Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 7 cánh diều
Lịch sử 7 cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Lịch sử 7 Cánh diều
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 7 CÁNH DIỀU
BÀI 3: PHONG TRÀO VĂN HÓA PHỤC HƯNG
tiết)
I. MỤC TIÊU
- Mục tiêu
HS học sẽ:
- Giới thiệu được sự biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI.
- Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hóa Phục hưng.
- Nhận biết được ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: trao đổi, thảo luận làm việc nhóm, tìm hiểu về thành tựu của phong trào văn hóa Phục hưng.
- Năng lực lịch sử:
- Tìm hiểu lịch sử: sử dụng tư liệu thông qua việc trình bày được sự biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI.
- Nhận thức và tư duy lịch sử: tìm hiểu những thành tựu tiêu biểu, ý nghĩa và tác động của phong trào văn hóa Phục hưng.
- Phẩm chất
- Có ý thức trách nhiệm và góp phần bảo tồn những thành tựu văn hóa thời kì Phục hưng.
- Giáo dục phẩm chất nhân ái thông qua việc phân tích giá trị nhân văn của phong trào Văn hóa Phục hưng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
- Lược đồ, tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài Phong trào văn hóa Phục hưng; Phiếu học tập số 1, 2, 3.
- Máy tính, máy chiếu.
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
- Nội dung: GV trình chiếu hình ảnh nhà biên kịch W.Sếch-xpia và phát đoạn nhạc trong vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét; HS quan sát hình ảnh, lắng nghe đoạn nhạc và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS trả lời về một số hiểu biết đoạn nhạc trong vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
- Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh, phát đoạn nhạc và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Em có biết đoạn nhạc trên trích trong vở nhạc kịch nổi tiếng nào không?
+ Hãy chia sẻ hiểu biết của em về vở kịch đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe đoạn nhạc và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời: Rô-mê-ô và Giu-li-ét là một trong những kiệt tác của nhà soạn kịch vĩ đại người Anh W. Sếch-xpia. Tác phẩm đề cao giá trị của con người, đặc biệt là quyền tự do yêu đương.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Rô-mê-ô và Giu-li-ét là một trong những kiệt tác của nhà soạn kịch vĩ đại người Anh W.Sếch-xpia. Tác phẩm đề cao giá trị của con người, đặc biệt là quyền tự do yêu đương. Đây là những điều bị cấm đoán trong thời kì phong kiến khi mà nền văn hoá tư tưởng bị bao phủ bởi bóng tối quyền lực của Thần học. Giáo hội Thiên Chúa chi phối mọi mặt và bóp nghẹt đời sống văn hoá, tư tưởng, tình cảm của con người. Nhưng giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh hơn đã không chịu chấp nhận điều đó. Họ đã tiến hành một “cuộc cách mạng” trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng. Vậy “cuộc cách mạng” đó là gì và nó có ý nghĩa thế nào đối với xã hội Tây Âu lúc đó và đối với lịch sử văn minh nhân loại? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự biến đổi về kinh tế, xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu được sự biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI.
- Nội dung: GV cho HS làm việc theo nhóm, các nhóm đọc thông tin SGK mục 1, quan sát Hình 3.2 để hoàn thành Phiếu học tập số 1.
- Sản phẩm học tập: Phiếu học tập số 1.
- Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm, hướng dẫn các nhóm đọc thông tin SGK mục 1, quan sát Hình 3.1, 3.2 để hoàn thành Phiếu học tập số 1.
| 1. Tìm hiểu sự biến đổi về kinh tế, xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI Kết quả Phiếu học tập số 1: Đính kèm bên |
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT LỊCH SỬ 7 CÁNH DIỀU
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
BÀI 3: PHONG TRÀO VĂN HÓA PHỤC HƯNG
1. SỰ BIẾN ĐỔI VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ XIII ĐẾN THẾ KỈ XVI
- Nêu sự biến đổi tình hình kinh tế - xã hội Tây Âu từ sau thế kỉ XIII ?
- Nêu vị thế của giai cấp tư sản đang lên trong giai đoạn này?
- Cho biết ý chí của giai cấp tư sản trong giai đoạn này ?
- Trình bày phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản đang lên?
- Em có đánh giá, nhận xét gì về bày phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản đang lên?
2. THÀNH TỰU TIÊU BIỂU CỦA PHONG TRÀO VĂN HÓA PHỤC HƯNG
- Em hãy nhận xét về phong trào Văn hóa Phục hưng?
- Hãy trình bày thành tựu về văn học trong phong trào Văn hóa Phục hưng?
- Hãy trình bày thành tựu về nghệ thuật và kiến trúc trong phong trào Văn hóa Phục hưng?
- Hãy nêu một số tác phẩm nổi tiếng của phong trào Văn hóa Phục hưng?
- Em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Giải thích?
3. Ý NGHĨA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA PHONG TRÀO VĂN HÓA PHỤC HƯNG ĐỐI VỚI XÃ HỘI TÂY ÂU.
- Hãy cho biết phong trào Văn hóa Phục hưng phê phán điều gì?
- Hãy cho biết phong trào Văn hóa Phục hưng đề cao điều gì?
- Cho biết tư tưởng của Văn hóa Phục hưng?
- Cho biết ý nghĩa của phong trào Văn hóa Phục hưng?
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 7 CÁNH DIỀU
Bộ trắc nghiệm Lịch sử 7 cánh diều tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
BÀI 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (16 CÂU)
Câu 1: Cuối thế kỉ V, xã hội Tây Âu có biến động to lớn gì?
A. Dân số gia tăng.
B. Sự xâm nhập của người Giéc-man.
C. Công cụ sản xuất được cải tiến.
D. Kinh tế hàng hóa phát triển.
Câu 2: Việc làm nào của người Giec-man đã tác động trục tiếp đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu?
A. Tiêu diệt đế quốc Rô-ma.
B. Thành lập hàng loạt vương quốc mới.
C. Chia ruộng đất và phong tước vị cho tướng lĩnh và quý tộc người Giec-man.
D. Thành lập các thành thị trung đại.
Câu 3: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là:
A. Địa chủ và nông dân
B. Chủ nô và nô lệ
C. Lãnh chúa và nông nô
D. Tư sản và nông dân
Câu 4: Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào?
A. Chủ nô Rô-ma
B. Quý tộc Rô-ma
C. Tướng lĩnh và quý tộc người Giec-man
D. Nông dân tự do
Câu 5: Nước Anh trước đây gọi là Vương quốc gì?
A. Ăng-glô Xắc-xông.
B. Tây Gốt.
C. Đông Gốt.
D. Phơ-răng.
Câu 6: Nông nô xuất thân từ tầng lớp nào trong xã hội?
A. Nô lệ.
B. Nông dân.
C. Nô lệ và nông dân.
D. Tướng lĩnh quân sự bị thất bại trong chiến tranh.
Câu 7: Lãnh chúa phong kiến được hình thành tư các tầng lớp nào của xã hội?
A. Nông dân tự do có nhiều ruộng đất.
B. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc có nhiều ruộng đất.
C. Nô lệ được giải phóng.
D. Tất cả các thành phần trên.
Câu 8: Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào?
A. Chủ nô Rô-ma
B. Quý tộc Rô-ma
C. Tướng lĩnh và quý tộc người Giec-man
D. Nông dân tự do
Câu 9: Mục đích ra đời của các phường hội, thương hội?
A. Cùng nhau sản xuất và buôn bán.
B. Cùng nhau trao đổi hàng hóa
C. Tổ chức triển lãm giới thiệu hàng hóa của mình.
D. Tổ chức các hội chợ trao đổi hàng hóa
Câu 10: Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung đại?
A. Nghề thủ công phát triển cần phải trao đổi, mua bán.
B. Các làng nghề thủ công phát triển trở thành thành thị.
C. Sự ngăn cản giao lưu của các lãnh địa.
D. Sản xuất bị đình đốn.
Câu 11: Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là
A. Nông dân tự do
B. Nô lệ
C. Nông nô
D. Lãnh chúa
Câu 12: Kinh tế của lãnh địa mang tính chất gì?
A. Buôn bán trao đổi với lãnh địa khác
B. Tự cung, tự cấp.
C. Phụ thuộc vào thành thị.
D. Nông dân vừa làm ruộng, vừa làm thêm một nghề thủ công.
Câu 13: Đơn vị kinh tế chính trị cơ bản trong thời kì chế độ phong kiến phân quyền ở châu Âu là:
A. Lãnh địa phong kiến
B. Trang viên phong kiến
C. Điền trang thái ấp
D. Thành thị trung đại
Câu 14: Chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã sụp đổ vào năm:
A.475.
B. 476.
C. 576.
D. 676.
Câu 15: Thế kỉ III, người Giéc-man và các bộ tộc khác từ phương Bắc đã:
A. Tràn xuống nhâm nhập La Mã.
B. Hình thành nên các vương quốc mới ở Tây Âu.
C. Tấn công, làm sụp đổ đế chế La Mã.
D. Sáng tạo ra đạo Thiên Chúa.
Câu 16: Lãnh chúa bóc lột nông nô thông qua:
A. Tô thuế
B. Sản phẩm cống nạp
C. Tô hiện vật
D. Tô lao dịch
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến?
A. Lãnh địa là trung tâm giao lưu buôn bán thời phong kiến.
B. Lãnh địa là vùng đất thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến.
C. Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu.
D. Nông nô là lao động chủ yếu trong các lãnh địa.
Câu 2: Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của nông nô?
A. Nông nô là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa.
B. Nông nô phải nộp cho lãnh chúa 1/2 sản phẩm thu được và nhiều thứ thuế khác.
C. Nông nô phải chịu sự đối xử tàn nhẫn của lãnh chúa.
D. Cũng giống như nô lệ, nông dân không có quyền xây dựng gia đình riêng.
Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự ra đời của thành thị trung đại?
A. Hoạt động trao đổi buôn bán giữa các lãnh địa phát triển
B. Sự phát triển của hoạt động sản xuất
C. Chính sách khuyến khích phát triển của lãnh chúa phong kiến
D. Quan hệ trao đổi buôn bán giữa phương Đông với phương Tây được đẩy mạnh
Câu 4: Ý nào sau đây không phản ánh đúng cuộc sống của các lãnh chúa trong các lãnh địa phong kiến?
A. Không cần phải lao động
B. Suốt ngày cưỡi ngựa hoặc tổ chức tiệc tùng
C. Đối xử tàn nhẫn với nông nô
D. Sống bình đẳng với nông nô
Câu 5: Người Giéc-man không thực hiện hành động nào sau đây khi tràn vào lãnh thổ Rôma?
A. Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ.
B. Thành lập vương quốc Phơ – răng, Ăng – glô Xắc-xông.
C. Chiếm ruộng đất của người Rô-ma cũ chia cho nhau.
D. Thành lập nên các thành thị trung đại.
Câu 6: Chế độ phong kiến châu Âu thời sơ kì trung đại được gọi là chế độ phong kiến phân quyền vì:
A. Chính quyền được phân thành nhiều bộ với những chức năng, nhiệm vụ độc lập.
B. Mỗi lãnh địa như một nước nhỏ, một pháo đài kiên cố, bất khả xâm phạm
C. Nhà vua có quyền lực tối cao nhưng quyền hành của bộ máy giúp việc, đứng đầu là Tể tướng, cũng không nhỏ
D. Có sự phân biệt rõ giữa quyền lập pháp của nhà vua và quyền hành pháp của lãnh chúa
3. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Trường Đại học Bô-lô-na – một trong những trường đại học nổi tiếng được thành lập từ thời trung đại thuộc quốc gia nào ngày nay?
A. Pháp.
B. I-ta-li-a.
C. Đức.
D. Áo.
Câu 2: Cát-ca-xông nằm ở đâu nước Pháp?
A. Miền Bắc
B. Miền Tây
C. Miền Đông
D. Miền Nam
4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1: Năm Chúa Giê-su ra đời được quy ước là năm khởi đầu cho kỉ nguyên nào?
A. Kỉ nguyên âm lịch
B. Kỉ nguyên thời đại
C. Kỉ nguyên dương lịch
D. Kỉ nguyên mới
Câu 2: Một số dấu ấn tiêu biểu của thành thị trung đại còn tồn tại đến ngày nay là:
A. Thành phổ cổ.
B. Trường đại học.
C. Hội chợ.
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 3: Đâu là tên một thành thị ở xã hội phong kiến Tây Âu:
A. Bô-lô-ha.
B. Săm-pa-nhơ.
C. Vê-nê-xi-a.
D. Ox-phớt.
B. PHẦN ĐÁP ÁN
1. NHẬN BIẾT
1. B | 2. C | 3. C | 4. C | 5. A | 6. C | 7. B | 8. C |
9. A | 10. A | 11. C | 12. B | 13. A | 14. B | 15. A | 16. A |
2. THÔNG HIỂU
1. A | 2. D | 3. B |
4. D | 5. D | 6. B |
3. VẬN DỤNG
1. B | 2. D |
4. VẬN DỤNG CAO
1. C | 2. D | 3. C |
--------------- Còn tiếp ---------------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI LỊCH SỬ 7 CÁNH DIỀU
Bộ đề Lịch sử 7 cánh diều biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả
Đề thi Giữa Học kì 2 Lịch sử và Địa lí lớp 7 Kết nối tri thức năm 2022 - 2023 có đáp án
BẢNG MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 - NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC
TT | Chương / chủ đề | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | |||
Phân môn Địa lí | ||||||||||
1 | Chương 4. Châu Mỹ | Bài 13. Vị trí địa lí, phạm vi và việc phát kiến ra châu Mỹ | 1 (0,25) | 1 (0,25) | ||||||
Bài 14. Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ | 1 (0,25) | 1 (0,25) | 1 (0,25) | 1 (2,0) | ||||||
Bài 15. Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở châu Âu | 1 (0,25) | 1 (0,25) | ||||||||
Bài 16. Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ | 2 (0,5) | 1 (0,25) | ||||||||
Bài 17. Đặc điểm dân cư, xã hội ở Trung và Nam Mỹ. Khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn | 1 (0,25) | 1 (0,25) | ||||||||
Tổng số câu hỏi | 6 (1,5) | 4 (1,0) | 2 (0,5) | 1 (2,0) | 0 | 0 | ||||
Tỉ lệ | 15% | 10% | 25% | 0% | ||||||
Phân môn Lịch sử | ||||||||||
1 | Chương 5. Đại Việt thời Lý – Trần – Hồ (1009 – 1407) | Bài 11. Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 – 1225) | 1 (0,25) | 1 (0,25) | ||||||
Bài 12. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077) | 1 (0,25) | 2 (0,25) | ||||||||
Bài 13. Đại Việt thời Trần (1226 – 1400) | 2 (0,5) | 1 (0,25) | ||||||||
Bài 14. Ba lần kháng chiến chóng quân xâm lược Mông – Nguyên | 1 (0,25) | 1/2 (1,0) | 1/2 (1,0) | |||||||
Bài 15. Nước Đại Ngu thời Hồ (1400 – 1407) | 1 (0,25) | 2 (0,5) | ||||||||
Tổng số câu hỏi | 6 (1,5) | 0 | 6 (1,5) | 0 | 0 | 1/2 (1,0) | 0 | 1/2 (1,0) | ||
Tỉ lệ | 15% | 15% | 10% | 10% | ||||||
Tổng hợp chung | 30% | 25% | 35% | 10% |
Phòng Giáo dục và Đào tạo ....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2 Năm học 2022 – 2023
Môn: Lịch sử và Địa lí 7 Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi Giữa học kì 2 Lịch sử và Địa lí lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án - (Đề số 1)
A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
- Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Chủ nhân đầu tiên của châu Mĩ là người thuộc chủng tộc nào dưới đây?
A. Ơ-rô-pê-ô-ít.
B. Nê-grô-ít.
C. Môn-gô-lô-ít.
D. Ôt-xtra-lô-it.
Câu 2. Lãnh thổ Bắc Mĩ kéo dài theo chiều
A. vĩ tuyến.
B. kinh tuyến.
C. xích đạo.
D. vòng cực.
Câu 3. Kiểu khí hậu nào dưới đây chiếm diện tích nhỏ nhất ở Bắc Mĩ?
A. Cận cực.
B. Ôn đới.
C. Cận nhiệt.
D. Nhiệt đới.
Câu 4. Hệ thống núi Cooc-đi-ê nằm ở phía Tây Bắc Mĩ và chạy theo hướng nào dưới đây?
A. Đông - Tây.
B. Bắc - Nam.
C. Tây Bắc - Đông Nam.
D. Đông Bắc - Tây Nam.
Câu 5. Hệ thống Cooc-đi-e ở phía tây Bắc Mĩ có đặc điểm nào sau đây?
A. Cao, đồ sộ, hiểm trở.
B. Chạy dài theo tây bắc.
C. Có nhiều đồng bằng.
D. Đơn độc một dãy núi.
Câu 6. Việc nhập cư đông vào Bắc Mĩ gây khó khăn cho việc
A. Thu hút nhân tài.
B. Giải quyết việc làm.
C. Tạo nguồn lao động.
D. Phát triển nhân lực.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng về dân cư Bắc Mĩ?
- Phân bố không đều trên lãnh thổ.
- Mật độ khác nhau giữa các vùng.
- Hơn 3/4 dân cư sống ở thành thị.
- Phân bố dân cư không thay đổi.
Câu 8. Toàn bộ đồng bằng Pam-pa là
A. Rừng rậm nhiệt đới rộng, mưa nhiều theo mùa.
B. Rừng thưa nhiệt đới rộng, quanh năm mùa khô.
C. Thảo nguyên rộng mênh mông, mưa suốt năm.
D. Thảo nguyên rộng mênh mông, mưa theo mùa.
Câu 9. Trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni có
A. Bán hoang mạc ôn đới.
B. Bán hoang mạc nhiệt đới.
C. Khí hậu núi cao mát mẻ.
D. Rừng rậm nhiệt đới ẩm.
Câu 10. Đồng bằng Ô-ri-nô-cô có
A. Nhiệt độ thấp, mưa ẩm theo mùa, mùa khô ngắn.
B. Nhiệt độ thấp, mưa ẩm quanh năm, mưa rất nhiều.
C. Nhiệt độ cao, mưa ẩm theo mùa, mùa khô kéo dài.
D. Nhiệt độ cao, mưa ẩm theo mùa, mùa mưa kéo dài.
Câu 11. Nơi có mật độ dân cư thấp ở Trung và Nam Mĩ là
A. Nội địa xa biển.
B. Vùng ven biển.
C. Nơi có cửa sông.
D. Ở các cao nguyên.
Câu 12. Rừng A-ma-dôn phân bố ở
A. Lục địa Bắc Mĩ.
B. Lục địa Nam Mĩ.
C. Lục địa Á - Âu.
D. Lục địa Phi.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày sự phân hoá khí hậu Bắc Mĩ. Giải thích sự phân hoá đó.
B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
- Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi quốc hiệu thành
A. Đại Nam.
B. Vạn An.
C. Đại Việt.
D. Vạn Xuân.
Câu 2. Để giữ ổn định vùng biên giới của đất nước, nhà Lý đã thực hiện chính sách gì?
A. Không can thiệp vào tình hình vùng biên giới.
B. Ban cấp ruộng đất cho các tù trưởng dân tộc miền núi.
C. Cho các tù trưởng miền núi tự quản lý vùng đất của mình.
D. Gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi.
Câu 3. Cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý đặt dưới sự lãnh đạo của ai?
A. Lê Duy Vỹ.
B. Lê Quý Đôn.
C. Lê Đại Hành.
D. Lý Thường Kiệt.
Câu 4. Lý Thường Kiệt chọn khúc sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chặn quân Tống xâm lược vì dòng sông này
A. Gần sát với biên giới của nhà Tống.
B. Nằm ở ven biển, có thể chặn giặc từ biển vào.
C. Là biên giới tự nhiên ngăn cách Đại Việt và Tống.
D. Chặn ngang con đường bộ để tiến vào Thăng Long.
Câu 5. Cách kết thúc cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý có điểm gì độc đáo?
A. Chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng.
B. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng.
C. Chủ động đề nghị giảng hoà với quân Tống.
D. Tổ chức Hội thề Đông Quan với quân Tống.
Câu 6. Bộ quốc sử đầu tiên của Đại Việt có nhan đề là gì?
A. Việt Nam sử lược.
B. Đại Việt sử kí.
C. Đại Việt sử kí toàn thư.
D. Đại Nam thực lục.
Câu 7. Bộ luật của Đại Việt được ban hành dưới thời Trần có tên là
A. Quốc triều hình luật.
B. Hoàng Việt luật lệ.
C. Luật Hồng Đức.
D. Luật Gia Long.
Câu 8. Tổ chức quân đội dưới thời Lý và thời Trần có điểm gì giống nhau?
A. Thực hiện nền quốc phòng toàn dân.
B. Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.
C. Xây dựng theo hướng đông đảo, tinh nhuệ.
D. Xây dựng theo hướng cốt đông, không cần tinh nhuệ.
--------------- Còn tiếp --------------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án lịch sử 7 cánh diều (bản word)
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 7 cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint Lịch sử 7 cánh diều, soạn Lịch sử 7 cánh diều
Tài liệu giảng dạy môn Lịch sử THCS