Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà Cánh diều
Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Lắp đặt mạng điện trong nhà Cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Công nghệ 9 – Lắp đặt mạng điện trong nhà Cánh diều
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 9 – LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ CÁNH DIỀU
BÀI 1: THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT VÀ LẤY ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Mô tả được chức năng, cấu tạo và thông số kĩ thuật của thiết bị đóng cắt, lấy điện trong gia đình.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Biết tìm hiểu danh mục các ngành nghề và tự định hướng nghề nghiệp của bản thân.
Năng lực giao tiếp hợp tác: Hình thành phương pháp tự đọc hiểu tài liệu.
Năng lực giải quyết vấn đề: Chủ động, tích cực tìm hiểu các thiết bị đóng cắt và lấy điện trong gia đình.
Năng lực công nghệ
Mô tả được chức năng, cấu tạo, thông số kĩ thuật của các thiết bị đóng cắt trong gia đình.
Mô tả được chức năng, cấu tạo, thông số kĩ thuật của các thiết bị lấy điện trong gia đình.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ và trách nhiệm: Tích cực học tập, nghiên cứu, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên:
Máy chiếu, máy tính, màn hình hiển thị, hoặc ti vi.
Hình vẽ và tranh ảnh trong SGK: hình ảnh mạng điện đơn giản, hình ảnh cấu tạo công tắc hai cực, hình ảnh cấu tạo công tắc ba cực, hình ảnh cấu tạo cầu dao,…
SGK, SGV, SBT Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp Mô đun Lắp đặt mạng điện trong nhà.
2. Đối với học sinh:
SGK, SBT Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp Mô đun Lắp đặt mạng điện trong nhà.
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập và nhu cầu tìm hiểu về thiết bị đóng cắt và lấy điện trong gia đình.
b. Nội dung: GV sử dụng câu hỏi ở phần khởi động (SGK – tr5) để đặt vấn đề, HS nêu tên các thiết bị đóng cắt và lấy điện có trong hình 1.1. Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt nhằm gây chú ý của HS vào nội dung bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các thiết bị đóng cắt và lấy điện trong hình. GV gợi ý HS trả lời.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh mạng điện đơn giản – hình 1.1 (SGK – tr5) cho HS quan sát và yêu cầu trả lời nội dung Khởi động (SGK – tr5)
Kể tên các thiết bị đóng cắt và lấy điện có trong mạng điện ở Hình 1.1.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Gợi ý trả lời:
Hình 1.1:
+ Thiết bị đóng cắt: Công tắc, aptomat.
+ Thiết bị lấy điện: Ổ cắm điện.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong hình vẽ trên chúng ta đã được làm quen với một số thiết bị đóng cắt và lấy điện. Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được rõ hơn về chức năng, cấu tạo và thông số kĩ thuật của các thiết bị đóng cắt và lấy điện trong gia đình – Bài 1: Thiết bị đóng cắt và lấy điện trong gia đình.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu thiết bị đóng cắt trong gia đình
a. Mục tiêu: Giúp HS mô tả được chức năng, cấu tạo, thông số kĩ thuật của công tắc, cầu dao, aptomat.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động khám phá để chỉ ra được chức năng, cấu tạo và thông số kĩ thuật của các thiết bị đóng cắt trong gia đình.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu được các thiết bị đóng cắt trong gia đình và chức năng, cấu tạo, thông số kĩ thuật của các dụng cụ đó.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK và đặt câu hỏi: Em hãy nêu một số thiết bị đóng cắt trong gia đình mà em biết. - Sau khi nêu tên một số thiết bị đóng cắt trong gia đình, GV đặt vấn đề: Trong bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu về chức năng, cấu tạo, thông số kĩ thuật của công tắc, cầu dao và aptomat. - GV chia HS thành 6 nhóm, giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ: Nhóm 1,4: Tìm hiểu về công tắc. HS trả lời những câu hỏi sau: + Nêu chức năng của công tắc. + Câu hỏi (SGK – tr5): Quan sát Hình 1.2 và mô tả cấu tạo công tắc. + Câu hỏi (SGK – tr6): Trên vỏ công tắc có ghi 6 A – 250 V. Hãy giải thích ý nghĩa thông số kĩ thuật đó. Nhóm 2,5: Tìm hiểu về cầu dao. HS trả lời những câu hỏi sau: + Nêu chức năng của cầu dao. + Quan sát hình 1.4 và mô tả cấu tạo của cầu dao. + Câu hỏi (SGK – tr6): Trên cần đóng cắt của cầu dao có ghi 15 A – 600 V. Hãy giải thích ý nghĩa thông số kĩ thuật đó. Nhóm 3,6: Tìm hiểu về aptomat. HS trả lời những câu hỏi sau: + Câu hỏi (SGK – tr7): So sánh chức năng của aptomat với cầu dao. Từ đó nêu ưu điểm của aptomat. + Quan sát hình 1.6 và mô tả cấu tạo của aptomat. + Câu hỏi (SGK – tr7): Trên vỏ của aptomat có ghi 10 A – 240 V, giải thích ý nghĩa thông số kĩ thuật đó. - Sau khi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, GV kết luận về thiết bị đóng cắt trong gia đình. - GV yêu cầu HS tìm hiểu các thông tin trong mục Em có biết + Em có biết (SGK – tr6): Tìm hiểu về các loại công tắc + Em có biết (SGK – tr7): Tìm hiểu về một số loại cầu chì Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi. *Trả lời Câu hỏi (SGK – tr5) - Công tắc có cấu tạo gồm: vỏ, nút bật tắt và các cực nối điện. *Trả lời Câu hỏi (SGK – tr6) Trên vỏ công tắc có ghi 6 A – 250 V. Trong đó 6 A là dòng điện định mức, 250 V là điện áp định mức. *Trả lời Câu hỏi (SGK – tr6) Trên cần đóng cắt của cầu dao có ghi 15 A – 600 V. Trong đó 15 A là dòng điện định mức, 600 V là điện áp định mức. *Trả lời Câu hỏi (SGK – tr7) Aptomat và cầu dao đều là thiết bị đóng cắt dòng điện bằng tay, tuy nhiên ưu điểm của aptomat là có khả năng tự động cắt để bảo vệ mạng điện khi xảy ra sự cố. *Trả lời Câu hỏi (SGK – tr7) Trên vỏ của aptomat có ghi 10 A – 240 V. Trong đó 10 A là dòng điện định mức, 240 V là điện áp định mức. - Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận về các thiết bị đóng cắt trong gia đình. - GV chuyển sang Hoạt động 2: Tìm hiểu về thiết bị lấy điện trong gia đình. | I. THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT TRONG GIA ĐÌNH 1. Công tắc a) Chức năng - Là thiết bị dùng để đóng cắt dòng điện bằng tay đơn giản. b) Cấu tạo - Gồm các bộ phận chính: vỏ, nút bật tắt và các cực nối điện. - Vỏ và nút bật tắt thường được làm bằng nhựa, các cực nối điện được làm bằng đồng. c) Thông số kĩ thuật - Trên vỏ công tắc có ghi thông số kĩ thuật: dòng điện định mức (A) và điện áp định mức (V). 2. Cầu dao a) Chức năng - Là thiết bị đóng cắt dòng điện bằng tay đơn giản, thường được sử dụng trong các mạng điện công suất nhỏ. b) Cấu tạo - Gồm các bộ phận chính: cần đóng cắt, các cực nối điện và vỏ. - Cần đóng cắt và vỏ được làm bằng vật liệu cách điện, các cực nối điện được làm bằng đồng. c) Thông số kĩ thuật - Trên cần đóng cắt hoặc vỏ của cầu dao có ghi thông số kĩ thuật: dòng điện định mức (A) và điện áp định mức (V). 3. Aptomat (Circuit breaker – CB) a) Chức năng - Là thiết bị đóng cắt dòng điện bằng tay và có khả năng tự động cắt để bảo vệ mạng điện khi xảy ra sự cố. b) Cấu tạo - Gồm các bộ phận chính: vỏ, cần đóng cắt, các cực nối điện. c) Thông số kĩ thuật - Trên vỏ aptomat có ghi thông số kĩ thuật: dòng điện định mức (A) và điện áp định mức (V). |
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT CÔNG NGHỆ 9 LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ CÁNH DIỀU
CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
BÀI 2: DỤNG CỤ ĐO ĐIỆN CƠ BẢN
II. ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG
- Đồng hồ vạn năng có thể đo điện áp một chiều được không?
- Đồng hồ đo điện vạn năng dùng để đo?
- Đồng hồ dùng để đo điện năng tiêu thụ của mạch điện là?
III. AMPE KÌM (AMPE KẸP)
-Ampe kìm có thể đo được các đại lượng điện nào?
III. LUYỆN TẬP
- Tìm hiểu và chia sẻ về một loại đồng hồ đo điện dùng trong gia đình
- V là kí hiệu của đồng hồ đo điện nào?
- Để đo cường độ dòng điện người ta sử dụng đồng hồ nào?
- A là kí hiệu của đồng hồ đo điện nào?
- Để đo cường độ dòng điện và lượng điện năng tiêu thụ ta dùng các đồng hồ đo theo thứ tự là?
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ 9 LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ CÁNH DIỀU
Bộ trắc nghiệm công nghệ 9 lắp đặt mạng điện trong nhà cánh diều tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
BÀI 7: MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ
LIÊN QUAN ĐẾN LẮP MẠCH ĐIỆN TRONG NHÀ
(22 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Hình ảnh dưới đây nói về ngành nghề nào liên quan đến lắp mạch điện trong nhà? A. Bảo trì, sửa chữa. B. Giám sát. C. Thiết kế. D. Lắp đặt. |
Câu 2: Kĩ sư điện có nhiệm vụ gì?
A. Thiết kế và chuẩn bị kế hoạch chi tiết lắp đặt điện và mạch điện theo các thông số kĩ thuật đã cho.
B. Lắp đặt hệ thống điện của mạng điện trong nhà.
C. Kiểm tra hệ thống điện, thiết bị và đồ dùng diện để xác định mối nguy hiểm, lỗi và sự cần thiết phải điều chỉnh hoặc sửa chữa.
D. Chỉ định lắp đặt, vận hành hệ thống điện, thiết bị, đồ dùng điện của mạng điện trong nhà.
Câu 3: Nhiệm vụ của kĩ thuật viên kĩ thuật điện là:
A. Chuẩn bị các ước tính chi tiết về số lượng, chi phí vật liệu và nhân công cần thiết cho việc lắp đặt mạch điện trong nhà theo thiết kế.
B. Tư vấn, thiết kế hệ thống điện của mạng điện trong nhà.
C. Kiểm tra bản thiết kế, sơ đồ nối dây và thông số kĩ thuật để xác định trình tự và phương pháp hoạt động của các thiết bị, đồ dùng điện của mạng điện trong nhà.
D. Bảo trì và sửa chữa hệ thống điện, thiết bị, đồ dùng điện của mạng điện trong nhà.
Câu 4: Hình ảnh dưới đây nói về ngành nghề nào liên quan đến lắp mạch điện trong nhà? A. Bảo trì, sửa chữa. B. Giám sát. C. Thiết kế. D. Lắp đặt. |
Câu 5: Nhiệm vụ của thợ điện là gì?
A. Giám sát quá trình lắp đặt, sử dụng, bảo trì, sửa chữa hệ thống điện, thiết bị, đồ dùng điện của mạng điện trong nhà tuân thủ các thông số kĩ thuật và quy định.
B. Lắp ráp, lắp đặt, thử nghiệm và hiệu chỉnh, sửa chữa các thiết bị điện, đồ dùng điện của mạng điện trong nhà.
C. Kiểm tra bản thiết kế, sơ đồ nối dây và thông số kĩ thuật để xác định trình tự và phương pháp hoạt động của các thiết bị, đồ dùng điện của mạng điện trong nhà.
D. Chỉ định lắp đặt, vận hành hệ thống điện, thiết bị, đồ dùng điện của mạng điện trong nhà.
Câu 6: Sản phẩm lao động của một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạch điện trong nhà có đặc điểm gì?
A. Phục vụ một số đối tượng nhất định.
B. Có mức độ phức tạp khác nhau như sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt mạng điện, mạch điện chiếu sáng trong gia đình.
C. Sản phẩm lao động không đa dạng nhưng tương đối phức tạp.
D. Là các mạch điện chiếu sáng trong gia đình.
Câu 7: Hình ảnh dưới đây nói về ngành nghề nào liên quan đến lắp mạch điện trong nhà? A. Bảo trì, sửa chữa. B. Giám sát. C. Thiết kế. D. Lắp đặt. |
Câu 8: Yêu cầu về năng lực đối với người lao động thuộc ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà là:
A. Có đủ sức khỏe để đáp ứng yêu cầu công việc, không mắc bệnh về tim mạch, huyết áp, thấp khớp.
B. Có ý thức đảm bảo an toàn lao động, tuân thủ quy trình an toàn điện và bảo vệ môi trường làm việc.
C. Làm việc khoa học, kiên trì, cẩn thận và chính xác.
D. Yêu thích công việc, làm việc nhóm, có tinh thần trách nhiệm.
Câu 9: Yêu cầu về phẩm chất đối với người lao động thuộc ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà là gì?
A. Có hiểu biết cơ bản về lĩnh vực kĩ thuật điện.
B. Có năng lực thực hiện công việc chuyên môn.
C. Làm việc khoa học, kiên trì, cẩn thận và chính xác.
D. Có đủ sức khỏe để đáp ứng yêu cầu công việc, không mắc bệnh về tim mạch, huyết áp, thấp khớp.
Câu 10: Hình ảnh dưới đây nói về ngành nghề nào liên quan đến lắp mạch điện trong nhà? A. Bảo trì, sửa chữa. B. Giám sát. C. Thiết kế. D. Lắp đặt. |
2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Câu 1: Nội dung nào dưới không đúng khi nói về nhiệm vụ của kĩ sư điện?
A. Tư vấn, thiết kế hệ thống điện của mạng điện trong nhà.
B. Chỉ định lắp đặt, vận hành hệ thống điện.
C. Chỉ định lắp đặt thiết bị, đồ dùng điện của mạng điện trong nhà.
D. Kiểm tra hệ thống điện, thiết bị và đồ dùng điện để xác định mối nguy hiểm, lỗi và sự cần thiết phải điều chỉnh hoặc sửa chữa.
Câu 2: Nội dung nào dưới không đúng khi nói về nhiệm vụ của kĩ thuật viên kĩ thuật điện?
A. Kiểm tra bản thiết kế, sơ đồ nối dây và thông số kĩ thuật để xác định trình tự và phương pháp hoạt động của các thiết bị, đồ dùng điện của mạng điện trong nhà.
B. Chuẩn bị các ước tính chi tiết về số lượng, chi phí vật liệu và nhân công cần thiết cho việc lắp đặt mạng điện trong nhà theo thiết kế.
C. Giám sát quá trình lắp đặt, sử dụng, bảo trì, sửa chữa hệ thống điện, thiết bị, đồ dùng điện của mạng điện trong nhà tuân thủ các thông số kĩ thuật và quy định.
D. Lắp ráp, lắp đặt, thử nghiệm và hiệu chỉnh, sửa chữa các thiết bị điện, đồ dùng điện của mạng điện trong nhà.
------Còn tiếp-----------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI CÔNG NGHỆ 9 LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ CÁNH DIỀU
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
CÔNG NGHỆ LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN 9 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 – 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Thiết bị nào sau đây không được sử dụng để đóng cắt dòng điện
A. cầu dao. B. công tắc. C. ổ cắm điện. D. aptomat.
Câu 2. Vỏ của công tắc điện thường làm bằng
A. đồng, kẽm. B. gang, thiếc. C. nhựa, sứ. D. thủy tinh.
Câu 3. Dựa theo số cực của công tắc điện có thể phân loại công tắc điện thành
A. công tắc 1 cực, công tắc 2 cực. B. công tắc 2 cực, công tắc 3 cực.
C. công tắc 3 cực, công tắc 4 cực. D. công tắc 2 cực, công tắc 4 cực.
Câu 4. Thiết bị nào được thiết kế để bảo vệ mạch điện, đồ dùng điện khi có sự cố?
A. Công tắc. B. Aptomat. C. Ampe kìm. D. Công tơ điện.
Câu 5. Quan sát hình bên và cho biết đây là dụng cụ gì?
A. Công tơ điện.
B. Ampe kìm.
C. Đồng hồ vạn năng.
D. Aptomat.
Câu 6. Chức năng của công tơ điện là
A. đo cường độ dòng điện. B. đo hiệu điện thế.
C. đo điện năng tiêu thụ. D. đo điện trở.
Câu 8. Nối nguồn điện với cực nối điện đầu vào của ………. qua một ……….; nối phụ tải điện với cực nối điện đầu ra của ………..
A. ampe kìm, đồng hồ vạn năng, ampe kìm.
B. Công tơ điện, cầu dao, công tơ điện.
C. Cầu dao, công tơ điện, cầu dao.
D. Aptomat, đồng hồ vạn năng, aptomat.
Câu 8. Điều nào sau đây là sai khi nói về sử dụng đồng hồ vạn năng để đo thông mạch dây dẫn điện?
A. Vặn nút xoay sang chế độ .
B. Cắm dây que đo màu đỏ vào giắc cắm V/Ω.
C. Không thực hiện chức năng đo thông mạch khi mạch điện đang có điện.
D. Đặt 1 đầu que đo vào giữa dây dẫn điện cần đo thông mạch.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) Mô tả cấu tạo của công tắc trong hình 1 và cho biết chắc năng của công tắc.
Hình 1. Công tắc
Câu 2. (2,0 điểm)
a) Trên vỏ của aptomat có ghi 20A – 240V. Hãy giải thích ý nghĩa thông số kĩ thuật đó.
b) Tại sao người ta không nối trực tiếp các đồ dùng điện như: bàn là, quạt bàn,... vào đường dây điện mà phải dùng các thiết bị lấy điện?
Câu 3. (1,0 điểm) Công tơ điện được dùng để làm gì? Người ta chia công tơ điện thành mấy loại, đó là những loại nào?
Câu 4. (2,0 điểm)
a) Trình bày các bước sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện áp xoay chiều.
b) Nêu một số lưu ý khi sử dụng đồng hồ vạn năng để đo điện.
------Còn tiếp-----------
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm
=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
=> Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạng điện trong nhà cánh diều
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ công nghệ 9 lắp đặt mạng điện trong nhà cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint Công nghệ 9 cánh diều, soạn công nghệ 9 lắp đặt mạng điện
Tài liệu giảng dạy môn Công nghệ THCS