Phiếu trắc nghiệm Quốc phòng an ninh 12 Cánh diều bài 6: Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng và An ninh 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6: Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án quốc phòng an ninh 12 cánh diều
BÀI 1. KĨ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Bản chất của ngắm bắn là gì?
A. Xác định góc bắn và hướng bắn cho súng
B. Xác định cự li bắn
C. Xác định mục tiêu định bắn
D. Xác định điểm định bắn trúng
Câu 2: Đưa quỹ đạo của đường đạn vào điểm định bắn trúng trên mục tiêu là quá trình thực hiện động tác gì?
A. Chuẩn bị bắn
B. Ngắm bắn
C. Điều chỉnh điểm bắn trúng
D. Ngắm cơ bản
Câu 3: Đường ngắm cơ bản là đường thẳng từ mắt người ngắm qua chính giữa mép trên khe ngắm đến điểm nào trên đầu ngắm?
A. Chính giữa khe thước ngắm
B. Chính giữa đầu ngắm
C. Chính giữa mép trên đầu ngắm
D. Chính giữa mục tiêu
Câu 4: Đường ngắm đúng là đường thẳng từ mắt người ngắm qua
A. Chính giữa đầu ngắm đến chính giữa mục tiêu
B. Chính giữa mép trên khe ngắm đến điểm chính giữa mép trên đầu ngắm đến điểm định bắn trúng
C. Khe ngắm, đầu ngắm đến chính giữa mục tiêu
D. Qua khe ngắm súng điểm ngắm đúng
Câu 5: Đường thẳng từ mắt người ngắm qua chính giữa mép trên khe ngắm đến điểm chính giữa mép trên đầu ngắm là gì?
A. Đường ngắm đúng
B. Đường ngắm chuẩn
C. Đường ngắm cơ bản
D. Đường ngắm sơ bộ
Câu 6: Khẩu lệnh của động tác nằm chuẩn bị bắn súng tiểu liên AK như thế nào?
A. “ Nằm bắn”
B. “ Nằm chuẩn bị ”
C. “ Nằm chuẩn bị bắn”
D. “ Chuẩn bị bắn”
Câu 7: Tư thế của động tác nằm chuẩn bị bắn súng tiểu liên AK gồm mấy cử động?
A. 1 cử động
B. 2 cử động
C. 3 cử động
D. 4 cử động
Câu 8: Bắn súng tiểu liên AK gồm các động tác nào?
A. Giương súng, ngắm và bóp cò
B. Chuẩn bị súng, ngắm và bóp cò
C. Lên đạn, ngắm và bóp cò
D. Lấy đường ngắm và bóp cò
Câu 9: Động tác giương súng khi bắn súng tiểu liên AK gồm những yêu cầu gì?
A. Bằng, chắc, đều, êm
B. Bằng, chắc, đều, bền
C. Bền, chắc, đều, ổn định
D. Vững, chắc, đều, êm
Câu 10: Khi đang bắn, nghe khẩu lệnh” Ngừng bắn”, tay bóp cò của người bắn phải làm động tác gì ?
A. Ngón trỏ phải giữ nguyên tay cò súng chờ lệnh
B. Ngón trỏ tiếp tiếp tục bóp đều tay cò súng
C. Ngón trỏ phải bóp chặt thêm tay cò súng
D. Ngón trỏ tay phải thả ra khỏi tay cò súng
Câu 11: Khi tập ngắm trúng, ngắm chụm bằng súng tiểu liên AK, thành Tích Giỏi được tính theo 3 điểm chấm như thế nào?
A. Chụm trong lỗ có đường kính 2 mm
B. Chụm trong lỗ có đường kính 3 mm
C. Chụm trong lỗ có đường kính 4 mm
D. Chụm trong lỗ có đường kính 5 mm
Câu 12: Khi tập ngắm trúng, ngắm chụm bằng súng tiểu liên AK, thành tích Khá được tính theo 3 điểm chấm như thế nào?
A. Chụm trong lỗ có đường kính 10 mm
B. Chụm trong lỗ có đường kính 9 mm
C. Chụm trong lỗ có đường kính 7 mm
D. Chụm trong lỗ có đường kính 5 mm
Câu 13: Khi tập ngắm trúng, ngắm chụm bằng súng tiểu liên AK, thành tích Đạt được tính theo 3 điểm chấm như thế nào?
A. Chụm trong lỗ có đường kính 8 mm
B. Chụm trong lỗ có đường kính 9 mm
C. Chụm trong lỗ có đường kính 10 mm
D. Chụm trong lỗ có đường kính 7 mm
Câu 14: Súng tiểu liên AK với thước ngắm 2, cự li bắn 100m thì độ cao đường đạn so với đường ngắm là bao nhiêu cm?
A. 10cm
B. 12cm
C. 25cm
D. 2cm
Câu 15: Súng tiểu liên AK với thước ngắm 1, cự li bắn 100m thì độ cao đường đạn so với đường ngắm là bao nhiêu cm?
A. 0cm
B. 5cm
C. 10cm
D. 12cm
Câu 16: Bắn mục tiêu cố định ban ngày, mục tiêu bắn có kích thước rộng, cao là bao nhiêu?
A. 21 x 21cm
B. 42 x 42cm
C. 56 x 56cm
D. 75 x 75cm
2. THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1: Nội dung nào sau đây, nếu tạo thành đường thẳng với mắt người ngắm để tạo nên đường ngắm cơ bản?
A. Mép trên khe ngắm, chính giữa đầu ngắm
B. Chính giữa mép trên khe ngắm đến điểm chính giữa mép trên đầu ngắm
C. Giữa khe ngắm, chính giữa mép trên đầu ngắm
D. Thước ngắm, đầu ngắm, miệng nòng súng
Câu 2: Thời cơ nào tốt nhất để người bắn thực hiện động tác bóp cò?
A. Khi đầu ngắm đã ở giữa khe ngắm, nhìn thấy mục tiêu
B. Đã lấy được chính xác đường ngắm đúng
C. Đã lấy được chính xác đường ngắm cơ bản
D. Khi hết thời gian chuẩn bị bắn
Câu 3: Trong các yếu tố sau, yếu tố nào sai lệch ảnh hưởng lớn nhất đến bắn trúng?
A. Đường ngắm cơ bản
B. Ngắm sai điểm ngắm đúng
C. Mặt súng không thăng bằng
D. Tư thế động tác bắn
Câu 4: Nội dung nào sau đây không đúng với đặc điểm của tập ngắm trúng, ngắm chụm bằng súng tiểu liên AK?
A. Người học phải tỉ mỉ, tập trung và độ chính xác cao
B. Đây là bước tập cơ bản đầu tiên
C. Phải có sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa người tập và người phục vụ
D. Thời tiết không thuận lợi, ảnh hưởng tới động tác ngắm
Câu 5: Nội dung nào sau đây không đúng với yêu cầu của tập ngắm trúng, ngắm chụm bằng súng tiểu liên AK?
A. Khắc phục khó khăn về điều kiện thời tiết, khí hậu
B. Nâng cao dần trình độ ngắm bắn qua luyện tập
C. Cụ thể, tỉ mỉ và kiên nhẫn, tích cực, tự giác học tập
D. Nắm chắc các yếu tố về ngắm bắn
Câu 6: Điều kiện bài bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng tiểu liên AK với cự li từ người bắn tới mục tiêu là bao nhiêu m?
A. 100m
B. 150m
C. 200m
D. 50m
Câu 7: Trong quá trình bóp cò, người bắn thở như thế nào?
A. Ngừng thở lúc đầu
B. Ngừng thở khi kết thúc
C. Thở đều cả quá trình
D. Ngừng thở cả quá trình
Câu 8: Đặc điểm nào về tâm lí có ảnh hưởng tốt đến kết quả bắn súng?
A. Rất chủ quan
B. Rất tự tin
C. Sợ tiếng nổ
D. Lo lắng kết quả bắn
Câu 9: Trong các yếu tố của đường ngắm đúng, yếu tố nào nhìn không rõ nhất?
A. Chính giữa mép trên khe thước ngắm
B. Chính giữa mép trên đầu ngắm
C. Điểm định bắn trúng trên mục tiêu
D. Đầu ngắm chia đôi ánh sáng khe ngắm\
Câu 10: Khi ngắm bắn, nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm cao hơn điểm chính giữa mép trên khe ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu ra sao?
A. Thấp hơn điểm định bắn trúng
B. Cao hơn điểm định bắn trúng
C. Cao lệch phải điểm định bắn trúng
D. Cao lệch trái điểm định bắn trúng
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Muốn bắn trúng mục tiêu khi bắn súng phải có 3 yếu tố nào?
A. Có thước ngắm chuẩn; có điểm ngắm đúng; có đường cơ bản
B. Có thước ngắm đúng; có điểm ngắm đúng; có đường ngắm đúng
C. Có thước ngắm phù hợp; có điểm ngắm chuẩn; có đường ngắm tốt
D. Có thước ngắm 3; có điểm ngắm giữa; có đường ngắm tốt
Câu 2: Động tác nằm bắn súng tiểu liên AK vận dụng trong trường hợp nào?
A. Tình hình ta, địa hình không cho phép
B. Tình hình địch, địa hình không cho phép
C. Tình hình khu vực không cho phép
D. Tình hình ta, địa hình cho phép
Câu 3: Để có kết quả cao trong bắn súng tiểu liên AK, động tác bóp cò phải thực hiện như thế nào?
A. Bóp cò nhanh, đều, thẳng trục nòng súng về sau tới khi đạn nổ
B. Bóp cò êm, đều, thẳng trục nòng súng về sau tới khi đạn nổ
C. Bóp cò đột ngột, đều, thẳng trục nòng súng về sau tới khi đạn nổ
D. Bóp cò đều, dứt khoát, thẳng trục nòng súng về sau tới khi đạn nổ
Câu 4: Trong quá trình bắn súng tiểu liên AK, lực giữ và ghì súng của hai tay không tăng lên cũng không giảm đi đáp ứng yêu cầu gì?
A. Êm
B. Ổn định
C. Bền
D. Chắc
Câu 5: Sau khi thực hiện xong động tác nằm chuẩn bị bắn, trước khi giương súng người bắn phải làm gì?
A. Lên đạn
B. Ngắm sơ bộ
C. Lấy thước ngắm
D. Điều chỉnh tư thế nằm bắn
VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Tại sao khi bắn súng tiểu liên AK, trong quá trình bóp cò, người bắn phải nhịn thở?
A. Để nhìn cho rõ mục tiêu
B. Để người bớt rung
C. Để chắc tay khi bóp cò
D. Để tăng thêm lực bền khi bóp cò
Câu 2: Tại sao khi bắn súng tiểu liên AK có tì chính xác hơn khi bắn không có tì?
A. Nhìn rõ mục tiêu hơn
B. Súng ít bị rung hơn
C. Tay bóp cò chắc hơn
D. Tay bóp cò đều hơn
=> Giáo án Quốc phòng an ninh 12 Cánh diều bài 6: Kĩ thuật bắn súng tiểu liên AK