Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kì 2 chân trời sáng tạo

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint ngữ văn 7 kì 2 sách chân trời sáng tạo. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn ngữ văn 7 chân trời sáng tạo của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kì 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kì 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kì 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kì 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kì 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kì 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kì 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kì 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kì 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kì 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kì 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kì 2 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kì 2 chân trời sáng tạo


I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO KÌ 2

 Ngày soạn:…..…/..…../……

Ngày dạy:……./……/…….

ĐỌC VĂN BẢN

TIẾT…: VĂN BẢN 2. NHỮNG KINH NGHIỆM DÂN GIAN VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần.

- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà VB muốn gửi đến người đọc.

- Biết trân trọng kho tàng tri thức của cha ông.

- Liên hệ, so sánh và kết nối.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực riêng biệt

- Năng lực xác định số dòng, số chữ, vần, cầu trúc các về trong câu tục ngữ.

- Năng lực xác định nghĩa của những từ ngữ khó hiểu.

- Năng lực chú ý những từ ngữ, hình ảnh độc đáo.

- Năng lực tìm và phân tích hiệu quả của những biện pháp tu từ được sử dụng trong VB.

  1. Phẩm chất:

-  HS biết trân trọng kho tàng tri thức của cha ông.  

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu học tập: GV chuyển một số câu hỏi trong SGK thành phiếu học tập;

- Một số tranh ảnh có liên quan đến bài học;

- Sơ đồ, biểu bảng;

- Giấy A0 để HS trình bày kết quả làm việc nhóm;

- Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm bài viết, bài trình bày của HS.

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khơi gợi, dẫn dắt các em vào VB Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất.
  3. Nội dung: GV cho HS quan sát hình và đặt câu hỏi gợi dẫn cho HS.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu cho HS xem hình ảnh và đặt câu hỏi gợi dẫn cho HS trao đổi theo cặp đôi: Theo em, để trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, người lao động thường đặc biệt chú ý đến những yếu tố nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi gợi dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một vài nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét.

Dự kiến sản phẩm:

Theo em, để trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, người lao động thường đặc biệt chú ý đến những yếu tố như đất đai, khí hậu, giống cây trồng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã tích cực trả lời câu hỏi

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Ở tiết học trước chúng ta đã được học những câu tục ngữ kinh nghiệm dân gian về thời tiết. Trong bài học về chủ đề tục ngữ ngày hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm hiểu chùm câu tục ngữ về những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất nhé!

 

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản

  1. Mục tiêu: HS rèn luyện được kĩ năng đọc, suy luận về hiện tượng mà tác giả dân gian muốn nói qua các câu tục ngữ.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc văn bản và trả lời câu hỏi suy luận khi đọc.
  3. Sản phẩm học tập: HS đọc và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS đọc trực tiếp VB, yêu cầu đọc to rõ, chú ý đến vần, nhịp, các vế khi đọc.

- Trong quá trình đọc, khi gặp câu hỏi được đóng khung, GV nhắc HS tạm dừng vài phút để suy nghĩ, tự trả lời rồi tiếp tục tiến trình đọc: “Hoa đất” trong câu 5 được hiểu như thế nào? GV hướng dẫn HS dựa vào ngữ cảnh (sự đối lập với “hư dất”) để suy luận từ ngữ “hoa đất” trong câu tục ngữ số 5 được hiểu như thế nào.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc văn bản, trả lời câu hỏi suy luận.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

I. Đọc hiểu chung

 

 

 

 

 

“Hoa đất” trong câu 5 được hiểu là đất tốt tươi, màu mỡ.

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO KÌ 2

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC MỚI!

KHỞI ĐỘNG

Theo em, để trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, người lao động thường đặc biệt chú ý đến những yếu tố nào?

Bài 7 – Trí tuệ dân gian

Văn bản 2: Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. ĐỌC HIỂU CHUNG

Hoa đất trong câu 5 được hiểu như thế nào?

Mưa tháng Tư hư đất, mưa tháng Ba hoa đất.

Hoa đất trong câu 5 được hiểu là đất tốt tươi, màu mỡ.

  1. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
  2. Một số yếu tố của các câu tục ngữ

Dựa vào những đặc điểm của tục ngữ trong mục Trí thức ngữ văn, hãy chỉ ra các đặc điểm của tục ngữ được thể hiện trong những câu trên.

Những câu trên là tục ngữ vì chúng ngắn gọn, có nhịp điệu, hình ảnh và hầu như đều có vần.

THẢO LUẬN NHÓM

Các em hãy đọc các câu tục ngữ và hoàn thành nhiệm vụ

NHÓM 1

Điền các thông tin vào bảng sau

Câu

Số chữ

Số dòng

Số vế

1

   

2

 

 

 

3

   

4

 

 

 

5

   

THẢO LUẬN NHÓM

Các em hãy đọc các câu tục ngữ và hoàn thành nhiệm vụ

Nhóm 2: Xác định các cặp vần, nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ từ số 2 đến số 6.

Câu

Cặp vần

Loại vần

2

lúa - lụa

vần sát

3

 

 

4

 

 

5

 

 

6

 

 

Số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ từ 1 đến 5

Câu

Số chữ

Số dòng

Số vế

1

4

1

2

2

8

1

2

3

8

1

2

4

6

1

2

5

10

1

2

Cặp vần của các câu tục ngữ từ 2 đến 6

Câu

Cặp vần

Loại vần

2

lúa - lụa

vần sát

3

 lâu – sâu

 vần cách

4

 lạ - mạ

 vần sát

5

 Tư – hư

Ba – hoa

 vần sát

6

 bờ - cờ

 vần cách

Tác dụng của vần:

Tạo nên sự hài hòa về âm thanh cho các câu tục ngữ.

  1. Một số yếu tố của các câu tục ngữ

Về hình thức, câu tục ngữ số 1 và số 6 có gì khác biệt so với các câu còn lại?

Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ số 6 và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp đó.

  1. Một số yếu tố của các câu tục ngữ

Câu 1: Tấc đất tấc vàng

=> Ngắn, 4 chữ

Câu 6:

Lúa chiêm nép ở đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên. =>  lục bát

Lúa chiêm nép ở đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên.

  • Câu 6 dùng biện pháp tu từ nhân hóa: (lúa chiêm) nghe, phất cờ
  • Hình ảnh lúa chiêm trở nên sinh động, tăng sức biểu cảm
  1. Nội dung, chủ đề của các câu tục ngữ
  • THẢO LUẬN NHÓM
  • Yêu cầu: Tìm hiểu nội dung, chủ đề và bài học gửi gắm qua các câu tục ngữ.

Nhóm 1: Tấc đất tấc vàng

Nhóm 2: Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân

Nhóm 3: Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa

Nhóm 4: Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen

Nhóm 5: Mưa tháng Tư hư đất, mưa tháng Ba hoa đất

Nhóm 6:

Lúa chiêm nép ở đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên.

  1. Tấc đất tấc vàng

Tấc: Đơn vị đo lường, khoảng bằng một gang tay.

Đất

Chất rắn làm thành lớp trên cùng bề mặt Trái đất, tạo thành khoảng không gian cho con người sinh sống và sản xuất.

Vàng

Một kim loại quý giá

Nói về sự quý hiếm của đất đai, khuyên nhủ mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai.

  1. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân

Lụa

Một mảnh vải đẹp khi mặc sẽ tôn lên vẻ đẹp của con người

Phân

Thứ ăn của cây lúa chứa nhiều chất dinh dưỡng để cây phát triển tốt

Phân được so sánh với lụa đại ý muốn nói để đánh giá vẻ đẹp của một người, ta nên chú trọng vẻ đẹp tâm hồn hơn là vẻ đẹp ngoại hình.

  1. Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa

Có thể hút được nhiều chất dinh dưỡng từ thức ăn

Cày sâu, bừa kỹ thì đất sẽ tươi xốp, nhiều dưỡng chất nuôi lúa

Những chất dinh dưỡng này nuôi cơ thể, ruột hấp thụ được nhiều

Khuyên con người dù làm việc gì cũng phải làm cẩn thận, kỹ càng để công việc tốt đẹp.

  1. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen

Ruộng lạ

Chỉ việc luân canh

Kinh nghiệm trồng trọt: Khoai trồng ruộng lạ thì mới tốt, nhưng mạ muốn tươi tốt phải gieo ở ruộng quen.

  1. Mưa tháng Tư hư đất, mưa tháng Ba hoa đất

Mưa thàng Tư nhiều, lớn sẽ làm hư đất, hoa màu bị thiệt hại

Mưa thàng Ba làm cho cây cối tươi tốt, nảy nở

Kinh nghiệm trồng trọt chú ý trong trồng cây hoa.

  1. Lúa chiêm nép ở đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên.

  • Lúa chiêm: vụ lúa vào tháng Năm
  • Sấm: báo hiệu mưa đầu mùa => cung cấp đạm và nước cho lúa chiêm nảy nở, tươi tốt.

III. TỔNG KẾT

  • Khái quát ý nghĩa của các câu tục ngữ trên đối với lao động sản xuất.
  • Khái quát đặc sắc nghệ thuật của các câu tục ngữ trên.

NỘI DUNG

  • Văn bản tổng hợp những câu tục ngữ dựa vào kinh nghiệm của dân gian về trồng trọt lao động sản xuất.
  • Các câu tục ngữ trên giúp người nông dân hiểu thêm về giá trị của đất và của các yếu tố khác trong lao động sản xuất.

NGHỆ THUẬT

  • Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp
  • Hình thức và nội dung đối xứng nhau.

 

THẢO LUẬN NHÓM ĐÔI

Yêu cầu: Lập bảng tổng kết lại nội dung và nghệ thuật của từng câu tục ngữ trong văn bản.

VẬN DỤNG

Trong những câu tục ngữ về kinh nghiệm dân gian trong lao động sản xuất vừa học, em thích câu tục ngữ nào nhất? Hãy viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ đó.

HƯỚNG DẪN  VỀ NHÀ

  • Ôn tập lại bài học.
  • Soạn bài: Tục ngữ và sáng tác văn chương.
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kì 2 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint ngữ văn 7 kì 2 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: Giáo án powerpoint ngữ văn 7 chân trời sáng tạo với cuộc sống, GA trình chiếu ngữ văn 7 chân trời sáng tạo, GA điện tử ngữ văn 7 chân trời sáng tạo, bài giảng điện tử ngữ văn 7 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)

Chat hỗ trợ
Chat ngay