Giáo án và PPT công nghệ 12 điện - điện tử Kết nối bài 14: Ngành nghề và dịch vụ trong lĩnh vực kĩ thuật điện tử
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) bài 14: Ngành nghề và dịch vụ trong lĩnh vực kĩ thuật điện tử. Thuộc chương trình Công nghệ 12 - Công nghệ Điện - Điện tử sách Kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT công nghệ 12 điện - điện tử Kết nối tri thức
BÀI 14: NGÀNH NGHỀ VÀ DỊCH VỤ TRONG LĨNH VỰC KĨ THUẬT ĐIỆN TỬ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Quan sát và cho biết: Người trong hình 14.1 làm nghề gì?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện
- GV chia lớp thành 5 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm hoàn thành thiếu học tập theo các nhiệm vụ được giao:
Nhóm 1: Tìm hiểu về thiết kế thiết bị điện tử.
Nhóm 2: Tìm hiểu về sản xuất, chế tạo thiết bị điện tử
Nhóm 3: Tìm hiểu về lắp đặt thiết bị điện tử
Nhóm 4: Tìm hiểu về vận hành thiết bị điện tử.
Nhóm 5: Tìm hiểu về bảo dưỡng và sửa chữa.
Sản phẩm dự kiến:
1. Thiết kế thiết bị điện tử
- Mô tả công việc:
+ Nghiên cứu, ứng dụng kiến thức về kĩ thuật điện tử để tạo ra bản thiết kế mạch nguyên lí.
+ Thử nghiệm hoạt động của mạch nguyên lí, bản thiết kế mạch in (mạch CPB) và các thành phần khác của thiết bị.
- Người thực hiện:
+ Kĩ sư: nghiên cứu, tư vấn và thiết kế linh kiện điện tử, chất bán dẫn và hệ thống điện tử.
+ Kĩ thuật viên: hỗ trợ kĩ thuật trong nghiên cứu và phát triển thiết bị điện tử hoặc thử nghiệm các nguyên mẫu.
- Yêu cầu trình độ:
+ Kĩ sư: đại học ngành kĩ thuật điện.
+ Kĩ thuật viên: trung cấp và cao đẳng kĩ thuật nghề điện tử.
- Yêu cầu năng lực:
+ Thành thạo kiến thức chuyên môn về linh kiện điện tử, phương pháp và quy trình thiết kế mạch điện.
+ Sử dụng thành thạo phần mềm thiết kế và kiểm thử mạch điện, có năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Môi trường làm việc:
+ Phòng kĩ thuật
+ Trung tâm nghiên cứu phát triển sản phẩm.
Trong các nhà máy, công ty, trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan nhà nước, các tổ chức,…
2. Sản xuất, chế tạo thiết bị điện tử
- Mô tả công việc: sử dụng các dây chuyền công nghệ hoặc máy và công cụ hỗ trợ để tạo ra thiết bị điện tử theo bản thiết kế và quy trình kiểm soát chất lượng.
- Người thực hiện:
+ Kĩ sư điện tử
+ Kĩ sư sản xuất
+ Kĩ sư quản lí chất lượng
+ Thợ sản xuất
- Yêu cầu trình độ:
+ Vị trí kĩ sư: đại học ngành kĩ thuật điện tử,
+ Vị trí thợ: trung cấp hoặc cao đẳng nghề kĩ thuật điện tử.
- Yêu cầu năng lực
+ Kiến thức chuyên môn
+ Kĩ năng sử dụng máy sản xuất, công cụ, thiết bị.
+ Kĩ năng sử dụng các thiết bị bảo hộ.
- Môi trường làm việc: các nhà máy, xưởng sản xuất và chế tạo thiết bị điện tử.
3. Lắp đặt thiết bị điện tử
- Mô tả công việc: kết nối và kiểm tra hoạt động của thiết bị điện tử riêng lẻ theo tiêu chuẩn kĩ thuật điện và an toàn.
- Người thực hiện:
+ Kĩ sư kĩ thuật điện tử: quy định phương pháp lắp đặt, chỉ đạo lắp đặt các sản phẩm và hệ thống điện tử.
+ Kĩ thuật viên: tổ chức thi công và lắp đặt thiết bị điện tử.
+ Thợ điện tử: lắp đặt thiết bị điện tử.
- Yêu cầu trình độ:
+ Kĩ sư: đại học ngành kĩ thuật điện tử
+ Kĩ thuật viên: trung cấp hoặc cao đẳng nghề điện tử.
+ Thợ điện tử: sơ cấp nghề điện tử.
- Yêu cầu năng lực:
+ Kiến thức chuyên môn
+ Sử dụng thành thạo các công cụ, thiết bị hỗ trợ lắp đặt
+ Sử dụng các công cụ, dụng cụ bảo hộ, an toàn lao động.
+ Tuân thủ các quy chuẩn kĩ thuật an toàn điện.
- Môi trường làm việc: hiện trường, trung tâm, phòng kĩ thuật của cơ sở kinh doanh, trong các bộ phận quản lí thiết bị điện tử ở các phòng kĩ thuật, cơ quan, nhà máy, công ty.
4. Vận hành thiết bị điện tử.
- Mô tả công việc: duy trì chế độ làm việc bình thường của các thiết bị điện đáp ứng các yêu cầu chất lượng, độ tin cậy và kinh tế.
- Người thực hiện:
+ Kĩ sư: thiết lập các tiêu chuẩn và quy trình kiểm soát để đảm bảo hoạt động cho các thiết bị và hệ thống điện tử.
+ Kĩ thuật viên: Cài đặt và vận hành các thiết bị điện tử.
- Yêu cầu trình độ:
+ Kĩ sư: đại học ngành kĩ thuật điện tử
+ Kĩ thuật viên: trung cấp hoặc cao đẳng nghề điện tử.
- Yêu cầu năng lực:
+ Kiến thức chuyên môn
+ Nắm vững các quy định, quy chuẩn an toàn điện
- Môi trường làm việc: phòng kĩ thuật của các cơ quan, tổ chức, nhà máy, xí nghiệp có sử dụng các thiết bị điện tử.
5. Bảo dưỡng và sửa chữa.
- Mô tả công việc: kiểm tra và chẩn đoán trạng thái kĩ thuật, theo dõi thường xuyên, ngăn ngừa sự cố và khắc phục những sai hỏng đảm bảo các thiết bị điện tử hoạt động an toàn.
- Người thực hiện:
+ Kĩ sư: tổ chức, chỉ đạo bảo trì và sửa chữa thiết bị và hệ thống.
+ Kĩ thuật viên: giám sát và thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện tử.
+ Thợ điện tử: bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện tử.
- Yêu cầu trình độ:
+ Kĩ sư: đại học ngành kĩ thuật điện tử
+ Kĩ thuật viên: trung cấp hoặc cao đẳng nghề điện tử.
- Yêu cầu năng lực:
+ Kiến thức chuyên môn
+ Sử dụng thành thạo các công cụ, thiết bị hỗ trợ lắp đặt, bảo hộ, an toàn lao động.
- Môi trường làm việc: công ty cung cấp các dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị điện tử, phòng kĩ thuật của các cơ quan, tổ chức,…
Hoạt động 2. Một số dịch vụ phổ biến trong xã hội có ứng dụng kĩ thuật điện tử
GV đưa ra câu hỏi: Những dịch vụ nào trong xã hội có ứng dụng kĩ thuật điện tử?
Sản phẩm dự kiến:
- Dịch vụ viễn thông: nhắn tin, thoại, fax điện tử, internet, truyền hình hội nghị,… được thực hiện trên các nền tảng các thiết bị điện như tivi, điện thoại,…
- Dịch vụ tài chính: ATM, Smartbanking và thương mại điện tử được thực hiện thông qua các thiết bị điện tử có kết nối internet như máy tính hay điện thoại thông minh.
- Dịch vụ trong đào tạo: giáo dục trực tuyến, học liệu điện tử,..
- Dịch vụ trong giao thông: đặt vé trực tuyến, giám sát phương tiện giao thông, hệ thống thanh toán tự động qua trạm thu phí, Google maps, hệ thống tàu điện hiện đại,…
…………………………………………………………….
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học, GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Thiết kế điện tử là:
A. Việc nghiên cứu, ứng dụng kiến thức về kĩ thuật điện tử để thiết kế ra các sản phẩm điện tử công nghiệp, điện tử dân dụng phục vụ cho sản xuất và đời sống
B. Quá trình tạo ra sản phẩm từ hồ sơ thiết kế thiết bị điện tử
C. Việc kết nối các thiết bị điện tử rời rạc thành một sản phẩm hoàn chỉnh, phục vụ trong các lĩnh vực khác nhau
D. Thao tác đóng cắt, điều chỉnh đúng quy trình các thiết bị và hệ thống điện tử nhằm khai thác hiệu quả, đúng chức năng, đảm bảo làm việc an toàn.
Câu 2: Sản xuất, chế tạo thiết bị điện tử là:
A. Nghiên cứu, ứng dụng kiến thức về toán, vật lí, kĩ thuật điện tử, ... để thiết kế ra các sản phẩm điện tử công nghiệp, điện tử dân dụng phục vụ cho sản xuất và đời sống
B. Việc sử dụng các dây chuyền công nghệ hoặc máy móc và công cụ hỗ trợ để tạo ra thiết bị điện tử từ vật liệu, linh kiện theo bản thiết kế ban đầu và quy trình kiểm soát chất lượng
C. Kết nối các thiết bị điện tử rời rạc thành một sản phẩm hoàn chỉnh, phục vụ trong các lĩnh vực khác nhau
D. Thao tác đóng cắt, điều chỉnh đúng quy trình các thiết bị và hệ thống điện tử nhằm khai thác hiệu quả, đúng chức năng, đảm bảo làm việc an toàn.
Câu 3: Ứng dụng của kĩ thuật điện tử trong dịch vụ trong đào tạo là:
A. Thực hiện thanh toán học phí
B. Dạy và học trực tuyến
C. Giám sát các phương tiện khi tham gia giao thông
D. Mua bán hàng online
Câu 4: Kĩ thuật điện tử đã có những đóng góp to lớn với các dịch vụ trong xã hội. Dịch vụ nào sau đây có ứng dụng kĩ thuật điện tử?
A. Dịch vụ giao hàng truyền thống.
B. Dịch vụ ngân hàng điện tử
C. Dịch vụ bán hàng truyền thống.
D. Dịch vụ lắp đặt hệ thống điện.
Câu 5: Người làm nghề bảo dưỡng và sửa chữa thường làm việc tại:
A. Các công ty cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện tử
B. Hiện trường, trong các trung tâm, phòng kĩ thuật của cơ sở kinh doanh thiết bị điện tử
C. Các nhà máy, xưởng sản xuất, chế tạo thiết bị điện tử
D. Trường đại học và viện nghiên cứu
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - A | Câu 2 - B | Câu 3 - B | Câu 4 - B | Câu 5 - A |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau:
Câu 1: Kĩ sư điện tử, kĩ thuật viên kĩ thuật điện tử và thợ điện tử trong các ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử tương ứng với trình độ đào tạo nào?
Câu 2: Em hãy đánh giá mức độ phù hợp của bản thân với các ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT công nghệ 12 điện - điện tử Kết nối tri thức
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY CÔNG NGHỆ 12 KẾT NỐI TRI THỨC
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY CÔNG NGHỆ 12 CÁNH DIỀU
Công nghệ lâm nghiệp - thủy sản: