Giáo án Tin học 8 kì 2 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Tin học lớp 8 kì 2 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Tin học 8 kì 2 soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:

Ngày dạy:

HỌC VẼ HÌNH VỚI PHẦN MỀM GEOGEBRA

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- HS hiểu được các đối tượng hình học cơ bản của phần mềm và quan hệ giữa chúng.

- Thông qua phần mềm, Hs biết và hiểu được các ứng dụng của phần mềm trong việc vẽ và minh họa các đối tượng hình học và thiết lập quan hệ toán học giữa các đối tượng này.

2. Năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.

- Năng lực tự học, đọc hiểu.

- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả.

- Năng lực tính toán, Năng lực thực hành .

3. Phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử.

Học sinh: đồ dùng học tập, SGK, vở ghi, máy tính

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh

b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi và giới thiệu bài học:

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu Em đã biết gì về Geogebra

a) Mục tiêu: biết được Geogebra

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Geogebra dùng để làm gì ?

G: Ưu điểm của phần mềm này là gì?

G: Ví dụ về sự liên kết giữa các đối tượng.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

1. Em đã biết gì về Geogebra

Khả năng tạo ra sự gắn kết giữa các đối tượng hình học như vuông góc, song song.

-Khả năng chuyển động nhưng vẫn giữ được mối quan hệ giữa các đối tượng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu Làm quen với phần mềm Geogebra tiếng Việt

a) Mục tiêu: biết được phần mềm Geogebra tiếng Việt

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Khởi động như mọi phần mềm khác.

Màn hình làm việc chính của phần mềm gồm có những gì?

Bảng chọn gồm những gì? Liên hệ với bảng chọn đã học trong Word và Excel

Thanh công cụ chứa gì?

G: Công cụ này dùng để làm gì?

Thanh công cụ là gì ? Hãy nêu một lệnh bất kỳ trong thanh đó. (có thể cho HS lên bảng vẽ)

Các công cụ liên quan đến đối tượng điểm

Như thế nào được gọi là trung điểm

?

Các công cụ liên quan đến đoạn, đường thẳng

Các công cụ tạo mối quan hệ hình học

G: Thế nào là đường vuông góc?

G: Như thế nào được gọi là song song

Như thế nào được gọi là đường trung trực?

: Như thế nào được gọi là đường phân giác?

Các công cụ liên quan đến hình tròn

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

a)Khởi động

H: Nháy đúp chuột vào Geogebra trên màn hình nền.

b) Giới thiệu màn hình GeoGebra tiếng Việt

Màn hình làm việc chính của phần mềm bao gồm bảng chọn, thanh công cụ và khu vực thể hiện các đối tượng.

  • Bảng chọn là hệ thống các lệnh chính của phần mềm Geogebra. Với phần mềm Geogebra tiếng Việt em sẽ thấy các lệnh bằng tiếng Việt.

Chú ý rằng các lệnh trên bảng chọn không dùng để vẽ các đối tượng-hình. Các lệnh tác động trực tiếp với đối tượng hình học được thực hiện thông qua các công cụ trên thanh công cụ của phần mềm.

  • Thanh công cụ của phần mềm chứa các công cụ làm việc chính. Đây chính là các công cụ dùng để vẽ, điều chỉnh và làm việc với các đối tượng.

- Khi nháy chuột lên một nút lệnh ta sẽ thấy xuất hiện các công cụ khác cùng nhóm.

- Mỗi công cụ đều có một biểu tượng riêng tương ứng. Biểu tượng cho biết công dụng của công cụ đó.

c) Giới thiệu các công cụ làm việc chính

  • Công cụ di chuyển có ý nghĩa đặc biệt là không dùng để vẽ hoặc khởi tạo hình mà dùng để di chuyển hình. Với công cụ này, kéo thả chuột lên đối tượng (điểm, đoạn, đường, ...) để di chuyển hình này. Công cụ này cũng dùng để chọn các đối tượng khi thực hiện các lệnh điều khiển thuộc tính của các đối tượng này.

Có thể chọn nhiều đối tượng bằng cách nhấn giữ phím Ctrl trong khi chọn.

Chú ý: Khi đang sử dụng một công cụ khác, nhấn phím ESC để chuyển về công cụ di chuyển.

  • Các công cụ liên quan đến đối tượng điểm

Công cụ dùng để tạo một điểm mới. Điểm được tạo có thể là điểm tự do trên mặt phẳng hoặc là điểm thuộc một đối tượng khác (ví dụ đường thẳng, đoạn thẳng).

Cách tạo: chọn công cụ và nháy chuột lên một điểm trống trên màn hình hoặc nháy chuột lên một đối tượng để tạo điểm thuộc đối tượng này.

Công cụ dùng để tạo ra điểm là giao của hai đối tượng đã có trên mặt phẳng.

Cách tạo: chọn công cụ và lần lượt nháy chuột chọn hai đối tượng đã có trên mặt phẳng.

Công cụ dùng để tạo trung điểm của (đoạn thẳng nối) hai điểm cho trước: chọn công cụ rồi nháy chuột tại hai điểm này để tạo trung điểm.

  • Các công cụ liên quan đến đoạn, đường thẳng

Các công cụ , dùng để tạo đường, đoạn, tia đi qua hai điểm cho trước. Thao tác như sau: chọn công cụ, sau đó nháy chuột chọn lần lượt hai điểm trên màn hình.

Công cụ sẽ tạo ra một đoạn thẳng đi qua một điểm cho trước và với độ dài có thể nhập trực tiếp từ bàn phím.

Thao tác: chọn công cụ, chọn một điểm cho trước, sau đó nhập một giá trị số vào cửa sổ có dạng:

Nháy nút áp dụng sau khi đã nhập xong độ dài đoạn thẳng.

Chú ý: Trong cửa sổ trên có thể nhập một chuỗi kí tự là tên cho một giá trị số.

  • Các công cụ tạo mối quan hệ hình học

- Công cụ dùng để tạo đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường hoặc đoạn thẳng cho trước.

- Thao tác: chọn công cụ, sau đó lần lượt chọn điểm, đường (đoạn, tia) hoặc ngược lại chọn đường (đoạn, tia) và chọn điểm.

- Công cụ sẽ tạo ra một đường thẳng song song với một đường (đoạn) cho trước và đi qua một điểm cho trước.

Thao tác: chọn công cụ, sau đó lần lượt chọn điểm, đường (đoạn, tia) hoặc ngược lại chọn đường (đoạn, tia) và chọn điểm.

- Công cụ dùng để vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng hoặc hai điểm cho trước.

Thao tác: chọn công cụ, sau đó chọn một đoạn thẳng hoặc chọn hai điểm cho trước trên mặt phẳng.

- Công cụ dùng để tạo đường phân giác của một góc cho trước. Góc này xác định bởi ba điểm trên mặt phẳng.

Thao tác: chọn công cụ và sau đó lần lượt chọn ba điểm trên mặt phẳng. Điểm chọn thứ hai chính là đỉnh của góc này.

  • Các công cụ liên quan đến hình tròn

- Công cụ tạo ra hình tròn bằng cách xác định tâm và một điểm trên hình tròn. Thao tác: chọn công cụ, chọn tâm hình tròn và điểm thứ hai nằm trên hình tròn.

- Công cụ dùng để tạo ra hình tròn bằng cách xác định tâm và bán kính. Thao tác: chọn công cụ, chọn tâm hình tròn, sau đó nhập giá trị bán kính trong hộp thoại sau:

- Công cụ dùng để vẽ hình tròn đi qua ba điểm cho trước. Thao tác: chọn công cụ, sau đó lần lượt chọn ba điểm.

- Công cụ dùng để tạo một nửa hình tròn đi qua hai điểm đối xứng tâm.

- Thao tác: chọn công cụ, chọn lần lượt hai điểm. Nửa hình tròn được tạo sẽ là phần hình tròn theo chiều ngược kim đồng hồ từ điểm thứ nhất đến điểm thứ hai.

- Công cụ sẽ tạo ra một cung tròn là một phần của hình tròn nếu xác định trước tâm hình tròn và hai điểm trên cung tròn này.

- Thao tác: Chọn công cụ, chọn tâm hình tròn và lần lượt chọn hai điểm. Cung tròn sẽ xuất phát từ điểm thứ nhất đến điểm thứ hai theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.

- Công cụ sẽ xác định một cung tròn đi qua ba điểm cho trước. Thao tác: chọn công cụ sau đó lần lượt chọn ba điểm trên mặt phẳng.

  • Các công cụ biến đổi hình học

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.

b) Nội dung: Cho học sinh tóm tắt những Kiến thức, kỹ năng cơ bản.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập

d) Tổ chức thực hiện

- GV đặt câu hỏi, HS trả lời:

Câu hỏi: Phần mềm Geogebra dùng để làm gì? Phần mềm này có những khả năng nào?

- HS tiếp nhận câu hỏi, thảo luận trả lời

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS làm các bài tập

d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Tìm các nội dung kiến thức liên quan đến bài học.

- Chuận bị nội dung bài mới ra sơ đồ tư duy;

- Chuẩn bị phương pháp học bài sau

Ngày soạn:

Ngày dạy:

HỌC VẼ HÌNH VỚI PHẦN MỀM GEOGEBRA (tiếp)

I.Mục đích

1.Kiến thức

- HS hiểu được các đối tượng hình học cơ bản của phần mềm và quan hệ giữa chúng.

- Thông qua phần mềm, Hs biết và hiểu được các ứng dụng của phần mềm trong việc vẽ và minh họa các đối tượng hình học và thiết lập quan hệ toán học giữa các đối tượng này.

2. Năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.

- Năng lực tự học, đọc hiểu.

- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả.

- Năng lực tính toán, Năng lực thực hành .

3. Phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử.

Học sinh: đồ dùng học tập, SGK, vở ghi, máy tính

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh

b) Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi và giới thiệu bài học: Phần mềm Geogebra dùng để làm gì ? Geogebra có những tính năng nào ?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu Đối tượng hình học

a) Mục tiêu: Nắm được Đối tượng hình học

b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Em hiểu thế nào là đối tượng hình học?

? Thế nào là giao của hai đối tượng hình học ?

Danh sách các đối tượng trên màn hình là gì?

d) Thay đổi thuộc tính của đối tượng gồm mấy bước chính để thay đổi? nêu chức năng của từng bước?

- Làm thế nào để ẩn đối tượng?

- Ẩn/hiện tên (nhãn) của đối tượng thực hiện như thế nào?

- Thay đổi tên của đối tượng như thế nào?

- Đặt/huỷ vết chuyển động của đối tượng như thế nào

- Muốn xoá đối tượng thực hiện như thế nào?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức

b) Đối tượng tự do và đối tượng phụ thuộc

Em đã được làm quen với khái niệm quan hệ giữa các đối tượng.

Sau đây là một vài ví dụ:

Dùng lệnh Hiển thị ® Hiển thị danh sách đối tượng để hiện/ẩn khung thông tin này trên màn hình.

d) Thay đổi thuộc tính của đối tượng

Các đối tượng hình đều có các tính chất như tên (nhãn) đối tượng, cách thể hiện kiểu đường, màu sắc, ....

Sau đây là một vài thao tác thường dùng để thay đổi tính chất của đối tượng.

+ ẩn đối tượng: Để ẩn một đối tượng, thực hiện các thao tác sau:

B1 : Nháy nút phải chuột lên đối tượng;

B2 : Huỷ chọn Hiển thị đối tượng trong bảng chọn:

+ ẩn/hiện tên (nhãn) của đối tượng: Để làm ẩn hay hiện tên của đối tượng, thực hiện các thao tác sau:

B1: Nháy nút phải chuột lên đối tượng trên màn hình;

B2: Huỷ chọn Hiển thị tên trong bảng chọn.

+ Thay đổi tên của đối tượng: Muốn thay đổi tên của một đối tượng, thực hiện các thao tác sau:

B1: Nháy nút phải chuột lên đối tượng trên màn hình;

B2: Chọn lệnh Đổi tên trong bảng chọn:

Sau đó nhập tên mới trong hộp thoại:

B3: Nháy nút áp dụng để thay đổi, nháy nút Huỷ bỏ nếu không muốn đổi tên.

+ Đặt/huỷ vết chuyển động của đối tượng: Chức năng đặt vết khi đối tượng chuyển động có ý nghĩa đặc biệt trong các phần mềm "Toán học động". Chức năng này được sử dụng trong các bài toán dự đoán quĩ tích và khảo sát một tính chất nào đó của hình khi các đối tượng khác chuyển động.

Để đặt/huỷ vết chuyển động cho một đối tượng trên màn hình thực hiện thao tác sau:

B1: Nháy nút phải chuột lên đối tượng;

B2: Chọn Mở dấu vết khi di chuyển.

Để xoá các vết được vẽ, nhấn tổ hợp phím Ctrl+F.

+ Xoá đối tượng: Muốn xoá hẳn đối tượng, ta có thể thực hiện một trong các thao tác sau:

B1: Dùng công cụ chọn đối tượng rồi nhấn phím Delete.

B2: Nháy nút phải chuột lên đối tượng và thực hiện lệnh Xoá.

Chọn công cụ trên thanh công cụ và nháy chuột lên đối tượng muốn xoá.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu: Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.

b) Nội dung: Cho học sinh tóm tắt những Kiến thức, kỹ năng cơ bản.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập

d) Tổ chức thực hiện

- GV đặt câu hỏi, HS trả lời:

Câu hỏi: Cho một vài ví dụ về hoạt động được thực hiện lặp lại trong cuộc sống hằng ngày.

- HS tiếp nhận câu hỏi, thảo luận trả lời

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS làm các bài tập

d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Tìm các nội dung kiến thức liên quan đến bài học.

- Chuận bị nội dung bài mới ra sơ đồ tư duy;

- Chuẩn bị phương pháp học bài sau

Giáo án Tin học 8 kì 2 soạn theo công văn 5512
Giáo án Tin học 8 kì 2 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án tin học 8 kì 2 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình tin học lớp 8. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=>

Từ khóa: gián án mới tin học khối 8, tin học 8 kì 2 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an tin học 8 ki 2 cv 5512

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay