Giáo án powerpoint tin học 11

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint Tin học 11. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn tin học 11 của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint tin học 11
Giáo án powerpoint tin học 11
Giáo án powerpoint tin học 11
Giáo án powerpoint tin học 11
Giáo án powerpoint tin học 11
Giáo án powerpoint tin học 11
Giáo án powerpoint tin học 11
Giáo án powerpoint tin học 11

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint tin học 11

Một số tài liệu quan tâm khác


1. GIÁO ÁN POWERPOINT BAO GỒM ĐỦ CÁC BÀI TRONG TIN HỌC 11

Chương 1: Một số khái niệm về lập trình và ngôn ngữ lập trình

  • Bài 1: Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình
  • Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình
  • Giải bài tập Tin học 11 trang 13

Chương 2: Chương trình đơn giản

  • Bài 3: Cấu trúc chương trình
  • Bài 4: Một số kiểu dữ liệu chuẩn
  • Bài 5: Khai báo biến
  • Bài 6: Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán
  • Bài 7: Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản
  • Bài 8. Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình
  • Bài tập và thực hành 1
  • Giải bài tập Tin học 11 trang 35, 36

Chương 3: Cấu trúc rẽ nhánh và lặp

  • Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh
  • Bài 10: Cấu trúc lặp
  • Bài tập và thực hành 2
  • Giải bài tập Tin học 11 trang 50, 51

Chương 4: Kiểu dữ liệu có cấu trúc

  • Bài 11: Kiểu mảng
  • Bài tập và thực hành 3
  • Bài tập và thực hành 4
  • Bài 12: Kiểu xâu
  • Bài tập và thực hành 5
  • Bài 13: Kiểu bản ghi
  • Giải bài tập Tin học 11 trang 79, 80

Chương 5: Tệp và thao tác với tệp

  • Bài 14: Kiểu dữ liệu tệp
  • Bài 15: Thao tác với tệp
  • Bài 16: Ví dụ làm việc với tệp
  • Giải bài tập Tin học 11 trang 89

Chương 6: Chương trình con và lập trình có cấu trúc

  • Bài 17: Chương trình con và phân loại
  • Bài 18: Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con
  • Bài tập và thực hành 6
  • Bài tập và thực hành 7
  • Bài 19: Thư viện chương trình con chuẩn
  • Bài tập và thực hành 8

2. GIÁO ÁN WORD BÀI

Ngày soạn:

Ngày dạy:

BÀI 2: CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Biết ngôn ngữ lập trình có ba thành phần cơ bản là: Bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa. hiểu được ba thành phần này

- Biết một số khái niệm: Tên, tên chuẩn, tên dành riêng(từ khoá), hằng và biến.

  1. Năng lực

Năng lực chung

Năng lực sử dụng máy tính, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, ứng dụng KHKT, năng lực tự học, năng lực hợp tác, làm việc nhóm.

Năng lực chuyên biệt

Năng lực tính toán, Năng lực thực hành.

  1. Phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Giáo viên

- Bài giảng, máy chiếu, máy chiếu vật thể.

- Yêu cầu học sinh tập hợp kiến thức đã học ở lớp 10. Cụ thể là bài 4, bài 5 và bài 6 của SGK lớp 10

- Chuẩn bị các bài toán đơn giản, ngôn ngữ lập trình cụ thể VD như ngôn ngữ lập trình Pascal.

  1. Học sinh

- Sách giáo khoa, vở ghi

- Kiến thức đã học ở lớp 10

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh
  3. b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. d) Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài:

(?) Để diễn tả một ngôn ngữ tự nhiên ta cần phải biết những gì? lấy ví dụ. (?) Quan sát chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao so sánh với ngôn ngữ tự nhiên.

- Ngôn ngữ tự nhiên gồm các thành phần: bảng chữ cái, cú pháp và ý nghĩa của câu (từ) mình cần diễn tả

- Các ngôn ngữ lập trình nói chung thường có chung một số thành phần như: Dùng những kí hiệu nào trong bảng chữ cái để viết chương trình? viết theo quy tắc nào? viết như vậy có ý nghĩa là gì? Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi đó.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu các thành phần cơ bản của NNLT

  1. a) Mục tiêu: Nắm được các thành phần cơ bản của NNLT
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Hãy cho biết khái niệm bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình?

- Trong tiếng việt muốn viết câu đúng thì phải dựa vào đâu?

- Tượng tự, trong lập trình để viết chương trình đúng người ta dựa vào cái gì?

- Cú pháp là gì?

- Khái niệm ngữ nghĩa?

- Lấy ví dụ về bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

1. Các thành phần cơ bản

- Tiếng Việt nói riêng và các ngôn ngữ tự nhiên nói chung được hình thành từ:

+ Bảng chữ cái

+Ngữ pháp

+ Ngữ nghĩa của từ và câu

- Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có 3 thành phần cơ bản: Bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa.

a. Bảng chữ cái

Bảng chữ cái: là tập các kí tự dùng để viết chương trình. Không được dùng bất kì kí tự nào ngoài các kí tự quy định trong bảng chữ cái.

Các chữ cái thường dùng:

A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W Y Z.

a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w y z.

10 chữ số thập phân Ả Rập: 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9.

Các ký tự :

+ - * / = < > [ ] . ,

; # ^ $ @ & ( ) { } : ‘

Dấu cách(mã ASCII 32)

b. Cú pháp

- Là bộ quy tắc dùng để viết chương trình, dựa vào đó mà người lập trình và chương trình dịch phát hiện ra chỗ sai sót trong chương trình.

c. Ngữ nghĩa

- Xác định ý nghĩa thao tác cần thực hiện, ứng với tổ hợp kí tự dựa vào ngữ cảnh của nó.

- Lỗi cú pháp được chương trình dịch phát hiện và thông báo cho người lập trình. Chương trình không còn lỗi cú pháp thì mới dịch sang ngôn ngữ máy.

- Lỗi ngữ nghĩa được phát hiện khi chạy chương trình.

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm tên

  1. a) Mục tiêu: Nắm được khái niệm tên
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Em hãy cho biết quy tắc đặt tên trong ngôn ngữ lập trình Pascal?

- Cho các ví dụ sau, hãy cho biết tên nào đúng quy tắc:

ABC

Q89_O

A 12 3

_12BN

87_AC

@DFG12

BGV#21

- Đọc sách giáo khoa và cho biết ngôn ngữ lập trình thường có mấy loại tên?

- Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm trình bày khái niệm về một loại tên trên và cho ví dụ minh họa.

- Cho ví dụ:

Program ct_vd;

Uses crt;

Begin

Clrscr;

Write(‘ Xin chào lớp 11A’);

Readln;

End.

Hãy xác định tên dành riêng, tên chuẩn, tên do người lập trình đặt

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

2. Một số khái niệm:

a. Tên

- Mọi đối tượng trong chương trình đều phải được đặt tên. Em hãy cho biết quy tắc đặt tên trong Turbo Pascal.

- Quy tắc đặt tên trong Turbo Pascal:

+ Gồm chữ số, chữ cái, dấu gạch dưới.

+ Bắt đầu bằng chữ cái hoặc dấu gạch dưới.

+ Độ dài không vượt quá 127 kí tự.

- Trong Free Pascal, tên có thể có độ dài tới 255 kí tự.

- Pascal không phân biệt chữ hoa, thường trong tên. C++ phân biệt chữ hoa, thường trong tên.

- Ngôn ngữ lập trình thường có 3 loại tên: tên dành riêng, tên chuẩn, tên do người lập trình đặt.

- Tên dành riêng (từ khóa): Là những tên được ngôn ngữ lập trìnhquy định với ý nghĩa xác định mà người lập trình không thể dùng với ý nghĩa khác

Ví dụ: Một số từ khóa

Trong Pascal: Program, Var, Uses, Begin, End, ...

Trong C++: main, include, void, ...

- Tên chuẩn Là những tên được ngôn ngữ lập trìnhdùng với ý nghĩa nhất định nào đó , tuy nhiên người lập trình có thể sử dụng với ý nghĩa khác

Ví dụ: Một số tên chuẩn:

Trong Pascal: Real, Integer, Sin, Cos, Char, ...

Trong C++: cin, cout, getchar...

- Tên do người lập trình tự đặt dùng với ý nghĩa riêng, xác định bằng cách khai báo trước khi sử dụng và không được trùng với tên dành riêng.

VD: A, S, X, XY, vidu…

- Tên dành riêng : program, uses, begin, end

- Tên chuẩn : Write, Readln

- Tên do người lập trình đặt : ct_vd.

Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm hằng và biến

  1. a) Mục tiêu: Nắm được khái niệm hằng và biến
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Hằng là gì? Trong ngôn ngữ lập trình thường có các loại hằng nào?

- Hãy trình bày khái niệm biến?

- VD: Xác định các đại lượng có trong bài toán: “Tính chu vi (CV), diện tích (DT) hình tròn với bán kính (R) bất kì được đưa vào từ bàn phím”. Hãy cho biết đại lượng nào là hằng? đại lượng nào là biến?

- Cho biết chức năng của chú thích trong chương trình?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

b. Hằng và biến:

- Hằng: Là các đại lượng có giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trình

- Các ngôn ngữ lập trình thường có:

+ Hằng số học: Số nguyên, số thực

+ Hằng logic: Có giá trị đúng hoặc sai(true hoăc false)

+ Hằng xâu: Là chuổi kí tự trong bộ mã ASCII.

Trong Pascal: Chuổi kí tự này được đặt trong cặp nháy đơn (‘’) còn trong C++ đặt trong(“”).

- Biến Là đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể thay đổi được trong quá trình thực hiện chương trình.

- Biến có nhiều loại và phải khai báo trước khi sử dụng.

- Pi là hằng.

R, CV, DT là biến.

c. Chú thích :

- Chú thích có thể có hoặc không. Nó không làm ảnh hưởng đến chương trình.

- Trong Pascal chú thích được đặt trong { } hoặc (* *)

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
  3. Nội dung: HS đọc SGK làm các bài tập.
  4. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
  5. Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ cho HS:
  6. Hãy cho biết điểm khác nhau giữa tên dành riêng và tên chuẩn?
  7. Hãy viết ba tên đúng theo quy tắc pascal?
  8. Hãy cho ví dụ về các hằng và biến sử dụng trong viết chương trình?
  9. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  10. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
  11. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi.
  12. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
  13. Tổ chức thực hiện:

GV chia lớp thành nhiều nhóm và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập:

  1. Cú pháp và ngữ nghĩa khác nhau như thế nào?
  2. Hãy cho biết những biểu diễn nào dưới đây không phải là biểu diễn hằng trong pascal và chỉ rõ lỗi trong từng trường hợp. (bài 6-T13)
  3. Cho VD sau: viết chương trình giải PTBH: với a, b, c là ba số nguyên. Cho biết:

- Chương trình này sẽ sử dụng những tên nào?

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Ôn lại bài học hôm nay;

- Chuẩn bị trước cho tiết sau.

* RÚT KINH NGHIỆM

..........................................................................................................................................................

Giáo án powerpoint tin học 11
Giáo án powerpoint tin học 11

Thông tin giáo án powerpoint:

  • Giáo án khi tải về là giáo án powerpoint có đầy đủ các bài trong chương trình
  • Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh
  • Bàn giao giáo án ngay và luôn

Phí giáo án:

  • 400k/cả năm

CÁCH ĐẶT GIÁO ÁN:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: nhắn tin hoặc gọi điện tới Zalo số: 0386 168 725 để thông báo: tôi đã đặt

=> Giáo án Tin học 11 kì 1 soạn theo công văn 5512

Từ khóa: Giáo án powerpoint tin học 11, GA trình tin học 11, GA điện tử tin học lớp 11

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay