Giáo án và PPT Âm nhạc 6 kết nối Chủ đề 1: Tuổi học trò
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Chủ đề 1: Tuổi học trò. Thuộc chương trình Âm nhạc 6 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Âm nhạc 6 kết nối tri thức
CHỦ ĐỀ 1: TUỔI HỌC TRÒ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV trình chiếu video, HS quan sát màn hình và hát kết hợp 1 vài vận động cơ thể hoặc GV làm mẫu cho HS vận động theo nhạc
GV dẫn dắt:
Với nhà thơ Đỗ Trung Quân, con đường đi học là:
“Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay”
Thì đến với bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về bài hát Con đường học trò của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên để cảm nhận xem con đường học trò có điều gì mà khơi gợi được lên tâm hồn sáng tác của người nghệ sĩ ấy nhé.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Hát bài hát: Con đường học trò
GV yêu cầu trao đổi và trả lời:
- Em hãy nêu vài nét về tác giả Nguyễn Văn Huyên
- Bài hát “Con đường học trò” được chia làm mấy phần?
- Em hãy nêu nội dung, cảm nhận của em về bài hát “Con đường học trò”.
Sản phẩm dự kiến:
- Nhạc sĩ Nguyễn Văn Huyên sinh năm 1953, quê ở Bình Định. Ông sáng tác nhiều thể loại như: Ca khúc thiếu nhi (Hổng dám đâu, Con đường học trò, Một thời để nhớ,...); các tác phẩm hợp xướng, giao hưởng(Sóng Đồng Nai, Bài ca thống nhất, Tăng Long mùa xuân đại thắng,...). Trong đó, hợp xướng Bài ca thống nhất đã nhận được Giải thưởng Âm nhạc năm 2005 do Hội Nhạc sĩ Việt Nam trao tặng.
- Bài hát được chia làm 2 phần:
+ Đoạn 1: Con đường …. học trò
+ Đoạn 2: Con đường …. tuổi hồng
- Bài hát Con đường học trò có giai điệu vui tươi, nhịp nhàng. Lời ca trong sáng, thể hiện tình cảm vô tư, hồn nhiên, những ước mơ tươi đẹp của tuổi học trò.
- Bài hát giai điệu vui tươi, trong sáng thể hiện sự tự tin, nhiệt huyết của tuổi trẻ để hướng tới một cuộc sống tươi đẹp và hạnh phúc hơn.
Hoạt động 2. Nghe bài hát: Tháng năm học trò
- GV cho HS nghe bài hát: Tháng năm học trò
- GV yêu cầu HS nghe nhạc trong tâm thế thoải mái, thả lỏng cơ thể, có thể đung đưa hoặc vỗ tay theo nhịp điệu bài hát.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Em hãy chia sẻ cảm nhận về giai điệu và nội dung của bài hát Tháng năm học trò.
Sản phẩm dự kiến:
Bài hát như một câu chuyện về những tháng năm học trò có thầy cô, bạn bè.
Giai điệu tươi sáng, nhẹ nhàng.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trò chơi: Nghe nhạc đoán tên nhạc cụ:
- GV cho HS nghe một bản song tấu piano và guitar hoặc piano và violon. HS đoán tên các nhạc cụ đó là gì?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 3. Thường thức âm nhạc - Giới thiệu đàn piano
Nhiệm vụ 1: Nghe tác phẩm Hungari Sonate
- GV bật nhạc và hướng dẫn học sinh nghe nhạc trong tâm thế thoải mái, thả lỏng cơ thể, có thể đung đưa hoặc vỗ tay theo nhịp điệu tác phẩm.
- GV đặt câu hỏi gợi ý để học sinh trả lời:
+ Chia sẻ cảm nhận về giai điệu
+ Thể hiện cảm xúc của mình khi nghe tác phẩm
Sản phẩm dự kiến:
+ Giai điệu nhanh, chậm, vui, buồn
+ Cảm thấy phấn khích, vui tươi, thoải mái, có yêu thích hay không và lí do vì sao?
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về đàn piano
- GV chiếu hình ảnh piano và giới thiệu về loại nhạc cụ này.
- GV chia nhóm HS tìm hiểu về cây đàn piano HS:
+ Nhóm 1, nhóm 2: Xuất xứ cây đàn
+ Nhóm 3, nhóm 4: Cấu tạo và cách tạo ra âm thanh của đàn
+ Nhóm 5: Chia sẻ một vài tác phẩm được biểu diễn bằng piano.
Sản phẩm dự kiến:
- Đàn piano là một loại nhạc cụ thuộc bộ dây phím, trong đó âm thanh được phát ra khi bứa đàn đánh vào dây, đây là một nhạc cụ sử dụng bàn phím, người chơi sẽ dùng đôi bàn tay chạm vào từng phím đàn để búa đàn đánh vào ra từ đó phát ra âm thanh.
- Xuất xứ:
Đàn piano được phát minh vào khoảng đầu thế kỷ 18 bởi Bartolomeo Cristofori, một nhà chế tạo đàn người Ý.
Ban đầu, piano được gọi là "pianoforte," do khả năng phát ra âm thanh nhẹ nhàng (piano) hoặc mạnh mẽ (forte) tùy thuộc vào lực nhấn phím.
Cây đàn piano đầu tiên của Cristofori được hoàn thiện vào khoảng năm 1700 và đã có nhiều thay đổi và phát triển từ đó để trở thành loại nhạc cụ như ngày nay.
- Cấu tạo và cách tạo ra âm thanh của đàn piano
+ Cấu tạo: Đàn piano gồm có khung đàn, bàn phím, dây đàn, búa đàn, và bộ cộng hưởng.
Khung đàn thường được làm bằng gỗ cứng, có nhiệm vụ giữ chặt các dây đàn.
Bàn phím gồm 88 phím, trong đó có 52 phím trắng và 36 phím đen, tạo ra các nốt khác nhau.
Dây đàn được làm từ thép và được kéo căng với lực rất lớn.
Búa đàn là những búa nhỏ gắn liền với các phím đàn, khi nhấn phím, búa sẽ đánh vào dây đàn tạo ra âm thanh.
Bộ cộng hưởng nằm bên trong thân đàn, giúp khuếch đại âm thanh khi dây đàn rung.
+ Cách tạo ra âm thanh: Khi nhấn phím, búa đàn sẽ đập vào dây đàn, làm dây rung và tạo ra âm thanh. Âm thanh này sau đó được cộng hưởng và khuếch đại bởi hộp đàn.
- Chia sẻ một vài tác phẩm được biểu diễn bằng piano:
+ "Für Elise" của Ludwig van Beethoven
+ "Clair de Lune" của Claude Debussy
+ "Moonlight Sonata" của Ludwig van Beethoven
+ …..
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong SGK, mô tả các âm thanh theo cảm nhận cá nhân. GV đưa ra nhận xét sau đó dẫn dắt vào bài.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 4. Lí thuyết âm nhạc - Các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc
- GV chia lớp ra thành các nhóm, sau đó cho từng nhóm học sinh nêu các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc về nêu ví dụ minh họa cụ thể cho mỗi thuộc tính:
+ Nhóm 1: Cao độ
+ Nhóm 2: Trường độ
+ Nhóm 3: Cường độ
+ Nhóm 4: Âm sắc
- GV yêu cầu HS quan sát SGK và ghép mỗi bức tranh với mỗi thuộc tính âm thanh phù hợp
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ minh họa cho các thuộc tính âm thanh vừa tìm hiểu.
Sản phẩm dự kiến:
- Cao độ: Độ cao thấp, trầm bổng của âm thanh
- Trường độ: Độ ngân dài, ngắn của âm thanh
- Cường độ: Độ mạnh, nhẹ hoặc to, nhỏ của âm thanh
- Âm sắc: là các sắc thái khác nhau của âm thanh các loại nhạc cụ (tiếng sáo, tiếng đàn,...) và giọng hát (giọng nam, nữ)
- HS quan sát SGK và ghép mỗi bức tranh với mỗi thuộc tính âm thanh phù hợp
- Lấy ví dụ minh họa về các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc:
1. Cao độ: Ví dụ, âm thấp nhất của cây đàn piano có tần số 16Hz, âm cao nhất của nó có tần số 4000Hz. Giọng nữ thường có âm thanh cao hơn giọng nam.
2. Âm sắc: Mỗi giọng người, mỗi nhạc cụ phát ra những âm thanh có sắc thái khác nhau. Sự khác nhau về màu sắc âm thanh được tạo ra bởi đường biểu diễn khác nhau của dao động âm thanh.
Hoạt động 5. Đọc nhạc - bài đọc nhạc số 1
- GV hướng dẫn HS khai thác các bài thông qua hệ thống các câu hỏi sau:
Bài đọc nhạc viết ở nhịp gì? Những hiểu biết của em về nhịp 2/4.
Bài đọc nhạc có những trường độ gì?
Đọc các nốt nhạc xuất hiện theo thứ tự trong bài đọc nhạc số 1
Bài đọc nhạc số 1 có âm hình, tiết tấu nào mới?
- GV hướng dẫn HS đọc gam Đô trưởng đi lên đi xuống (2 lần)
- GV và HS cùng luyện tập gõ âm hình tiết tấu trong SGK
- Hướng dẫn đọc bài bài đọc nhạc
Sản phẩm dự kiến:
* Sơ đồ trường độ:
* Bài đọc nhạc số 1:
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài
Câu 1: Bài hát Con đường học trò có nội dung:
A. Hình ảnh mái trường thân thuộc và quê hương đã tạo nên một bầu không khí nên thơ, êm dịu.
B. Tình cảm vô tư, hồn nhiên, những ước mơ tươi đẹp của tuổi học trò.
C. Vai trò của người thầy, tình cảm của các thế hệ học trò dành cho người thầy.
D. Con đường đi học gần gũi, quen thuộc.
Câu 2: Piano gồm những bộ phận nào?
A. Khung đàn, hệ thống bàn đạp và hộp đàn.
B. Khung đàn, bộ máy đàn, bảng cộng hưởng, hệ thống bàn đạp và hộp đàn.
C. Bảng cộng hưởng, khung đàn, hệ thống bàn đạp và hộp đàn.
D. Bộ máy đàn, hệ thống bàn đạp và hộp đàn.
Câu 3: Nhịp 2/4 là gì?
A. Số 2 biểu thị cho số phách có trong ô nhịp là 2 (1 phách mạnh, 1 phách nhẹ); số 4 biểu thị cho độ dài của mỗi phách bằng một nốt đen (nốt tròn chia cho 4).
B. Số 3 biểu thị cho số phách có trong ô nhịp là 3 (1 phách mạnh, 2 phách nhẹ); số 4 biểu thị cho độ dài của mỗi phách bằng một nốt đen (nốt tròn chia cho 4).
C. Là nhịp có một trọng âm (phách mạnh) trong một ô nhịp.
D. Là nhịp có từ 2 phách mạnh trở lên, nó có do 2 hay nhiều nhịp đơn tạo thành.
Câu 4: Chủ đề Tuổi học trò giúp chúng ta:
A. Lạc quan, yêu đời và lan tỏa sự yêu thương đến mọi người
B. Luôn gắn kết, lưu giữ những kỉ niệm với bạn bè, thầy cô kính yêu.
C. Hướng tới một thế giới không còn chiến tranh, mọi người chung sống trong hòa bình.
D. Cả A, B, C đều sai.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1: B
Câu 2: B
Câu 3: A
Câu 4: B
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Biểu diễn theo nhóm bài hát Con đường học trò bằng các hình thức đã học
Câu 2: Qua hai bài hát đã học trong chủ đề 1, hãy vẽ bức tranh về thầy cô và bạn bè
Câu 3: Hãy đọc nét nhạc sau và chỉ ra các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Âm nhạc 6 kết nối tri thức
CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án word âm nhạc 6 sách chân trời sáng tạoGiáo án powerpoint Âm nhạc 6 chân trời sáng tạo
KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án word âm nhạc 6 sách kết nối tri thức và cuộc sốngGiáo án powerpoint âm nhạc 6 kết nối tri thức