Giáo án Quốc phòng an ninh 12 Cánh diều bài 6: Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK

Giáo án bài 6: Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK sách Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Quốc phòng an ninh 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án quốc phòng an ninh 12 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án quốc phòng an ninh 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 6. KĨ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số nội dung cơ bản về lí thuyết và động tác, kĩ thuật bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK;

  • Biết thực hành bắn trúng mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực nhận thức các vấn đề về quốc phòng, an ninh: Nêu được một số nội dung cơ bản về lí thuyết và động tác, kĩ thuật bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK.

  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng quân sự đã học vào cuộc sống: Biết thực hành bắn trúng mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK.

3. Phẩm chất:

  • Tích cực học tập, tìm hiểu lí thuyết bắn. 

  • Tự giác luyện tập thành thạo động tác bắn tại chỗ của súng tiểu liên AK.

  • Có ý thức giữ gìn vũ khí trang bị, chấp hành nghiêm quy tắc khi sử dụng súng trong quá trình học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 12, Giáo án;

  • Súng tiểu liên AK, túi đựng hộp tiếp đạn, bộ tranh lí thuyết bắn, bảng kẻ cách kiểm tra độ trúng, sơ đồ điều kiện bài bắn mục tiêu cố định ban ngày, giá treo tranh, que chỉ, bảng ngắm, thước mm, bút chì, bia đồng tiền, bao cát, bia số 4, mô hình đầu ngắm, khe ngắm phóng to, điểm dấu.

  • Bãi tập bắn bằng phẳng, có chính diện ít nhất 20 m; chiều sâu ít nhất 100 m. Trên bãi tập bố trí các bệ nằm bắn của súng tiểu liên AK.

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 12.

  • Vở ghi, bút, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp HS bước đầu hình dung được động tác bắn của súng tiểu liên AK. Đồng thời, khơi gợi sự hứng khởi, niềm đam mê, sở thích khám phá của nội dung bài học mới.

b. Nội dung: HS lắng nghe tình huống và thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu được động tác, kĩ thuật cần thực hiện khi ngắm bắn súng tiểu liên AK.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu tình huống: Sắp tới, bạn An tham gia Hội thao “Giáo dục quốc phòng và an ninh” do nhà trường tổ chức, trong đó có nội dung thi bắn súng tiểu liên AK. 

- GV nêu câu hỏi: Theo em, An cần luyện tập các động tác, kĩ thuật nào để thi bắn súng tiểu liên AK đạt điểm cao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe tình huống, vận dụng hiểu biết bản thân, suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi: An cần luyện tập ngắm bắn, động tác nằm bắn không tì,… nếu muốn đạt điểm cao. 

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài. Ngoài những kiến thức các bạn đã nêu, để bắn được súng tiểu liên AK em cần biết thêm kiến thức nào? Động tác bắn như thế nào là chuẩn?…. Tất cả câu hỏi này sẽ được trả lời trong bài học hôm nay - Bài 6. Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu một số nội dung cơ bản về lí thuyết bắn

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các khái niệm ngắm bắn, đường ngắm cơ bản, điểm ngắm đúng, đường ngắm đúng và ảnh hưởng của ngắm sai đến kết quả bắn.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác  thông tin mục I.1 – I.2 SGK tr.47 – tr.49 để trả lời câu hỏi:

- Ngắm bắn là gì? Thế nào là đường ngắm cơ bản? Điểm ngắm đúng? Đường ngắm đúng?

- Kết quả bắn bị ảnh hưởng như thế nào khi ngắm sai đường ngắm cơ bản hoặc ngắm sai điểm ngắm hoặc để mặt súng không thăng bằng?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số nội dung cơ bản về lí thuyết bắn.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu một số khái niệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS khai thác thông tin trong SGK tr.47 và trả lời câu hỏi khám phá: Ngắm bắn là gì? Thế nào là đường ngắm cơ bản? Điểm ngắm đúng? Đường ngắm đúng?

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu khái niệm ngắm bắn. 

+ Nhóm 2: Tìm hiểu khái niệm đường ngắm cơ bản.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu khái niệm điểm ngắm đúng.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu khái niệm đường ngắm đúng. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong SGK, làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện cácnhóm trình bày kết quả thảo luận. 

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về nội dung bài học. 

- GV chuyển sang nội dung mới. 

I. Một số nội dung cơ bản về lí thuyết bắn

1. Một số khái niệm 

- Ngắm bắn: là xác định góc bắn và hướng bắn cho súng để đưa quỹ đạo đường đạn đi qua điểm định bắn trúng trên mục tiêu.

- Đường ngắm cơ bản: là đường thẳng từ mắt người ngắm (kí hiệu là A) qua điểm chính giữa mép trên khe ngắm (kí hiệu là B) đến điểm chính giữa mép trên đầu ngắm (kí hiệu là C) (hình 6.1).

BÀI 6. KĨ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK

- Điểm ngắm đúng: là điểm được xác định trước sao cho khi ngắm vào điểm đó để bắn thì quỹ đạo đường đạn đi qua điểm định bắn trúng trên mục tiêu.

- Đường ngắm đúng: là đường ngắm cơ bản được dóng vào điểm ngắm đã xác định (kí hiệu là D) với điều kiện mặt súng thăng bằng (hình 6.2).

BÀI 6. KĨ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK

* Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của ngắm sai đến kết quả bắn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm thực hiện chung 1 nhiệm vụ).

- GV yêu cầu các nhóm quan sát hình ảnh, đọc thông tin mục I.2 SGK tr.48 - 49 và trả lời câu hỏi khám phá: Kết quả bắn bị ảnh hưởng như thế nào khi ngắm sai đường ngắm cơ bản hoặc ngắm sai điểm ngắm hoặc để mặt súng không thăng bằng?

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm:

+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu ảnh hưởng do ngắm sai đường ngắm cơ bản.

+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu ảnh hưởng do ngắm sai điểm ngắm.

+ Nhóm 5, 6: Tìm hiểu ảnh hưởng do mặt súng không thăng bằng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, khai thác thông tin trong SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

-  GV mời đại diện 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận. 

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận. 

GV chuyển sang nội dung mới. 

2.  Ảnh hưởng của ngắm sai đến kết quả bắn

a. Ảnh hưởng do ngắm sai đường ngắm cơ bản

- Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm thấp hơn (hoặc cao hơn) điểm chính giữa mép trên khe ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ thấp hơn (hoặc cao hơn) điểm định bắn trúng (hình 6.3a, b).

BÀI 6. KĨ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK

BÀI 6. KĨ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK

- Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm lệch trái (hoặc lệch phải) so với điểm chính giữa mép trên khe ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ lệch trái (hoặc lệch phải) so với điểm định bắn trúng (hình 6.3c, d).

BÀI 6. KĨ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK

BÀI 6. KĨ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK

- Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm vừa thấp vừa lệch trái (hoặc vừa lệch phải) so với điểm chính giữa mép trên khe ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ vừa thấp vừa lệch trái (hoặc vừa lệch phải) so với điểm định bắn trúng (hình 6.3đ, e).

BÀI 6. KĨ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK

BÀI 6. KĨ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK

- Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm vừa cao vừa lệch trái (hoặc vừa lệch phải) so với điểm chính giữa mép trên khe ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ vừa cao vừa lệch trái (hoặc vừa lệch phải) so với điểm định bắn trúng (hình 6.3g, h).

BÀI 6. KĨ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK

BÀI 6. KĨ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK

b. Ảnh hưởng do ngắm sai điểm ngắm

- Khi đường ngắm cơ bản đã chính xác và mặt súng thăng bằng, nếu điểm ngắm thấp hơn (hoặc cao hơn) điểm ngắm đúng thì điểm chạm trên mụ tiêu sẽ thấp hơn (hoặc cao hơn) điểm định bắn trúng (hình 6.4a, b).

- Khi đường ngắm cơ bản đã chính xác và mặt súng thăng bằng, nếu điểm ngắm lệch sang phải (hoặc sang trái) so với điểm ngắm đúng thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ lệch sang phải (hoặc sang trái) so với điểm định bắn trúng (hình 6.4c, d).

BÀI 6. KĨ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK

c. Ảnh hưởng do mặt súng không thăng bằng

- Khi đường ngắm cơ bản đã chính xác và đã có điểm ngắm đúng, nếu mặt súng nghiêng bên nào thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ lệch và thấp về bên đó (hình 6.5).

BÀI 6. KĨ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK

Hoạt động 2. Tìm hiểu động tác bắn tại chỗ của súng tiểu liên AK

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được động tác nằm bắn không tì.

- Trình bày được động tác nằm bắn có tì. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác thông tin mục II.1 – II.2 SGK tr.49 – tr.53 và trả lời câu hỏi: Tại sao trong điều kiện gần địch thường sử dụng động tác nằm bắn không tì?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về động tác bắn tại chỗ của súng tiểu liên AK.

d. Tổ chức thực hiện: 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu động tác nằm bắn không tì

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm (4 – 6 HS/ nhóm), đọc thông tin mục II.1 SGK tr. 49 - 53 và trình bày trường hợp vận dụng, khẩu lệnh và động tác của động tác nằm bắn không tì.

- GV hướng dẫn các nhóm lần lượt thực hành: Em hãy thực hiện động tác nằm bắn không tì của chiến sĩ mang súng tiểu liên AK.

+ GV vừa thực hiện chậm (lần 1), lần lượt từng động tác chuẩn bị bắn, động tác bắn, động tác bắn, động tác thôi bắn vừa phân tích thao tác, cử động; phân tích lại trên các hình trong SGK.

+ GV thực hiện (chậm lần 2), liên tục các động tác chuẩn bị bắn, động tác bắn, động tác thôi bắn (không phân tích). 

- GV yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi khám phá: Tại sao trong điều kiện gần địch thường sử dụng động tác nằm bắn không tì? 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày động tác nằm bắn không tì.

- GV mời các nhóm lần lượt thực hành động tác nằm bắn không tì.

- GV mời 2 - 3 nhóm trả lời câu hỏi khám phá: Trong điều kiện gần địch thường sử dụng động tác nằm bắn không tì, vì: Khi nằm bắn không tì, người thực hiện có thể giấu bản thân trong cỏ hoặc địa hình tự nhiên, làm cho họ khó bị phát hiện bởi địch. Điều này giúp chiến sĩ tránh bị tấn công hoặc bị địch nhận diện và phản kích lại.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

II. Động tác bắn tại chỗ của súng tiểu liên AK

1. Động tác nằm bắn không tì

a. Trường hợp vận dụng

- Điều kiện gần địch, địa hình có vật che đỡ, che khuất cao ngang tầm người nằm.

b. Khẩu lệnh

- “Nằm chuẩn bị bắn”.

c. Động tác

- Động tác chuẩn bị bắn:

+ Chuẩn bị tư thế.

BÀI 6. KĨ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK

BÀI 6. KĨ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK

BÀI 6. KĨ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK

BÀI 6. KĨ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK

+ Động tác lắp đạn.

BÀI 6. KĨ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK

- Động tác bắn:

+ Động tác lấy thước ngắm.

+ Động tác giương súng.

BÀI 6. KĨ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK

+ Động tác ngắm.

+ Động tác bóp cò.

- Động tác thôi bắn:

+ Thôi bắn tạm thời.

BÀI 6. KĨ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK

+ Thôi bắn hoàn toàn.

BÀI 6. KĨ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK

BÀI 6. KĨ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK

 

* Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu động tác nằm bắn có tì

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 - 6 HS/nhóm), khai thác thông tin ở mục II.2 trong SGK tr.53 và trình bày động tác nằm bắn có tì

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Động tác nằm bắn có tì

- Trường hợp vận dụng, khẩu lệnh, động tác cơ bản như động tác nằm bắn không tì, chỉ khác:

+ Khi giương súng có thể đặt phần dưới ốp lót tay hoặc đặt mu bàn tay trái lên vật tì để giữ súng cho chắc chắn.

+ Khi để súng lên vật tì, miệng nòng súng phải cao hơn vật tì và nhô ra phía trước ít nhất 5 cm (hình 6.15).

BÀI 6. KĨ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK

Hoạt động 3. Tìm hiểu tập bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được động tác tập ngắm chụm; ngắm trúng, chụm.

- Trình bày được động tác tập bắn vào mục tiêu bia số 4. 

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án

  • Giáo án word: 600k - Đặt bây giờ: 450k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 250k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=>Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - đủ kì I. 
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 - 12 phiếu
  • Mẫu đề thi cấu trúc mới: Ma trận, lời giải, thang điểm
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án quốc phòng an ninh 12 cánh diều đủ cả năm

Tài liệu giảng dạy

Chat hỗ trợ
Chat ngay