Trắc nghiệm Công nghệ 9 - Lắp đặt mạng điện trong nhà cánh diều

Trắc nghiệm Công nghệ 9 - Lắp đặt mạng điện trong nhà cánh diều. Trắc nghiệm có 4 phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Công nghệ 9 cánh diều.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm Công nghệ 9 - Lắp đặt mạng điện trong nhà cánh diều
Trắc nghiệm Công nghệ 9 - Lắp đặt mạng điện trong nhà cánh diều
Trắc nghiệm Công nghệ 9 - Lắp đặt mạng điện trong nhà cánh diều
Trắc nghiệm Công nghệ 9 - Lắp đặt mạng điện trong nhà cánh diều
Trắc nghiệm Công nghệ 9 - Lắp đặt mạng điện trong nhà cánh diều
Trắc nghiệm Công nghệ 9 - Lắp đặt mạng điện trong nhà cánh diều
Trắc nghiệm Công nghệ 9 - Lắp đặt mạng điện trong nhà cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


BÀI 7: MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN LẮP MẠCH ĐIỆN TRONG NHÀ

(22 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Hình ảnh dưới đây nói về ngành nghề nào liên quan đến lắp mạch điện trong nhà?

A. Bảo trì, sửa chữa.

B. Giám sát.

C. Thiết kế.

D. Lắp đặt.

 

Câu 2: Kĩ sư điện có nhiệm vụ gì?

  1. Thiết kế và chuẩn bị kế hoạch chi tiết lắp đặt điện và mạch điện theo các thông số kĩ thuật đã cho.
  2. Lắp đặt hệ thống điện của mạng điện trong nhà.
  3. Kiểm tra hệ thống điện, thiết bị và đồ dùng diện để xác định mối nguy hiểm, lỗi và sự cần thiết phải điều chỉnh hoặc sửa chữa.
  4. Chỉ định lắp đặt, vận hành hệ thống điện, thiết bị, đồ dùng điện của mạng điện trong nhà.

Câu 3: Nhiệm vụ của kĩ thuật viên kĩ thuật điện là:

  1. Chuẩn bị các ước tính chi tiết về số lượng, chi phí vật liệu và nhân công cần thiết cho việc lắp đặt mạch điện trong nhà theo thiết kế.
  2. Tư vấn, thiết kế hệ thống điện của mạng điện trong nhà.
  3. Kiểm tra bản thiết kế, sơ đồ nối dây và thông số kĩ thuật để xác định trình tự và phương pháp hoạt động của các thiết bị, đồ dùng điện của mạng điện trong nhà.
  4. Bảo trì và sửa chữa hệ thống điện, thiết bị, đồ dùng điện của mạng điện trong nhà.

Câu 4: Hình ảnh dưới đây nói về ngành nghề nào liên quan đến lắp mạch điện trong nhà?

A. Bảo trì, sửa chữa.

B. Giám sát.

C. Thiết kế.

D. Lắp đặt.

 

Câu 5: Nhiệm vụ của thợ điện là gì?

  1. Giám sát quá trình lắp đặt, sử dụng, bảo trì, sửa chữa hệ thống điện, thiết bị, đồ dùng điện của mạng điện trong nhà tuân thủ các thông số kĩ thuật và quy định.
  2. Lắp ráp, lắp đặt, thử nghiệm và hiệu chỉnh, sửa chữa các thiết bị điện, đồ dùng điện của mạng điện trong nhà.
  3. Kiểm tra bản thiết kế, sơ đồ nối dây và thông số kĩ thuật để xác định trình tự và phương pháp hoạt động của các thiết bị, đồ dùng điện của mạng điện trong nhà.
  4. Chỉ định lắp đặt, vận hành hệ thống điện, thiết bị, đồ dùng điện của mạng điện trong nhà.

Câu 6: Sản phẩm lao động của một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạch điện trong nhà có đặc điểm gì?

  1. Phục vụ một số đối tượng nhất định.
  2. Có mức độ phức tạp khác nhau như sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt mạng điện, mạch điện chiếu sáng trong gia đình.
  3. Sản phẩm lao động không đa dạng nhưng tương đối phức tạp.
  4. Là các mạch điện chiếu sáng trong gia đình.

Câu 7: Hình ảnh dưới đây nói về ngành nghề nào liên quan đến lắp mạch điện trong nhà?

A. Bảo trì, sửa chữa.

B. Giám sát.

C. Thiết kế.

D. Lắp đặt.

 

Câu 8: Yêu cầu về năng lực đối với người lao động thuộc ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà là:

  1. Có đủ sức khỏe để đáp ứng yêu cầu công việc, không mắc bệnh về tim mạch, huyết áp, thấp khớp.
  2. Có ý thức đảm bảo an toàn lao động, tuân thủ quy trình an toàn điện và bảo vệ môi trường làm việc.
  3. Làm việc khoa học, kiên trì, cẩn thận và chính xác.
  4. Yêu thích công việc, làm việc nhóm, có tinh thần trách nhiệm.

Câu 9: Yêu cầu về phẩm chất đối với người lao động thuộc ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà là gì?

  1. Có hiểu biết cơ bản về lĩnh vực kĩ thuật điện.
  2. Có năng lực thực hiện công việc chuyên môn.
  3. Làm việc khoa học, kiên trì, cẩn thận và chính xác.
  4. Có đủ sức khỏe để đáp ứng yêu cầu công việc, không mắc bệnh về tim mạch, huyết áp, thấp khớp.

 

Câu 10: Hình ảnh dưới đây nói về ngành nghề nào liên quan đến lắp mạch điện trong nhà?

A. Bảo trì, sửa chữa.

B. Giám sát.

C. Thiết kế.

D. Lắp đặt.

 

 

2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Nội dung nào dưới không đúng khi nói về nhiệm vụ của kĩ sư điện?

  1. Tư vấn, thiết kế hệ thống điện của mạng điện trong nhà.
  2. Chỉ định lắp đặt, vận hành hệ thống điện.
  3. Chỉ định lắp đặt thiết bị, đồ dùng điện của mạng điện trong nhà.
  4. Kiểm tra hệ thống điện, thiết bị và đồ dùng điện để xác định mối nguy hiểm, lỗi và sự cần thiết phải điều chỉnh hoặc sửa chữa.

Câu 2: Nội dung nào dưới không đúng khi nói về nhiệm vụ của kĩ thuật viên kĩ thuật điện?

  1. Kiểm tra bản thiết kế, sơ đồ nối dây và thông số kĩ thuật để xác định trình tự và phương pháp hoạt động của các thiết bị, đồ dùng điện của mạng điện trong nhà.
  2. Chuẩn bị các ước tính chi tiết về số lượng, chi phí vật liệu và nhân công cần thiết cho việc lắp đặt mạng điện trong nhà theo thiết kế.
  3. Giám sát quá trình lắp đặt, sử dụng, bảo trì, sửa chữa hệ thống điện, thiết bị, đồ dùng điện của mạng điện trong nhà tuân thủ các thông số kĩ thuật và quy định.
  4. Lắp ráp, lắp đặt, thử nghiệm và hiệu chỉnh, sửa chữa các thiết bị điện, đồ dùng điện của mạng điện trong nhà.

Câu 3: Nội dung nào dưới không đúng khi nói về nhiệm vụ của thợ điện?

  1. Lắp đặt hệ thống điện của mạng điện trong nhà.
  2. Kiểm tra bản thiết kế, sơ đồ nối dây và thông số kĩ thuật để xác định trình tự và phương pháp hoạt động của các thiết bị, đồ dùng điện của mạng điện trong nhà.
  3. Lắp ráp, lắp đặt, thử nghiệm và hiệu chỉnh, sửa chữa các thiết bị điện, đồ dùng điện của mạng điện trong nhà.
  4. Bảo trì và sửa chữa hệ thống điện, thiết bị, đồ dùng của mạng điện trong nhà.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về đối tượng lao động của một số ngành nghề liên quan đến lắp mạch điện trong nhà?

  1. Nguồn điện một chiều và xoay chiều điện áp thấp dưới 380 V.
  2. Thiết bị, đồ dùng điện, dụng cụ đo điện.
  3. Vật liệu và dụng cụ để làm việc.
  4. Sơ đồ lắp đặt mạch điện.

Câu 5: Đâu không phải là điều kiện làm việc của một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạch điện trong nhà:

  1. Làm việc trên cao.
  2. Làm việc trong khu vực có điện.
  3. Thường phải đi lưu động.
  4. Chủ yếu làm việc, hoạt động cá nhân.

Câu 6: Đâu không phải là yêu cầu về năng lực đối với người lao động thuộc ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà?

  1. Có đủ sức khỏe để đáp ứng yêu cầu công việc, không mắc bệnh về tim mạch, huyết áp, thấp khớp.
  2. Có năng lực thực hiện công việc chuyên môn như: lựa chọn thiết bị, dụng cụ, vật liệu phù hợp; tính toán chi phí lắp đặt; sử dụng dụng cụ đo điện;….
  3. Làm việc khoa học, kiên trì, cẩn thận và chính xác.
  4. Có hiểu biết cơ bản về lĩnh vực kĩ thuật điện.

Câu 7: Đâu không phải là yêu cầu về phẩm chất đối với người lao động thuộc ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạch điện trong nhà?

  1. Có đủ sức khỏe để đáp ứng yêu cầu công việc, không mắc bệnh về tim mạch, huyết áp, thấp khớp.
  2. Làm việc khoa học, kiên trì, cẩn thận và chính xác.
  3. Yêu thích công việc, làm việc nhóm, có tinh thần trách nhiệm.
  4. Có ý thức đảm bảo an toàn lao động, tuân thủ quy trình an toàn điện và bảo vệ môi trường làm việc.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Một trong những sở thích cá nhân có thể phù hợp với ngành nghề liên quan đến lắp mạch điện trong nhà là:

  1. Thích làm việc cá nhân.
  2. Thích làm việc theo cảm xúc, tùy hứng, thời gian không cố định.
  3. Thích làm công việc sử dụng dụng cụ cầm tay.
  4. Thích giao tiếp xã hội.

Câu 2: Yêu cầu đầu tiên đối với người lao động trong ngành nghề liên quan đến lắp mạch điện trong nhà là:

  1. Kiến thức.
  2. Kĩ năng.
  3. Thái độ.
  4. Sức khỏe.

Câu 3: Một trong những yêu cầu cần thiết của kĩ sư điện là:

  1. Xử lý được các sự cố trong quá trình lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng.
  2. Có khả năng tư duy logic; kĩ năng tổ chức, quản lí tốt và kĩ năng tương tác.
  3. Lắp đặt, bảo trì được các máy biến áp.
  4. Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị điện dân dụng.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Hình ảnh dưới đây nói về công việc nào liên quan đến lắp đặt mạch điện trong nhà?

A. Bảo trì, sửa chữa.

B. Thiết kế.

C. Kiểm tra thiết bị điện.

D. Lắp đặt thiết bị điện.

 

Câu 2: Đâu là kiến thức chuyên môn mà người thợ điện cần nắm rõ?

  1. Biết cách đo được nguồn điện, nguyên tắc hoạt động của máy biến áp.
  2. Đọc thành thạo các bản vẽ kỹ thuật về hệ thống điện cũng như các thiết bị điện.
  3. Có kĩ năng tương tác, giao tiếp và làm việc nhóm tốt.
  4. Biết phân tích và tư duy logic để tránh các sai sót có thể gặp phải.

 

Trắc nghiệm Công nghệ 9 - Lắp đặt mạng điện trong nhà cánh diều
Trắc nghiệm Công nghệ 9 - Lắp đặt mạng điện trong nhà cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Trắc nghiệm tải về là bản word
  • Cấu trúc nghiệm: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng, vận dụng cao
  • Có đủ trắc nghiệm các bài học + đáp án các câu hỏi
  • Với giáo viên đã đặt giáo án. Phần này được tặng miễn phí

Thời gian nhận:

  • 30/08: Trắc nghiệm đến giữa kì 1
  • 30/11: Trắc nghiệm đủ kì 1
  • 30/01: Trắc nghiệm đến giữa kì II
  • 30/02: Trắc nghiệm đủ cả năm

PHÍ TÀI LIỆU:

  • Văn, toán: 250k/môn
  • Các môn còn lại: 200k/môn

CÁCH TẢI: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây thông báo và nhận trắc nghiệm

=> Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều

Xem tài liệu được tặng kèm trong năm học. Khi đặt giáo án bây giờ:


Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm công nghệ 9 lắp đặt mạng điện trong nhà cánh diều, đề trắc nghiệm công nghệ 9 lắp đặt mạng điện cánh diều có đáp án, trắc nghiệm công nghệ 9 cánh diều trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập công nghệ 9 CD

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay