Giáo án Quốc phòng an ninh 12 Cánh diều bài 7: Tìm và giữ phương hướng
Giáo án bài 7: Tìm và giữ phương hướng sách Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Quốc phòng an ninh 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án quốc phòng an ninh 12 cánh diều
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án quốc phòng an ninh 12 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 7. TÌM VÀ GIỮ PHƯƠNG HƯỚNG
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được kĩ thuật, phương pháp tìm và giữ phương hướng trong hoạt động cá nhân;
Biết tìm và giữ phương hướng của cá nhân trong các điều kiện khác nhau.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù:
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng quân sự đã học vào cuộc sống:
Nêu được kĩ thuật, phương pháp tìm và giữ phương hướng trong hoạt động cá nhân.
Biết quan sát và nhận biết được những dấu hiệu, đặc điểm cần thiết trong tìm và giữ phương hướng trong mọi địa hình, điều kiện thời tiết khác nhau.
Tự tìm được phương hướng và không bị lạc đường trong những điều kiện khác nhau.
3. Phẩm chất:
Tích cực, tự giác trong luyện tập nắm chắc kĩ thuật, phương pháp tìm phương hướng.
Chủ động nắm chắc phương hướng, đường đi trong các hoạt động của cá nhân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 12, Giáo án;
Địa bàn, bản đồ (khu vực học tập); ảnh theo các hình trong SGK; đồng hồ đeo tay, que nhỏ, gậy, sỏi hoặc đá nhỏ (để xếp chòm sao) và các tài liệu khác có liên quan.
2. Đối với học sinh
SGK, SBT môn Giáo dục quốc phòng và an ninh lớp 12.
- Vở ghi, bút, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và hướng HS tìm hiểu về cách xác định và giữ phương hướng trong bài học mới.
b. Nội dung: HS lắng nghe tình huống và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu được cách xác định phương hướng trong tình huống ở SGK.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu tình huống: Giả sử em là các bạn trong các tình huống sau:
1. Kì nghỉ hè, bạn An theo bố lên tàu đi đánh cá biển. Sau một trận bão, toàn bộ thiết bị định vị và liên lạc trên tàu bị hư hỏng, tàu bị mất phương hướng.
2. Hai bạn Kiên và Bình đi du lịch không may bị lạc ở giữa một khu rừng xa dân cư và có nhiều chướng ngại vật che khuất tầm nhìn, hai bạn không mang theo bản đồ, la bàn và điện thoại cũng bị mất sóng.
- GV nêu câu hỏi: Em sẽ xử trí như thế nào để có thể tìm được đường về nhà?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe tình huống, vận dụng hiểu biết bản thân, suy nghĩ câu trả lời.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi: Em sẽ cố gắng bình tĩnh và xác định lại phương hướng, tìm cách ra khỏi vị trí bị lạc (dựa vào phương hướng của mặt trời, sao,…).
- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài. Làm thế nào để xác định phương hướng? Khi tìm được phương hướng chính xác, phải làm gì để đi đúng phương hướng đó?…. Tất cả câu hỏi này sẽ được trả lời trong bài học hôm nay - Bài 7. Tìm và giữ phương hướng.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về tìm phương hướng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Trình bày được cách tìm phương hướng bằng la bàn (địa bàn).
- Trình bày được cách tìm phương hướng dựa vào Mặt Trời.
- Trình bày được cách tìm phương hướng dựa vào Mặt Trăng.
- Trình bày được cách tìm phương hướng dựa vào sao Bắc Cực.
- Trình bày được cách tìm phương hướng dựa vào một số cách khác.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục I SGK tr.59 – tr.63 và thực hiện các nhiệm vụ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cách tìm phương hướng.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về cách tìm phương hướng bằng la bàn (địa bàn) Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin I.1 trong SGK tr. 59 và trình bày cách tìm phương hướng bằng la bàn (địa bàn). - GV yêu cầu HS thực hiện bài Thực hành 1: Em hãy xác định phương hướng dựa vào la bàn (địa bàn). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. - HS thực hiện bài Thực hành 1. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả. - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới.. | I. Tìm phương hướng 1. Tìm phương hướng bằng la bàn (địa bàn) - Bước 1: Mở nắp la bản và chốt hãm nam châm; đặt la bàn trên mặt phẳng ngang, kim la bàn (phần màu đỏ) luôn chỉ hướng bắc (hình 7.1). - Bước 2: Xoay la bàn sao cho phần màu đỏ của kim nam châm chỉ vào số “0” trên mặt số la bàn. - Bước 3: Đánh dấu hướng bắc trên thực địa bằng vật chuẩn; tìm và đánh dấu các hướng còn lại. - Chú ý: Trước khi sử dụng la bàn cần kiểm tra độ nhạy của kim la bàn. Nếu kim la bàn đổi hướng khi đưa vật sắt thép lại gần và quay lại vị trí ban đầu khi rút vật sắt thép ra xa thì la bàn còn sử dụng tốt. Không sử dụng la bàn ở gần đường dây điện cao thế, đường ray và trong xe cơ giới. |
* Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về tìm phương hướng dựa vào Mặt Trời Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin I.2 trong SGK tr. 60 và trình bày cách tìm phương hướng dựa vào Mặt Trời. - GV yêu cầu HS thực hiện bài Thực hành 2: Em hãy xác định phương hướng dựa vào Mặt Trời. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. - HS thực hiện bài Thực hành 2. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả. - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Tìm phương hướng dựa vào Mặt Trời a) Dựa vào Mặt Trời và đồng hồ - Điều kiện thực hiện: Có nắng. - Chuẩn bị: + Đồng hồ có mặt số chia thành 12 giờ. + Que nhỏ dài khoảng 20 cm, + Keo gắn đồ vật. + Miếng xốp. - Các bước thực hiện: + Bước 1: Đặt miếng xốp trên mặt đất hoặc trên bàn. Dùng keo gắn que nhỏ vuông góc với mặt phẳng của miếng xốp. Mặt Trời chiếu vào que sẽ tạo ra một cái bóng. + Bước 2: Đặt đồng hồ sao cho bóng của que trùng lên kim chỉ giờ. Đường phân giác của góc hợp bởi kim chỉ giờ và số 12 sẽ chỉ hướng nam (hình 7.2). Chọn một vật chuẩn trên thực địa để đánh dấu hướng nam. + Bước 3: Xác định, chọn các vật chuẩn trên thực địa để đánh dấu các hướng còn lại. b) Dựa vào Mặt Trời và gậy - Điều kiện thực hiện: Có nắng. - Các bước thực hiện: + Bước 1: Cắm một cây gậy thẳng, vuông góc xuống mặt đất, đỉnh bóng ban đầu của gậy là T. + Bước 2: Sau 15 phút sau, đỉnh bóng của cây gậy lúc này là Đ. Khi đó đầu T của đoạn thẳng TĐ chỉ hướng tây và đầu Đ chỉ hướng đông. + Bước 3: Đánh dấu các hướng tây, đông trên thực địa bằng vật chuẩn, tìm và đánh dấu các hướng còn lại. |
* Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về tìm phương hướng dựa vào Mặt Trăng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin I.3 trong SGK tr. 60 - 61 và trình bày cách tìm phương hướng dựa vào Mặt Trăng - GV yêu cầu HS thực hiện bài Thực hành 3: Em hãy xác định phương hướng dựa vào Mặt Trăng. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. - HS thực hiện bài Thực hành 3. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả. - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | 3. Tìm phương hướng dựa vào Mặt Trăng - Điều kiện thực hiện: Ban đêm, trời có trăng non (những ngày đầu tháng Âm lịch) hoặc trăng khuyết (những ngày cuối tháng Âm lịch). - Các bước thực hiện: + Bước 1:
+ Bước 2: Xác định, chọn vật chuẩn trên thực địa để đánh dấu các hướng còn lại. |
* Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu về tìm phương hướng dựa vào sao Bắc Cực Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin I.4 trong SGK tr. 61 - 62 và trình bày cách tìm phương hướng dựa vào sao Bắc Cực. - GV yêu cầu HS thực hiện bài Thực hành 4: Em hãy xác định phương hướng dựa vào sao Bắc Cực. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. - HS thực hiện bài Thực hành 4. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả. - GV mời đại diện 1 – 2 HS nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. …………….. | 4. Tìm phương hướng dựa vào sao Bắc Cực - Điều kiện thực hiện: Ban đêm, trời có sao. - Các bước thực hiện: + Bước 1: Xác định chòm sao Đại Hùng Tình gồm 7 ngôi sao kết thành hình cái xoong (hình 7.5). + Bước 2: Kéo dài đoạn thẳng tưởng tượng đi qua hai ngôi sao thuộc phần đầu cái xoong (gọi là A và B) về phía B một đoạn bằng 5 lần đoạn thẳng AB ta có vị trí sao Bắc Cực (hình 7.5). + Bước 3: Kẻ đường thẳng tưởng tượng đi từ vị trí của sao Bắc Cực hướng vuông góc với đường chân trời thì đó là hướng bắc. Chọn một vật chuẩn trên thực địa để đánh dấu hướng bắc. + Bước 4: Xác định, chọn vật chuẩn trên thực địa để đánh dấu các hướng còn lại. + Chú ý: Có thể xác định sao Bắc Cực bằng cách dựa vào chòm sao Tiểu Hùng Tinh. Chòm sao này gồm 7 ngôi sao, trong đó sao Bắc Cực là ngôi sao ở dưới cùng và sáng nhất. |
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án quốc phòng an ninh 12 cánh diều đủ cả năm