Kênh giáo viên » Công nghệ 12 » Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức

Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức

Công nghệ 12 - Công nghệ Điện - Điện tử Kết nối tri thức. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Trường:…………..

Giáo viên:

Bộ môn: Công nghệ điện – điện tử 12 kết nối

PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 12 KẾT NỐI TRI THỨC

BÀI 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KĨ THUẬT ĐIỆN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được khái niệm kĩ thuật điện.
  • Tóm tắt được vị trí, vai trò và triển vọng phát triển của kĩ thuật điện trong sản xuất và đời sống.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu của GV đưa ra.
  • Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi tìm hiểu về cảnh báo tự động.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến nhu cầu và các tình huống cần cảnh báo tự động trong gia đình, đề xuất giải pháp giải quyết.

Năng lực công nghệ:

  • Trình bày được khái niệm kĩ thuật điện.
  • Hiểu và tóm tắt được vị trí và vai trò của kĩ thuật điện trong sản xuất và đời sống.
  • Hiểu được những triển vọng phát triển của kĩ thuật điện trong sản xuất, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sống cho con người.
  • Vận dụng những hiểu biết kiến thức, kĩ năng đã học về kĩ thuật điện trong đời sống.

3. Phẩm chất

  • Ham học hỏi thông qua việc tìm hiểu khái niệm, vai trò và triển vọng phát triển của kĩ thuật điện.
  • Trách nhiệm trong việc sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên:

  • Máy chiếu, máy tính, màn hình hiển thị, hoặc ti vi.
  • Hình vẽ và tranh ảnh trong SGK: hình ảnh các thiết bị điện; hệ thống tưới nước tự động trong nông nghiệp; các phương pháp nấu cơm
  • SGK, SGV Công nghệ 12 – Công nghệ Điện – Điện tử.

2. Đối với học sinh:

  • HS cả lớp: Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV; SGK Công nghệ 12 – Công nghệ Điện – Điện tử.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú, kích thích tính tò mò, tạo tâm thế cho HS bước vào bài học.

b. Nội dung: GV sử dụng câu hỏi ở phần khởi động (SGK – tr5) để đặt vấn đề, HS quan sát Hình 1.1 SGK và trả lời câu hỏi: Em hãy tưởng tượng, nếu không có điện, cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào? Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt nhằm gây chú ý của HS vào nội dung bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về tình huống đặt ra khi cuộc sống không có điện. GV gợi ý HS trả lời.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chiếu hình 1.1 (SGK – tr6) cho HS quan sát và yêu cầu trả lời nội dung Khởi động (SGK – tr6): Em hãy tưởng tượng, nếu không có điện, cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào?

A child writing in a book

Description automatically generated

- Sau khi HS trả lời câu hỏi phần khởi động, GV giới thiệu thêm cho HS về 4 cuộc cách mạng công nghiệp 

A diagram of a car assembly line

Description automatically generated with medium confidence

- GV chiếu video về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 cho HS quan sát để thấy được vai trò của điện đối với sản xuất và đời sống. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

Gợi ý trả lời:

  • Khi không có điện cuộc sống của chúng ta sẽ:
  • Không có đèn để chiếu sáng.
  • Không có quạt để làm mát khi trời nóng.
  • Không có tủ lạnh để lưu trữ, bảo quản thức ăn,...

- GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Điện năng là nguồn năng lượng vô cùng quan trọng phục vụ cho sự phát triển của con người, bên cạnh các nguồn năng lượng khác như: quang năng, nhiệt năng,... Từ khi điện năng ra đời đến nay đã tạo ra rất nhiều ngành nghề cho con người trong đó có ngành kĩ thuật điện. Vậy để tìm hiểu kĩ thuật điện là gì, có vị trí, vai trò và triển vọng phát triển trong đời sống và sản xuất như thế nào, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay – Bài 1: Giới thiệu tổng quan về kĩ thuật điện 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về khái niệm kĩ thuật điện

a. Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm kĩ thuật điện 

b. Nội dung: GV chia HS làm nhóm đôi yêu cầu đọc SGK và thực hiện nhiệm vụ khám phá: Quan sát Hình 1.2 SGK và phân nhóm các thành phần, thiết bị điện theo vai trò của chúng trong hệ thống điện.

c. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để tìm hiểu khái niệm về kĩ thuật điện.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK thực hiện nhiệm vụ khám phá: Quan sát Hình 1.2 SGK và phân nhóm các thành phần, thiết bị điện theo vai trò của chúng trong hệ thống điện.

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về khái niệm kĩ thuật điện. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK sau đó trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

*Trả lời Khám phá (SGK – tr6)

Các hình được chia thành 3 nhóm:

- Nhóm 1: sản xuất điện gồm các hình: d, e, k.

- Nhóm 2: truyền tải và phân phối điện gồm các hình: hình b, c.

- Nhóm 3: sử dụng điện gồm các hình: a, g, h, i.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Khái niệm kĩ thuật điện. 

- GV chuyển sang nội dung vị trí, vai trò của kĩ thuật điện trong sản xuất và đời sống. 

I. KHÁI NIỆM KĨ THUẬT ĐIỆN 

Kĩ thuật điện là ngành kĩ thuật liên quan đến nghiên cứu và ứng dụng công nghệ điện, điện từ,... vào sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng.

- Sản xuất điện: tạo ra điện từ việc chuyển đổi các dạng năng lượng khác thành năng lượng điện.

- Truyền tải và phân phối điện: đưa điện từ nguồn (nhà máy điện) tới nơi tiêu thụ thông qua lưới điện.

- Sử dụng điện: nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sử dụng các thiết bị điện và các bộ điều khiển để biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác phục vụ cho sản xuất và đời sống.

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu về vị trí, vai trò của kĩ thuật điện trong sản xuất và đời sống

a. Mục tiêu: Hiểu và tóm tắt được vị trí và vai trò của kĩ thuật điện trong sản xuất và đời sống.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu về vị trí, vai trò của kĩ thuật điện trong sản xuất và đời sống. 

c. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để tìm hiểu về vị trí, vai trò của kĩ thuật điện trong sản xuất và đời sống.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu vị trí, vai trò của kĩ thuật điện trong sản xuất

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi trả lời câu hỏi phần Khám phá (SGK – tr7)

Quan sát Hình 1.4 và cho biết những ưu điểm của cách sử dụng hệ thống tưới nước tự động so với tưới nước thủ công

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về vị trí, vai trò của kĩ thuật điện trong sản xuất: Trong sản xuất, ngành kĩ thuật điện giữ vai trò và vị trí vô cùng quan trọng giúp cho việc sản xuất trở nên hiệu quả và đạt năng suất tốt.

- GV yêu cầu HS ghi chép nội dung về vị trí, vai trò của kĩ thuật điện trong sản xuất vào vở. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

*Trả lời Khám phá (SGK – tr7)

Ưu điểm của cách sử dụng hệ thống tưới nước tự động so với tưới nước thủ công

+ Giúp tiết kiệm tới 60% lượng nước so với phương pháp tưới thông thường.

+ Giảm chi phí nhân công, hạn chế tối thiểu sự tiếp xúc của con người và thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.

+ Cây được cung cấp đầy đủ nước cần thiết tại những thời điểm sinh trưởng phù hợp từ đó giúp cây xanh sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh hơn.

+ Cây sẽ được tưới đều hơn.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung vị trí, vai trò của kĩ thuật điện trong sản xuất.

- GV chuyển sang nội dung vị trí, vai trò của kĩ thuật điện trong đời sống 

 

II. VỊ TRÍ, VAI TRÒ KĨ THUẬT ĐIỆN TRONG SẨN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG 

1. Đối với sản xuất 

- Cung cấp điện năng cho sản xuất: Điện năng là nguồn năng lượng chính cho sản xuất. Hầu hết máy móc, thiết bị điện dùng trong sản xuất đều sử dụng năng lượng điện để chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác phục vụ cho quá trình sản xuất. 

- Cung cấp các thiết bị điện cho sản xuất: Thiết bị điện đóng vai trò quan trọng trong sản xuất, thay thế con người một phần hoặc toàn phần để thực hiện các công việc giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm; đảm bảo an toàn cho sản xuất.

- Điều khiển, tự động hoá cho quá trình sản xuất: Kĩ thuật điện đóng vai trò trung tâm của các hệ thống điều khiển giúp tối ưu và tự động hoá quá trình sản xuất. Các máy móc, thiết bị điện được giám sát giúp người quản lí kiểm soát được tiến trình, kế hoạch sản xuất.

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu vị trí, vai trò của kĩ thuật điện trong đời sống 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi trả lời câu hỏi phần Khám phá (SGK – tr8)

Quan sát Hình 1.5 và cho biết hình thức nấu cơm nào tiện dụng hơn? Tại sao?

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về vị trí, vai trò của kĩ thuật điện trong đời sống: Kĩ thuật điện giúp nâng cao chất lượng đời sống của con người.

- GV yêu cầu HS ghi chép nội dung về vị trí, vai trò của kĩ thuật điện trong đời sống vào vở. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

*Trả lời Khám phá (SGK – tr8)

 Nấu cơm bằng nồi cơm điện tiện nghi hơn. Vì:

+ Giảm những khí độc với con người như: CO,...

+ Tránh bị bỏng cho người nấu.

+ Cơm khi chín đều

+ Có chế độ giữ ấm.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung vị trí, vai trò của kĩ thuật điện trong đời sống.

- GV chuyển sang nội dung tìm hiểu triển vọng phát triển của kĩ thuật điện trong sản xuất và đời sống. 

2. Đối với đời sống 

Kĩ thuật điện có vai trò nâng cao chất lượng cuộc sống con người. 

- Cung cấp điện năng cho các thiết bị điện trong gia đình: Điện năng là nguồn cung cấp năng lượng chính cho các thiết bị trong gia đình. Chúng sử dụng năng lượng điện để chuyển hoá thành các năng lượng hữu ích khác phục vụ cuộc sống.

- Giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, sinh hoạt trong gia đình: Điện và các thiết bị điện gia dụng làm cho cuộc sống tiện nghi hơn như đảm bảo ánh sáng trong không gian sinh hoạt gia đình, bảo quản và chế biến thực phẩm, điều hoà môi trường sống,... Các thiết bị giải trí cũng mang lại đời sống tinh thần phong phú hơn. Điện và các thiết bị điện giúp cho cuộc sống an toàn hơn. 

- Giúp nâng cao chất lượng phục vụ cộng đồng: Nhờ có năng lượng điện và thiết bị điện, các dịch vụ vui chơi, giải trí và nhiều hoạt động cộng đồng khác được mở rộng, phát triển; các hệ thống điều khiển giao thông và phương tiện giao thông công cộng giúp cho việc di chuyển được an toàn và thuận tiện; kĩ thuật điện giúp phát triển các thiết bị trong hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, phát triển giáo dục – đào tạo và nhiều lĩnh vực khác.

--------------- Còn tiếp ---------------

PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT CÔNG NGHỆ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay

BÀI 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KĨ THUẬT ĐIỆN

NỘI DUNG BÀI HỌC :

  • Kĩ thuật điện là ngành?

  • Công việc chính của kĩ thuật điện là?

  • Các thành phần, thiết bị điện có bao nhiêu vai trò trong hệ thống điện?

  • Mục tiêu của sản xuất điện là ?

  • Mục tiêu của truyền tải và phân phối điện là ?

  • Mục tiêu của sử dụng điện là?

  • Vai trò của kĩ thuật điện trong sản xuất và đời sống là?

  • Kĩ thuật điện có mấy vai trò chính đối với sản xuất?

  • Vai trò của kĩ thuật điện đối với đời sống là?

  • Nghiên cứu, khai thác, phát triển các nguồn năng lượng tái tạo là nhiệm vụ của ?

  • Tạo các lưới điện thông minh tích hợp hệ thống đo lường và điều khiển tự động là nhiệm vụ của ?

  • Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các vật liệu mới là nhiệm vụ của?

  • Đẩy mạnh kết nối các thiết bị điện trong hệ sinh thái nhà máy thông minh, phát triển các chương trình điều khiển tối ưu,… là nhiệm vụ của ?

  • Các thiết bị điện kết nối với nhau trên nền tảng mạng truyền thông tốc độ cao thế hệ mới là nhiệm vụ của ?

  • Phát triển sản xuất điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo nhằm?

  • Phát triển lưới điện thông minh nhằm?

  • Phát triển vật liệu mới cho kĩ thuật điện nhằm ?

  • Phát triển các thiết bị gia dụng thông minh và tiết kiệm năng lượng nhằm?

  • Trước khi được đưa tới nơi tiêu thụ, điện được lấy từ ?

  • H tiến hành thí nghiệm để tạo ra vật liệu chống cháy mới sử dụng cho các thiết bị điện gia đình. H đang làm công việc ?

  • Ứng dụng của việc phát triển các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng điện?

  • Khi sử dụng nồi cơm điện để nấu cơm, điện năng đã được chuyển thành?

  • Vì sao nói điện năng là nguồn năng lượng chính cho sản xuất? 

--------------- Còn tiếp ---------------

PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM

1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Bộ trắc nghiệm Công nghệ Điện – Điện tử 12 Kết nối tri thức tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KĨ THUẬT ĐIỆN

BÀI 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KĨ THUẬT ĐIỆN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Kĩ thuật điện là ngành 

A. kĩ thuật.           B. chế tạo.            C. gia công.           D. tái chế.

Câu 2: Công việc chính của kĩ thuật điện là

A. nghiên cứu và chế tạo các loại dây dẫn phù hợp với từng vùng miền.                  

B. nghiên cứu và ứng dụng công nghệ điện, điện từ,.... và sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng

C. thiết kế các mạng điện tối ưu, phù hợp với thời tiết khắc nghiệt.                         

D. nghiên cứu và sử dụng vật liệu composite để làm dây dẫn điện; đề ra các giải pháp giúp tối ưu chi phí trong các thiết kế liên quan đến mạng điện.

Câu 3: Các thành phần, thiết bị điện có bao nhiêu vai trò trong hệ thống điện?

A. 1.                     B. 2.                     C. 3.                     D. 4.

Câu 4: Mục tiêu của sản xuất điện là

A. tạo ra điện từ việc chuyển đổi các dạng năng lượng khác nhau thành năng lượng điện.

B. đưa điện từ nguồn (nhà máy điện) tới nơi tiêu thụ thông qua lưới điện.

C. nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sử dụng các thiết bị điện và các bộ điều khiển để biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác phục vụ sản xuất và đời sống.   

D. nghiên cứu, chế tạo các loại vật liệu composite thích hợp để làm dây dẫn điện.

Câu 5: Mục tiêu của truyền tải và phân phối điện là

A. hạn chế xảy ra các phản ứng hóa học trong quá trình sử dụng điện.                     

B. tạo ra điện từ việc chuyển đổi các dạng năng lượng khác thành năng lượng điện.

C. sử dụng các thiết bị và các bộ điều khiển để biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác phục vụ cho sản xuất và đời sống.                           

D. đưa điện từ nguồn (nhà máy điện) tới nơi tiêu thụ thông qua lưới điện.

Câu 6: Mục tiêu của sử dụng điện là

A. sử dụng vật liệu polymer để tối ưu hóa chi phí sản phẩm, giảm thiểu các sự cố cháy, nổ khi vận hành các thiết bị điện.

B. nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sử dụng các thiết bị điện và các bộ điều khiển để biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác phục vụ cho sản xuất và đời sống.

C. đưa điện từ nguồn (các hộ gia đình) tới nơi tiêu thụ thông qua lưới điện.   

D. tạo ra điện nhờ chuyển đổi các dạng năng lượng hình thành trong quá trình phản ứng hóa học.

Câu 7: Vai trò của kĩ thuật điện trong sản xuất và đời sống là

  1. làm đòn bẩy giúp các ngành khoa học, công nghệ khác phát triển.

B. phát triển khả năng thiết kế và vận hành mạch điện của các kĩ sư điện.      

C. hạn chế ô nhiễm rác thải nhựa.                                    

D. thúc đẩy phát triển nông nghiệp và dịch vụ.

Câu 8: Kĩ thuật điện có mấy vai trò chính đối với sản xuất?

  1. 3.                          B. 4.                     C. 5.                     D. 6.

Câu 9: Kĩ thuật điện có mấy vai trò chính đối với đời sống?

  1. 2.                          B. 4.                     C. 3.                     D. 5.

Câu 10: Vai trò của kĩ thuật điện đối với đời sống là

  1. cải thiện mức thu nhập bình quân của con người.             

B. thúc đẩy phát triển các sản phẩm chăn nuôi.                

C. tăng sản lượng cây trồng.               

D. nâng cao chất lượng cuộc sống con người.

Câu 11: Nghiên cứu, khai thác, phát triển các nguồn năng lượng tái tạo là nhiệm vụ của

A. phát triển lưới điện thông minh.               

B. phát triển vật liệu mới cho kĩ thuật điện.            

C. phát triển sản xuất điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo.              

D. phát triển hệ sinh thái nhà máy thông minh và điều khiển tối ưu.

Câu 12: Tạo các lưới điện thông minh tích hợp hệ thống đo lường và điều khiển tự động là nhiệm vụ của 

A. phát triển vật liệu mới cho kĩ thuật điện.                               

B. phát triển lưới điện thông minh.               

C. phát triển sản xuất điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo.                                  

D. phát triển hệ sinh thái nhà máy thông minh và điều khiển tối ưu.

Câu 13: Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các vật liệu mới là nhiệm vụ của

A. phát triển vật liệu mới cho kĩ thuật điện.                               

B. phát triển lưới điện thông minh.

C. phát triển sản xuất điện năng từ các nguồn năng lượng tái tạo.                            

D. phát triển các nhà máy thông minh và điều khiển tối ưu.

Câu 14: Đẩy mạnh kết nối các thiết bị điện trong hệ sinh thái nhà máy thông minh, phát triển các chương trình điều khiển tối ưu,… là nhiệm vụ của

A. phát triển vật liệu mới cho kĩ thuật điện.            

B. phát triển hệ sinh thái nhà máy thông minh và điều khiển tối ưu.     

C. phát triển sản xuất điện từ nguồn năng lượng tái tạo.             

D. phát triển lưới điện thông minh.

Câu 15: Các thiết bị điện kết nối với nhau trên nền tảng mạng truyền thông tốc độ cao thế hệ mới là nhiệm vụ của

A. phát triển vật liệu mới cho kĩ thuật điện.            

B. phát triển lưới điện thông minh.                        

C. phát triển các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng điện.                

D. phát triển các thiết bị điện gia dụng thông minh và tiết kiệm năng lượng.

--------------- Còn tiếp ---------------

2. TRỌN BỘ ĐỀ THI CÔNG NGHỆ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Bộ đề Công nghệ Điện – Điện tử 12 Kết nối tri thức biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả

SỞ GD & ĐT ……………….Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THPT……………….Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

CÔNG NGHỆ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

Điểm bằng chữChữ ký của GK1Chữ ký của GK2Mã phách

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Phát triển nguồn năng lượng điện tái tạo là triển vọng của kĩ thuật điện thể hiện trong

A. phát triển sản xuất điện năng.

B. đời sống sinh hoạt cộng đồng.

C. phát triển vật liệu mới.

D. phát triển cơ sở hạ tầng.

Câu 2. Cuộc sống hằng ngày của con người càng tiện nghi, an toàn nhờ các thiết bị điện thể hiện vai trò của kĩ thuật điện trong

A. xây dựng cơ sở hạ tầng.

B. đời sống sinh hoạt.

C. khoa học môi trường.

D. xây dựng công trình giao thông.

Câu 3. Vai trò nào sau đây không phải vai trò của kĩ thuật điện đối với đời sống? 

A. Cung cấp điện năng cho các thiết bị điện.

B. Giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. 

C. Điều khiển, tự động hóa cho quá trình sản xuất. 

D. Giúp nâng cao chất lượng phục vụ cộng đồng.  

Câu 4. Các kĩ sư điện, thợ lắp ráp và thợ cơ khí điện thực hiện công việc trong xưởng sản xuất, chế tạo máy biến áp thuộc ngành nghề nào trong lĩnh vực kĩ thuật điện?

A. Vận hành điện.

B. Thiết kế điện.

C. Lắp đặt điện.

D. Sản xuất thiết bị điện.

Câu 5. Kĩ sư vận hành điện có yêu cầu trình độ học vấn như thế nào?

A. Trình độ trung cấp nghề kĩ thuật điện.

B. Trình độ cao đẳng nghề kĩ thuật điện.

C. Trình độ sơ cấp nghề kĩ thuật điện.

D. Trình độ đại học ngành kĩ thuật điện.

Câu 6. Công việc trong hình vẽ thuộc ngành nghề nào trong lĩnh vực kĩ thuật điện?

A. Sản xuất và chế tạo thiết bị điện.

B. Bảo dưỡng và sửa chữa điện.

C. Lắp đặt điện.

D. Thiết kế điện.

Câu 7. Dòng điện xoay chiều ba pha được sinh ra trong mạch điện ba pha có cùng tần số, biên độ và lệch pha nhau một góc

A. 600.

B. 1200.

C. 1800.

D. 2400.

Câu 8. Phần quay (rotor) của máy phát điện ba pha được làm từ

A. lõi thép có rãnh.

B. nam châm vĩnh cửu.

C. nam châm điện.

D. cuộn dây.

Câu 9. Một nguồn điện ba pha được nối như hình vẽ, cho biết nguồn điện được nối theo sơ đồ nào?

A. Hình sao, không có dây trung tính.

B. Hình tam giác.

C. Hình sao có dây trung tính.

D. Hình sao - tam giác.

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

=> Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức

Tài liệu được tặng thêm:


Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ công nghệ 12 điện tử kết nối tri thức, soạn giáo án word và powerpoint công nghệ 12 kết nối, soạn công nghệ điện điện tử 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy môn Công nghệ THPT

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay