Giáo án powerpoint tiếng việt 3 kì 2 cánh diều
Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint tiếng việt 3 kì 2 sách cánh diều. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn tiếng việt 3 cánh diều của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về mẫu Giáo án powerpoint tiếng việt 3 kì 2 cánh diều
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN WORD TIẾNG VIỆT 3 CÁNH DIỀU KÌ 2
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI ĐỌC 2: NHỮNG TẤM CHÂN TÌNH
(2 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm vần khó do ảnh hưởng của âm địa phương, ví dụ: trở lại, không lăn nổi, nắng chói chang, nhiêu đó,... (miền Bắc); mưa rào, rả rích, chủ quán, vẫy tay, loay hoay, nhiều lần nữa... (miền Trung, miền Nam). Ngắt nghỉ đúng hơi theo các dấu câu và theo ngữ nghĩa.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài, VD: tấm chân tình, choáng ngợp, hủ tiếu, tô, nhen, trông nhau, nhiêu,...
- Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa cảu bài: Những ấn tượng đẹp của tác giả khi đến với Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là ấn tượng về cách sống chân tình của con người nơi đây.
- Nhận biết các câu có sử dụng từ bằng. Biết đặt câu bày tỏ cảm xúc về một nội dung của bài đọc
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành các bài.)
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích, cảm nhận các chi tiết miêu tả, các từ ngữ, gợi tả mùi hương trong bài.
- Năng lực văn học:
- Biết bày tỏ sự yêu thích đối vs các câu văn hay, hình ảnh đẹp trong văn bản.
- Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước: tự hào về đất nước, yêu mếm những thành phố của đất nước mình.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- SGK Tiếng Việt 3 (tập 2), SGV Tiếng Việt 3 (tập 2), Vở bài tập Tiếng Việt 3 (tập 2).
- Tranh minh họa bài đọc Những tấm chân tình.
- Máy tính, máy chiếu.
- Đối với học sinh
- SGK Tiếng Việt 3 (tập 2), Vở bài tập Tiếng Việt 3 (tập 2).
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).
- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách tiến hành - GV cho HS nghe một đoạn trong bài hát Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh của nhạc sĩ Xuân Hồng do một bạn thiếu niên / nhóm thiếu niên trình bày. https://www.youtube.com/watch?v=D-c2B2d1wMw - GV đặt câu hỏi để kết nối vào bài học: Bài hát này nói về thành phố nào? - GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá (nếu cần thiết). - GV dẫn dắt vào bài học: Ở bài học thứ nhất của Cuộc sống đô thị, các em đã biết thêm về phố phường Hà Nội, Thủ đô yêu dấu của chúng ta. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học thứ hai của chủ điểm để có thêm hiểu biết về thiên nhiên, con người Thành phố Hồ Chí Minh. Bài đọc có tên: Những tấm chân tình. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc thành tiếng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc được bài Những tấm chân tình với giọng đọc cảm mến, nhẹ nhàng phù hợp với cảm xúc chủ đạo của văn bản, ngắt giọng đúng các câu. - Giải nghĩa được những từ ngữ khó. - Đọc đúng những từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai. Có ý thức phân biệt các âm, vần, thanh dễ lẫn và viết đúng chính tả. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu cho HS bài Những tấm chân tình: giọng đọc cảm mến, nhẹ nhàng . - GV cùng HS giải nghĩa một số từ ngữ khó: + Tấm chân tình: tấm lòng chân thành, tình cảm chân thành. + Choáng ngợp: bị tác động mạnh và bất ngờ trước sự lộng lẫy, náo nhiệt. + Hủ tiếu: Món ăn làm bằng mì gạo với thịt lợn, tôm,... chan nước dùng hoặc xào khô. + Tô: loại bát to. + Nhen: nhé. + Trông nhau: nhìn nhau, để ý đến nhau. + Nhiêu: bấy nhiêu, bao nhiêu. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm nghĩa của từ khác (nếu cần) - GV tổ chức và hướng dẫn cho HS luyện đọc: + Đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp: GV chỉ định 1 HS đầu bàn (hoặc đầu dãy) đọc, lần lượt từng em đứng lên đọc tiếp nối đến hết bài. + GV sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc cho HS. Nhắc nhở HS cần nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài: Ngắt giọng đúng các câu · Có lần tôi đi ăn tối, / tôi đang loay hoay / với bậc vỉa hè cao / mà không lăn nổi xe / thì bốn người đang ngồi cafe ven đường / ùa ra giúp. · Chỉ nhiêu đó thôi / cũng khiến tôi yêu thành phố này / và muốn trở lại nhiều lần nữa. - GV lưu ý: HS không bắt buộc phải thay đổi cách phát âm địa phương của mình, trừ những lỗi phát âm như l – n (lăn – nưng), ch – tr (chói – trói): trở lại, không lăn nổi, nắng chói chang, nhiêu đó,... (miền Bắc); mưa rào, rả rích, chủ quán, vẫy tay, loay hoay, nhiều lần nữa... (miền Trung, miền Nam). - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, từng cặp HS đọc tiếp nối 3 đoạn trong nhóm. - GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ). - GV mời HS cả lớp đọc đồng thanh cả bài (giọng vừa phải, không đọc quá to). - GV mời HS khá giỏi đọc lại toàn bài. Hoạt động 2: Đọc hiểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Thảo luận nhóm 4 – 5 người theo các câu hỏi tìm hiểu bài Những tấm chân tình. Trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung bài học. - Hiểu được nội dung của bài đọc Những tấm chân tình. b. Cách tiến hành - GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ ràng 4 câu hỏi: + Lần đầu đến Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả có ấn tượng gì? + Lần thứ hai đến thành phố, tác giả có thêm ấn tượng đặc biệt về điều gì? + Câu nói của chú chủ quán “Có gì đâu, con! Người với người trông nhau mà sống.” thể hiện cách sống như thế nào? + Bài viết thẻ hiện tình cảm của tác giả với Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? Tìm những chi tiết hoặc câu văn cho biết điều đó. - GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài đọc, thảo luận nhóm (có thể tổ chức hoạt động theo kĩ thuật Mảnh ghép) theo các câu hỏi tìm hiểu bài. HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu HS thực hiện: + Mỗi nhóm cử 1 đại diện trả lời câu hỏi. + Đại diện nhóm 1 hỏi, đại diện nhóm 2 trả lời, sau đó đổi vai.
|
- HS lắng nghe bài hát.
- HS trả lời: Bài hát này nói về Thành phố Hồ Chí Minh.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.
- HS cùng GV giải nghĩa từ khó.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn.
- HS luyện phát âm, đọc ngắt nghỉ câu.
- HS phân biệt các âm, vần, thanh dễ lẫn, sửa phát âm sai (nếu có) và viết đúng chính tả
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS đọc nối tiếp bài trước lớp.
- HS đọc đồng thanh cả bài - HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.
|
II. GIÁO ÁN POWERPOINT TIẾNG VIỆT 3 CÁNH DIỀU KÌ 2
CHÀO MỪNG CÁC CON ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI
NỘI DUNG BÀI HỌC
BÀI ĐỌC 2 - NHỮNG TẤM CHÂN TÌNH. BÀI VIẾT 2 - THƯ ĐIỆN TỬ
BÀI ĐỌC 2. NHỮNG TẤM CHÂN TÌNH
KHỞI ĐỘNG
Lắng nghe và trả lời câu hỏi: Bài hát này nói về thành phố nào?
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Đọc thành tiếng
GIỌNG ĐỌC:
Cảm mến
Nhẹ nhàng
BÀI ĐỌC 2. NHỮNG TẤM CHÂN TÌNH
Lần đầu tới Thành phố Hồ Chí Minh, tôi bị choáng ngợp bởi thành phố khác xa nới tôi sống. Thành phố đón tôi bằng cơn mưa rào bất chợt. Mưa đến nhanh và kết thúc cũng nhanh, chẳng rả rích như những cơn mưa ngoài Bắc.
Lần thứ hai trở lại, thành phố đón tôi bằng cái nắng chói chang. Tôi ghé quán hủ tiếu ven đường. Thấy tôi ngồi xe lăn, chú chủ quán vẫy tay gọi con: “Út ơi, mang cho chị cái mâm nhỏ để đặt tô lên nhen!”. Tôi cảm ơn, chú xua tay: “Có gì đâu, con! Người với người trông nhau mà sống.”
Có lần đi ăn tối, tôi đang loay hoay với bậc vỉa hè cao mà không lăn nổi xe thì bốn người ngồi uống cà phê ven đường ùa ra giúp. Sao mà thương và cảm động đến vậy! Tôi lại nghĩ tới câu nói của chú bán hủ tiếu: “Có gì đâu, con! Người với người trông nhau mà sống.” Tôi còn thấy người nơi đây không chỉ “trông nhau” mà còn thương nhau nhiều lắm.
Ở thành phố ít ngày nhưng tôi nhận được biết bao ân tình. Chỉ nhiêu đó thôi cũng khiến tôi yêu thành phố này và muốn trở lại nhiều lần nữa.
Đọc thành tiếng
GIẢI NGHĨA TỪ KHÓ
Tấm chân tình: tấm lòng chân thành, tình cảm chân thành.
Choáng ngợp: bị tác động mạnh và bất ngờ trước sự lộng lẫy, náo nhiệt.
Hủ tiếu: Món ăn làm bằng mì gạo với thịt lợn, tôm,... chan nước dùng hoặc xào khô.
GIẢI NGHĨA TỪ KHÓ
Tô: Loại bát to
Nhen: nhé
Trông nhau: nhìn nhau, để ý đến nhau
Nhiêu: bấy nhiêu, bao nhiêu.
Ngắt giọng đúng câu
Có lần tôi đi ăn tối, / tôi đang loay hoay / với bậc vỉa hè cao / mà không lăn nổi xe / thì bốn người đang ngồi cafe ven đường / ùa ra giúp.
Chỉ nhiêu đó thôi / cũng khiến tôi yêu thành phố này / và muốn trở lại nhiều lần nữa.
Cách phát âm địa phương
l – n (lăn – nưng), ch – tr (chói – trói)
Ví dụ: trở lại, không lăn nổi, nắng chói chang, nhiêu đó,... (miền Bắc);
Ví dụ: mưa rào, rả rích, chủ quán, vẫy tay, loay hoay, nhiều lần nữa... (miền Trung, miền Nam).
Đọc hiểu
Lần đầu đến Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả có ấn tượng gì?
Thấy choáng ngợp bởi thành phố này lộng lẫy, náo nhiệt, khác xa nơi tác giả sống; ấn tượng về cơn mưa bất chợt, đến rất nhanh và kết thúc cũng nhanh.
Lần thứ hai đến thành phố, tác giả có thêm ấn tượng đặc biệt về điều gì?
Tác giả ấn tượng về “cái nắng chói chang” và ấn tượng về cách ứng xử rất tình cảm của những con người bình dị nơi đây (chủ quán hủ tiếu, người uống cà phê ven đường).
Bài viết thể hiện tình cảm của tác giả với Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? Tìm những chi tiết hoặc câu văn cho biết điều đó.
Tác giả rất yêu mến thành phố HCM:
- “Sao mà thương và cảm động đến vậy!”
- “Ở thành phố ít ngày nhưng tôi nhận được biết bao ân tình…
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
Từ khóa: Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint tiếng việt 3 kì 2 sách cánh diều. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Vớ