Giáo án Tin học 11 kì 1 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Tin học lớp 11 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Tin học 11 kì 1 soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:.../.../...

Ngày dạy:.../.../...

BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 1

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết viết một chương trình Pascal hoàn chỉnh.

- Làm quen với các dịch vụ chủ yếu của Turbo Pascal trong việc soạn thảo, lưu chương trình, dịch chương trình và thực hiện chương trình.

2. Năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.

- Năng lực tự học, đọc hiểu.

- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả.

- Năng lực tính toán, Năng lực thực hành .

3. Phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử.

Học sinh: đồ dùng học tập, SGK, vở ghi, máy tính

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh

b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài: Hôm nay, chúng ta sẽ làm quen với một số dịch vụ cơ bản của Turbo Pascal trong việc soạn thảo, lưu trữ, dịch và thực hiện một số chương trình đơn giản.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Làm quen với môi trường Turbo Pascal

a) Mục tiêu: : Làm quen với môi trường Turbo Pascal

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Chiếu chương trình lên bảng. Yêu cầu hs thực hiện các nhiệm vụ:

- Soạn chương trình vào máy.

- Lưu chương trình.

- Dịch lỗi cú pháp.

- Thực hiện chương trình.

- Nhập dữ liệu 1 -3 2. Thông báo kết quả

- Trở về màn hình soạn thảo.

- Thực hiện chương trình.

- Nhập dữ liệu 1 0 2. Thông báo kết quả.

- Vì sao có lỗi xuất hiện?

- Chỉnh sửa chương trình trên để chương trình không dùng biến trung gian D.

- Thay đổi công thức tính x2?

- Thực hiện chương trình.

- Quan sát và hướng dẫn sửa lỗi chương trình khi học sinh không tự phát hiện và sửa được lỗi.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

1. Làm quen với môi trường Turbo Pascal:

Nội dung: Cho chương trình sau:

Program Giai_pt;

Uses crt;

Var a, b, c, d, x1, x2: real;

Begin

Clrscr;

Write(’nhap a b c ’);

Readln(a, b, c);

D:= b*b-4*a*c;

X1:= (-b-sqrt(d))/(2*a);

X2:= -b/a – X1;

Writeln(’x1=’,x1:6:2,’ x2=’,x2:6:2);

Readln;

End.

- Gõ chương trình vào máy tính.

- Lưu chương trình.

- Dịch và sửa lỗi cú pháp.

- Thực hiện chương trình.

- Thực hiện chương trình với bộ dữ liệu khác.

- Sửa lại chương trình theo yêu cầu.

- Sửa lại chương trình theo yêu cầu khác.

- Thực hiện chương trình đã sửa.

- Thực hiện chương trình đã sửa với bộ dữ liệu khác.

Hoạt động 2: Tìm hiểu Rèn luyện kĩ năng lập chương trình

a) Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng lập chương trình

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Đưa ra một bài tập, yêu cầu học sinh phân tích và lập trình giải bài toán.

- Dữ liệu vào? Dữ liệu ra?

- Thuật toán/Ý tưởng?

- Yêu cầu học sinh tự sọan chương trình và lưu lên máy.

- Yêu cầu học sinh nhập dữ liệu và thông báo kết quả

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

2. Rèn luyện kĩ năng lập chương trình:

- Hãy viết chương trình nhập vào độ dài các cạnh và chiều cao của một hình thang, sau đó tính diện tích và đưa kết quả ra màn hình.

- Dữ liệu vào: a,b,h

- Dữ liệu ra:

- Tính diện tích hình thang theo công thức:

S=(a+b).h/2

Program dientichhinhthang;

Uses crt;

Var a,b,h,S: Real;

Begin

Clrscr;

Write(’nhap a b h ’);

Readln(a, b, h);

S:=(a+b)*h/2;

Writeln(’S=’,S:6:2);

Readln;

End.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: HS đọc SGK làm các bài tập.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện:

- Viết chương trình nhập vào ba số a, b, c. Tính tổng ba số đó?

- Viết chương trình nhập từ bàn phím 2 số thực a và b, tính và đưa ra màn hình trung bình cộng các bình phương của hai số đó.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

GV chia lớp thành nhiều nhóm và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi và bài tập vận dụng: Làm các bài tập trang 35,36 SGK.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Ôn lại bài học hôm nay;

- Chuẩn bị trước cho tiết sau.

Ngày soạn:

Ngày dạy:

BÀI 10: CẤU TRÚC LẶP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu nhu cầu của cấu trúc lặp trong biểu diễn thuật toán .

- Hiểu cấu trúc lặp với số lần định trước, số lần chưa định trước.

- Biết cách vận dụng đúng đắn cấu trúc lặp vào tình huống cụ thể .

- Mô tả thuật toán của một số bài toán đơn giản có sử dụng lệnh lặp .

- Viết đúng các lệnh lặp với số lần lặp trước, số lần chưa định trước.

- Viết được thuật toán của một số bài toán đơn giản .

2. Năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.

- Năng lực tự học, đọc hiểu.

- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả.

- Năng lực tính toán, Năng lực thực hành .

3. Phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử.

Học sinh: đồ dùng học tập, SGK, vở ghi, máy tính

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh

b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài:

- Cho biết cú pháp rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ?

- Cho biết cú pháp úcâu lệnh ghép?

- Viết câu lệnh in ra màn hình câu “Xin chao” 2 lần?

- Nếu không phải là 2 lần mà là 100 lần thì sao?…Những bài toán lặp đi lặp lại các bước. Trong Pascal những thuật toán đó được biểu diễn như thế nào, muốn biết được điều đó chúng ta nghiên cứu bài Bài 10. CẤU TRÚC LẶP

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu bài toán lặp

a) Mục tiêu: Nắm được các dạng bài toán lặp

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Thảo luận nhóm tìm ý tưởng giải 2 bài toán này

Ví dụ 1: Bài toán gửi tiền vào ngân hàng. Hằng tháng phải tính lãi và cộng thêm vào gốc đang gửi hay nói cách khác gốc của tháng sau = gốc + lãi tháng trước.

Ví dụ 2: Tính tổng của một đoạn số nguyên mà không được dùng công thức.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

1. Lặp

- Xét 2 bài toán như sau với a > 2 là số nguyên cho trước :

Bài toán 1 : Tính tổng

S1=1 + 2 + 3 +…10

Bài toán 2 : Tính Tổng

S2=1 + 2 + 3+ ….+ i

Với điều kiện S2 >15 tìm i

Ý tưởng giải bài toán

Bài toán 1:

Gán Sß 0

Tiếp theo cộng vào tổng S một giá trị i với i=1,2,…10

Bài toán 2:

Gán Sß 0

Tiếp theo cộng vào tổng S một giá trị i với i=1,2,…

Cho đến khi

S2>15 số lần lặp này phụ thuộc vào biến S.

Trong lập trình, có những thao tác phải lặp lại nhiều lần, khi đó ta gọi là cấu trúc lặp.

Lặp thường có 2 loại :

+ Lặp với số lần biết trước .

+ Lặp với số lần không biết trước .

NNLT nào cũng cung cấp một số câu lệnh để mô tả các cấu trúc lặp như trên.

Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu các câu lệnh trong ngôn ngữ Pascal.

Hoạt động 2: Tìm hiểu lặp có số lần biết trước và câu lệnh for – do

a) Mục tiêu: Nắm được lặp có số lần biết trước và câu lệnh for – do

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Thảo luận nhóm biểu diễn thuật toán theo cách liệt kê của bài toán 1 theo 2 cách. Với i tăng từ 1 tới 10 và ngược lại i giảm từ 10 xuống 1.

Thuật toán có lặp không? Tong_1a lặp bao nhiêu lần? Tong_1b lặp bao nhiêu lần?

Hai thuật toán khi nào dừng?

Hai thuật toán này khác nhau chỗ nào?

Trình bày Tong_1a và Tong_1b bằng Pascal

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

2. Lặp có số lần biết trước và câu lệnh for – do

Trong Pascal, có 2 lọai câu lệnh lặp có số lần biết trước :

- Lặp dạng tiến:

For <biến đếm> := <giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh>;

- Lặp dạng lùi

For <biến đếm> := <giá trị cuối> downto <giá trị đầui> do <câu lệnh>;

Trong đó:

+ Biến đếm thường là biến kiểu số nguyên.

+ Giá trị đầu, giá trị cuối là các biểu thức cùng kiểu với biến đếm. Giá trị đầu phải nhỏ hơn hay bằng giá trị cuối.

+ Ở dạng lặp tiến: Biến đếm tự tăng dần từ giá trị đầu đến giá trị cuối.

+ Ở dạng lặp lùi: Biến đếm tự giảm dần từ giá trị cuối đến giá trị đầu.

Tương ứng với mỗi giá trị của biến đếm, câu lệnh sau do thực hiện 1 lần

Chương trình cài đặt các thuật toán Tong_1a và Tong_1b

program tong1a;

uses crt;

var S,i:integer;

begin

clrscr;

S:=0;

for i:=1 to 10 do

S:= S+i;

writeln('Tong S=',S:3);

readln

end.

program tong1b;

uses crt;

var S,i:integer;

begin

clrscr;

S:=0;

for i:=10 downto 1 do

S:= S+i;

writeln('Tong S=',S:3);

readln

end.

Hoạt động 3: Tìm hiểu lặp với số lần chưa biết trước và câu lệnh while – do.

a) Mục tiêu: Nắm được lặp với số lần chưa biết trước và câu lệnh while – do

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm: đọc bài toán 2 và trả lời các câu hỏi sau:

Trình bày các bước liệt kê của thuật toán tổng 2

Bài toán này lặp với N bằng mấy thì kết thúc?

Sử dụng câu lệnh while- do hãy viết chương trình tính tổng 2.

Trình bày các bước liệt kê của thuật toán trên U7CLN

Trình bày thuật toán trên theo sơ đồ khối?

Viết chương trình của thuật toán trên?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

3. Lặp với số lần chưa biết trước và câu lệnh while – do.

Bài toán 2 :

Tính tổng

S=1 + 2 + 3+ ….+ i

Với điều kiện S >15 tìm i

  • Từ bước 2 đến bước 4 được lặp lại nhiều lần nếu điều kiện S >15 chưa được thỏa mãn.

Trong Pascal dùng câu lệnh while-do để giải bài toán có điều kiện dừng mà chưa biết số lần lặp. Câu lệnh while-do coa dạng:

  • While <điều kiện> do <câu lệnh>;
  • Trong đó

- Điều kiện là biểu thức lôgic

  • - Câu lệnh là một câu lệnh đơn hoặc câu lệnh ghép.

Chương trình bài toán 2:

program tong2;

uses crt;

var S,i:integer;

begin

clrscr;

S:=0;i:=0;

while S<=10 do

begin

i:=i+1;

S:= S+i;

end;

writeln(i);

readln

end.

Ví dụ : Tìm ước chung lơn nhất (U7CLN) của hai số nguyên dương M va N.

Các bước liệt kê của thuật toán:

B1: Nhập M,N;

B2: Nếu M=N thì lấy giá trị chung này làm U7CLN rồi chuyển đến bước 5;

B3: Nếu M>N thì M ß M – N ngược lại N ß N- M;

B4: Quay lại bước 2;

B5: Đưa kết quả ƯCLN rồi kết thúc.

  • Thuật toán theo sơ đồ khối hình 9 trang 47 sgk.
  • Chương trình tìm UCLN của hai số.
  • Program UCLN;
  • Uses crt;
  • Var
  • M,N: integer;
  • Begin
  • Clrscr;
  • Writeln('Nhap vao so nguyen duong M, N:');
  • Readln(M,N);
  • While M<>N do
  • If M>N then M:= M-N
  • else N:= N-M;
  • Writeln('Uoc chung lon nhat cua 2 so = ',M);
  • Readln
  • End.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: HS đọc SGK làm các bài tập.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Viết cấu trúc lặp với số lần biết trước và không biết trước?

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV chia lớp thành nhiều nhóm và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi và bài tập vận dụng.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Ôn lại bài học hôm nay;

- Xem trước BTTH2

Giáo án Tin học 11 kì 1 soạn theo công văn 5512
Giáo án Tin học 11 kì 1 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án tin học 11 kì 1 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình tin học lớp 11. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=>

Từ khóa: gián án mới tin học khối 11, tin học 11 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an tin học 11 cv 5512

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay