Giáo án toán 2 tập 2 sách cánh diều

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Toán lớp 2 kì 2 bộ sách "Cánh diều", soạn theo mẫu giáo án 5512. Vừa sách mới vừa mẫu giáo án mới có nhiều quy định chi tiết khiến giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án toán 2 tập 2 sách cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 64: LUYỆN TẬP CHUNG (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

  1. Kiến thức

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Vận dụng các phép tính nhân, chia đã học để tính nhẩm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.

- Gọi đúng tên thành phần và kết quả phép nhân, phép chia

- Phát triển các NL toán học

  1. Năng lực:

- Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận

- Năng lực riêng:

  • Thông qua việc vận dụng Bảng chia 2, Bảng chia 5 để tính nhắm và giải quyết vấn đề, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL sử dụng phương tiện, công cụ học tóan, NL giao tiếp toán học
  1. Phẩm chất
  • Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số
  • Phát triển tư duy toán cho học sinh

II. CHUẨN BỊ

  1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2
  2. Giáo viên: SGK Toán 2, SGV Toán 2, máy chiếu (nếu có)

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vào bài mới

b. Cách thức tiến hành:

- HS chơi trò chơi “Đố bạn” ôn lại các phép nhân, phép chia đã học: HS nêu một phép nhân bất kì yêu cầu bạn trả lời và nếu được phép nhân hoặc phép chia viết được từ phép tính đó.

C. LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Vận dụng các phép tính nhân, chia đã học để tính nhẩm và giải quyết một số tình huống gắn với thực tiễn.

b. Cách thức tiến hành:

Bài tập 1:

a. Tính nhẩm:

2 x 5 5 x 4 2 x 4

10 : 5 20 : 5 8 : 2

b. Tính:

2 cm x 6 5 kg x 10 2 dm x 8

25 dm : 5 18 l : 2 30 kg : 5

- GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp

a) Cá nhân HS tìm kết quả các phép nhân và phép chia nếu trong bài (có thể sử dụng Bảng nhân hoặc Bảng chia để tìm kết quả). Sau đó, HS đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính.

b) GV yêu cầu HS thực hiện các phép tính nhân, chèn thêm các đơn vị đo rồi đổi vở chữa bài cùng bạn.

Bài tập 2: Chọn kết quả đúng với mỗi phép tính:

- GV yêu cầu GV yêu cầu HS tính nhẩm chọn kết quả đúng với mỗi phép tính.

- GV tổ chức thành trò chơi, có thể thêm bớt các phép tính khác để HS được luyện tập tính nhẩm nhiều hơn.

- GV nhận xét, kết luận

Bài tập 3: Chọn dấu ( +, -, x, : ) thích hợp:

12 (?) 4 = 8 25 (?) 5 = 30 2 (?) 4 = 8

20 (?) 5 = 4 2 (?) 3 = 6 18 (?) 2 = 9

- HS suy nghĩ chọn dấu (+, -, ×, ) thích hợp.

- HS nói cho bạn nghe, đưa ra những lập luận để nói cho bạn hiểu tại sao lại chọn dấu nào, dấu nào thì thích hợp.

Bài tập 4:

a. Tìm tích, biết hai thừa số là 5 và 9

b. Tìm thương, biết số bị chia là 16 và số chia là 2

- Cá nhân GV yêu cầu HS thực hiện rồi đổi vở chữa bài.

- GV khuyến khích HS nêu thêm ví dụ

Bài tập 5: Một trường tiểu học dự kiến trồng 30 cây xanh ở vườn trường

Trả lời các câu hỏi sau

a. Nếu trồng thành 5 hàng thì mỗi hàng có mấy cây?

b. Nếu trồng mỗi hàng 5 cây thì trồng thành mấy hàng?

Cá nhân GV yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận vận dụng các phép chia đã học để trả lời các câu hỏi

Lưu ý: Bài toán này chỉ yêu cầu HS vận dụng phép chia để trả lời câu hỏi, chưa yêu cầu HS trình bày như bài giải toán có lời văn. GV chỉ nên yêu cầu HS trả lời miệng, viết phép chia thích hợp.

D. VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập

b. Cách thức tiến hành:

Bài tập 6: Nêu phép nhân, phép chia thích hợp với mỗi tranh vẽ:

- GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát tranh nêu một tình huống có phép nhân, phép chia. GV khuyên khích HS nói suy nghĩ của mình, trình bày thuyết phục.

- HS có thể nêu nhiều tình huống khác như có phép nhân, phép chia

- GV yêu cầu HS tìm thêm tình huống có phép nhân, phép chia trong thực tế

E. CỦNG CỐ DẶN DÒ

- GV hỏi HS: Qua bài này, các anh biết thêm được điều gì

- Về nhà, các em đọc lại Bảng chia 2, Bảng chia 5.

- Tìm tình huống thực tế trên quan đến phép chia trong Bảng chia 5, hôm sau chia sẻ với các bạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a. GV yêu cầu HS tính nhẩm

2x5=10 5x4=20

2x4=8 10:5=2

20:5=4 8:2=4

b. HS thực hiện phép tính:

2 cm x 6 = 12 cm

5 kg x 10 = 50 kg

2 dm x 8 = 16 dm

25 dm : 5 = 5 dm

18 l : 2 = 9 l

30 kg : 5 = 6 kg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS tính nhẩm và chọn kết quả đúng với mỗi phép tính

 

 

 

- HS chọn dấu thích hợp vào từng chỗ trống:

12 - 4 = 8

25 + 5 = 30

2 x 4 = 8

20 : 5 = 4

2 x 3 = 6

18 : 2 = 9

 

 

Tìm tích:

a. 5 x 9 = 45

Tìm thương

b. 16 : 2 = 8

 

 

 

 

 

 

 

a) 30 cây, nếu trồng thành 5 hàng đều nhau.

Ta có phép chia: 30 : 5 = 6. Vậy mỗi hàng có 6 cây.

b) 30 cây, nếu trồng mỗi hàng 5 cây.

Ta có phép chia: 30 : 5 = 6. Vậy trồng thành 6 hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nêu phép tính thích hợp

a. Mỗi chuồng gà có 5 con gà. Vậy 2 chuồng gà có 10 con gà

Ta có phép tính: 5 x 2 = 10

b. Có 8 con thỏ xếp đều vào 2 chuồng

Ta có phép tính : 8 : 2 = 4

Vậy mỗi chuồng có 4 con thỏ

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe quan sát GV dặn dò

 

 

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 65: KHỐI TRỤ - KHỐI CẦU (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

  1. Kiến thức

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Thông qua vật thật và đồ dùng trực quan nhận dạng khối trụ và khối cầu

- Thực hành đếm số hình trong một tổ hợp các hình

- Phát triển các NL toán học.

  1. Năng lực:

- Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận

- Năng lực riêng:

  • Thông qua việc quan sát, nhận dạng hình, HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoa toán học, Thông qua việc lắp ghép tạo hình mới từ các khối hình đã học, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán
  • Thông qua việc trình bày ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời về các khối hình đã học HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học.
  1. Phẩm chất
  • Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số
  • Phát triển tư duy toán cho học sinh

II. CHUẨN BỊ

  1. Học sinh: Bộ đồ dùng toán lớp 2, SGK Toán 2
  2. Giáo viên:

- Một số đồ vật có dạng khối trụ và khối cầu

- Một số khối trụ và khối cầu bằng gỗ hoặc bằng nhựa.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi để học sinh vào bài mới

b. Cách thức tiến hành:

- Thực hiện theo nhóm, HS đặt các đồ vật đã chuẩn bị lên bàn các bạn trong nhóm cầm đồ vật, chia sẽ hiểu biết về hình dạng của đồ vật đó. Chẳng hạn: Hộp sữa có dạng khối trụ; Quả bóng có dạng khối cầu

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Thông qua vật thật và đồ dùng trực quan nhận dạng khối trụ và khối cầu

b. Cách tiến hành:

Hoạt động 1. GV hướng dẫn GV yêu cầu HS thực hiện các hoạt động :

- HS đặt các đồ vật đã chuẩn bị lên bàn. Nhìn hộp sữa và sắp xếp các đồ vật có dạng giống hộp sữa vào trong giỏ màu xanh, nhìn quả bóng và sắp xếp các đồ vật có dạng giống quả bóng vào trong giỏ màu đỏ

- HS cầm khối trụ và khối cầu bằng gỗ hoặc bằng nhựa có dạng hình khối trụ, hình khối cầu rồi quan sát, xoay, lật chạm vào các khối và nói: "Đây là khối trụ”, “Đây là khối cầu”

- HS lấy ra một số đồ vật hoặc khối nhựa có dạng khối trụ và khối cầu với màu sắc và kích thước khác rồi nói: “Khối trụ", "Khối cầu"

- HS đối chiếu các đồ vật và các khối nhưa nói ở trên với hình ảnh về các khối trụ và khối cầu có trong SGK rồi nói, chẳng hạn: “Hộp bút chì màu có dạng khối trự”, “Quả bóng rổ này có dạng khối cầu

Hoạt động 2. HS tiếp tục thực hành theo nhóm, xếp riêng các đồ vật có dạng hình khối trụ và có dạng hình khối cầu

- HS nhắm mắt 30 giây tưởng tượng hình ảnh khối trụ, khối cầu trong đầu

C. LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức vừa được học.

b. Cách thức tiến hành:

Bài tập 1: Xem các hình sau rồi kể tên một số đồ vật có dạng khối trụ, khối cầu:

- GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp: HS xem tranh và nói cho bạn nghe đồ vật nào có dạng khối trụ, đồ vật nào có dạng khối cầu.

- HS có thể kể thêm các đồ vật xung quanh lớp học có dạng khối trụ, khối cầu

- GV nhận xét, kết luận

Bài tập 2: Theo em khối nào lăn được

- GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát hình

- Yêu cầu HS sử dụng các hình khối đã học (khối hộp chữ nhật, khối lập phương khối trụ, khối cầu), mời bạn cùng bàn đoán xem khối nào lăn được.

- GV nhận xét kết luận

Bài tập 3: Mỗi hình sau có bao nhiêu khối trụ? Khối cầu? Khối lập phương? Khối hộp chữ nhật?

- GV yêu cầu GV yêu cầu HS quan sát mỗi hình vẽ đếm số khối trụ, khối cầu, khối lập phương, khối hộp chữ nhật rồi chỉ và nói cho bạn nghe

- Cá nhân HS suy nghĩ, sử dụng các hình khối đã học (như khối hộp chữ nhật khối lập phương, khối trụ, khối cầu) để ghép thành các hình tương tự SGK hoặc các hình theo ý thích.

- HS mời bạn xem hình mới ghép được và nói cho bạn nghe ý tưởng ghép của mình.

- GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn

D. VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, hoàn thành bài tập

b. Cách thức tiến hành:

Bài tập 4: Kể tên một số đồ vật trong thực tế:

a. Có dạng khối trụ

b. Có dạn khối cầu

- GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp hoặc theo nhóm: Kể tên các đồ vật có dạng khối trụ hoặc khối cầu trong thực tế

- HS chia sẻ trước lớp.

E. CỦNG CỐ DẶN DÒ

- Bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì?

- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý

- Về nhà, em hãy quan sát xem những đồ vật nào có dạng khối trụ hoặc khối cầu, những đồ vật nào có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương để hôm sau chi sẻ với các bạn.

- Em có thể tự đánh giá bằng cách thực hiện trong vở bài tập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện các hoạt động theo hướng dẫn của GV

 

 

 

- HS quan sát, cầm nắm để nhận biết được các khối hình trụ, hình cầu

 

 

 

- HS thực hành theo nhóm xếp riêng các khối hình trụ và hình cầu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS phân biệt các đồ vật có khối trụ: Hộp sữa, bình đựng nước, hộp gỗ, lon nước

- HS phân biệt các đồ vật có khối cầu: Quả bóng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Khối trụ có thể lăn được

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS quan sát và đếm số lượng mỗi loại khối: khối trụ, khối cầu, khối lập phương, khối hộp chữ nhật

+ Khối trụ: 7

+ Khối cầu: 5

+ Khối lập phương: 2

+ Khối hộp chữ nhật: 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS liên hệ thực tế kể các đồ vật có dạng khối trụ hoặc khối cầu

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ cảm nhận

 

 

- HS chú ý GV dặn dò

 

 

Giáo án toán 2 tập 2 sách cánh diều
Giáo án toán 2 tập 2 sách cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Từ khóa: giáo án toán 2 kì 2 sách mới, giáo án cánh diều toán 2 kì 2, giáo án toán 2 cv 5512 sách mới, giáo án 5512 toán 2 sách cánh diều
Chat hỗ trợ
Chat ngay