  • Lựa chọn củ, quả hoặc đất nặn, đất sét.
  • Thực hiện được bức tượng bằng cách cắt gọt.
  • Trình bày được ý tưởng, cách làm tượng con thú theo cá nhân hoặc nhóm.

Hình ảnh tham khảo

  1. THẢO LUẬN

Trưng bày sản phẩm và chia sẻ:

  • Ý tưởng tạo hình bức tượng con thú.
  • Cách tạo ra sản phẩm của em.
  • Thông điệp bảo vệ động vật hoang dã được thể hiện qua sản phẩm.
  1. ỨNG DỤNG
  • Sản phẩm tạo hình tượng có thể sử dụng để trang trí trong phòng khách, tủ kính,… trong ngôi nhà của em.
  • Vận dụng cách tạo hình tượng con thú để tạo ra các sản phẩm đồ chơi hoặc tặng bạn bè và người thân.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Hoàn thành bài tập phần Ứng dụng

Ôn lại kiến thức bài học

Học và chuẩn bị bài mới: Bài 11

Giáo án powerpoint mĩ thuật 7 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 7 kì 2 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: Giáo án powerpoint mĩ thuật 7 cánh diều với cuộc sống, GA trình chiếu mĩ thuật 7 cánh diều, GA điện tử mĩ thuật 7 cánh diều, bài giảng điện tử mĩ thuật 7 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

Chat hỗ trợ
Chat ngay