Giáo án và PPT đồng bộ Mĩ thuật 6 cánh diều
Mĩ thuật 6 cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường: …………..
Giáo viên: …………..
Bộ môn: Mĩ thuật 6 cánh diều
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD MĨ THUẬT 6 CÁNH DIỀU
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 11: NGÀY HỘI QUÊ EM (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Kể được tèn một sô lễ hội và hoạt động trong lễ hội ở Việt Nam.
- Nhận biết được các màu nóng, màu tương phản thường xuất hiện trong các lễ hội.
- Nêu được cách vẽ và sử dụng màu sắc phù hợp với đề tài lễ hội.
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật.
- Trân trọng các giá trị văn hoá truyền thóng của dân tộc.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động sưu tầm, chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; chủ động thực hiện nhiệm vụ của bản thân, của nhóm.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Cùng bạn thực hành, thảo luận và trưng bày, nhận xét sản phẩm.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng dụng cụ, vật liệu, giấy màu, hoạ phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm.
+ Năng lực ngôn ngữ: Khả năng trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét, sản phẩm rõ ràng.
- Năng lực mĩ thuật:
+ Nhận biết được các màu nóng, màu tương phản thường xuất hiện trong các lễ hội
+ Nêu được cách vẽ tranh đề tài. Sử dụng được màu sắc phù hợp để vẽ được bức tranh để tài lễ hội.
+ Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật
3. Phẩm chất
-Có ý thức tìm hiểu truyền thống của quê hương, dân tộc thông qua các lễ hội, học tập,
- Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng học tập, tích cực tham gia hoạt động sáng tạo sản phẩm.
- Không tự tiện lấy đồ dùng học tập của bạn; có thái độ không đồng tình với các biểu hiện không đúng.
- Có ý thức bảo quản và sử dụng hợp lý đồ dùng học tập của bản thân, giữ gìn vệ sinh lớp học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Hình ảnh các lễ hội, đoạn clip ngắn về lễ hội, tranh vẽ của HS về lễ hội, bảng màu nóng, màu lạnh, màu tương phản, máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nên có).
2. Đối với học sinh
- SGK, vở thực hành
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức :
- Kiểm tra sĩ số lớp
- Giới thiệu những đồ dùng, vật liệu đã chuẩn bị
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học mới.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đọc câu ca: Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba và hỏi HS câu ca trên nói về lễ hội nào của nước ta ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: lễ hội Đền Hùng
- GV đặt vấn đề: Ngoài lễ hội Đền Hùng, trên đất nước ta còn rất nhiều lễ hội khác nhau ở các vùng miền, lưu giữ những giá trị truyền thống của văn hoá dân tộc. Để tìm hiểu về các lễ hội cũng như vẽ và sử dụng màu sắc phù hợp trong tranh lễ hội, chúng ta cùng tìm hiểu bài học Bài 11 : Ngày hội quê em.
HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (Khám phá)
a. Mục tiêu:
- Kể được tèn một sô lễ hội và hoạt động trong lễ hội ở Việt Nam.
- Nhận biết được các màu nóng, màu tương phản thường xuất hiện trong các lễ hội.
b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh trong SGK Mĩ thuật 6, yêu cầu HS thảo luận theo cặp; GV chiếu đoạn clip ngắn về một số lễ hội, yêu cầu thảo luận theo nhóm
c. Sản phẩm học tập: trình bày nội dung tìm hiểu của HS theo câu hỏi gợi ý, ý kiến thảo luận của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS quan sát hình ảnh trong SGK Mĩ thuật 6, yêu cầu HS thảo luận theo cặp: + Tên một số lễ hội mà em biết + Nêu một số hoạt động mà em biết trong lễ hội. + Màu sắc, trang phục của nhân vật xuất hiện trong lễ hội. + Cảm nhận của em về không khí của lễ hội mà em đã tham gia. + Ý nghĩa của lễ hội. + Nêu tên một số lễ hội khác mà em biết, các hoạt động diễn ra trong lễ hội đó,... - GV cho SH tìm hiệu về một số bức tranh lễ hội và trả lời câu hỏi: + Nội dung của tranh diễn tả hoạt động gì? + Sắp xếp bố cục nhân vật có gì đặc biệt? + Điểm đặc biệt về hình dáng nhân vật và khung cảnh là gì? + Màu sắc của tranh thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu, ghi chép phần tìm hiểu theo các câu hỏi gợi ý. + GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trình bày nội dung đã tìm hiểu. Các HS khác nhận xét, lắng nghe, nhận xét, bổ sung. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. + GV bổ sung thêm | 1. Khám phá - Có rất nhiều lễ hội được tổ chức hằng năm ở Việt Nam. Lễ hội là một sự kiện văn hoá được tổ chức mang tính cộng đồng. - Lễ hội truyền thống bao gồm phần lễ và phần hội. + Phần lễ thường diễn ra ở những nơi trang nghiêm như: trong hoặc trước cửa đình, đền, chùa,... + Phần hội về cơ bản diễn ra nhằm thoả mãn nhu cầu vui chơi giải trí và sáng tạo văn học của con người thông qua các trò chơi dân gian và địa điểm diễn ra thường ở nhữn bãi đất trống, vạt rừng, trên mặt nước ao, hồ, sông, những nơi rộng rãi,... - Lễ hội có màu sắc tươi sáng, rực rỡ thể hiện không khí náo nhiệt, vui tươi. Màu sắc được dụng trong lễ hội thường là màu tương phản, màu nóng. Mỗi lễ hội có một ý nghĩa riêng. - Tranh dân gian Đông Hồ có nội dung để tài phong phú, trong đó có đề tài lễ hội với các tranh như: Đấu vật, Rước rồng… miêu tả các hoạt động sôi nổi diễn ra trong lễ hội. - Tranh sử dụng lối bố cục đồng hiện, các nhân vật được dàn đều trên tranh, sắp xếp hình ảnh không theo trật tự xã gìn, không gian trong tranh ước lệ tượng trưng, màu sắc tươi vui, dùng các nét viền đậm, cô đọng để diễn tả hình dáng và chi tiết. |
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (Sáng tạo, thảo luận)
a. Mục tiêu: trình bày được ý tưởng cho bài vẽ tranh, lựa chọn được nội dung phù hợp vẽ bức tranh về đề tài lễ hội ; trưng bày, giới thiệu và nêu được cảm nhận về sản phẩm
b. Nội dung: Hướng dẫn HS tìm ý tưởng sáng tạo cho sản phẩm tranh vẽ, tổ chức ch HS thực hành sáng tạo sản phẩm, hướng dẫn trưng bày, chia sẻ và nhận xét về tranh vẽ.
c. Sản phẩm học tập: ý tưởng bài vẽ tranh, tranh vẽ về đề tài, thông tin chia sẻ về sản phẩm tranh vẽ, ý kiến trao đổi nhóm, thảo luận, nhận xét
d. Tổ chức thực hiện:
------------------- Còn tiếp -------------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT MĨ THUẬT 6 CÁNH DIỀU
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!
Ai nhanh trí hơn?
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba
Câu ca trên nói về lễ hội nào của nước ta?
Đáp án: LỄ HỘI ĐỀN HÙNG
BÀI 11: NGÀY HỘI QUÊ EM (2 Tiết)
NỘI DUNG BÀI HỌC
1. KHÁM PHÁ
Quan sát hình ảnh lễ hội trong SGK:
Hoạt động nhóm
Dựa vào các hình ảnh vừa quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Kể tên một số lễ hội mà em biết
+ Nêu một số hoạt động mà em biết trong lễ hội.
+ Màu sắc, trang phục của nhân vật xuất hiện trong lễ hội?
Quan sát một số bức tranh vẽ về đề tài lễ hội và trả lời:
- Nội dung của tranh diễn tả hoạt động gì?
- Sắp xếp bố cục nhân vật có gì đặc biệt?
- Điểm đặc biệt về hình dáng nhân vật và khung cảnh là gì?
- Màu sắc của tranh như thế nào?
Quan sát tranh dân gian Đông Hồ và cho biết:
- Nội dung tranh diễn tả hoạt động gì?
- Cách sắp xếp xa gần trong tranh
- Em cảm nhận gì về màu sắc của tranh?
- Có rất nhiều lễ hội được tổ chức hằng năm ở Việt Nam. Lễ hội là một sự kiện văn hoá được tổ chức mang tính cộng đồng.
- Lễ hội truyền thống bao gồm phần lễ và phần hội.
- Lễ hội có màu sắc tươi sáng, rực rỡ thể hiện không khí náo nhiệt, vui tươi, sử dụng lối bố cục đồng hiện, các nhân vật được dàn đều trên tranh.
- Tranh dân gian Đông Hồ có nội dung đề tài lễ hội phong phú như: Đấu vật, Rước rồng… miêu tả các hoạt động sôi nổi diễn ra trong lễ hội.
2. SÁNG TẠO
------------------- Còn tiếp -------------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM MĨ THUẬT 6 CÁNH DIỀU
Bộ trắc nghiệm Mĩ thuật 6 cánh diều tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao + trắc nghiệm đúng/sai + câu hỏi trả lời ngắn
BÀI 11. NGÀY HỘI QUÊ EM
(28 câu)
1. NHẬN BIẾT (9 câu)
Câu 1. Các lễ hội truyền thống của nước ta thường được tổ chức vào thời gian nào?
A. Mùa Xuân
B. Mùa Hạ
C. Mùa Thu
D. Mùa Đông
Câu 2. Một lễ hội truyền thống thường bao gồm mấy phần?
A. 3 phần: phần lễ, phần hội, phần trò chơi dân gian
B. 2 phần: phần lễ và phần hội
C. 2 phần: phần hội và phần trò chơi
D. Không có khung chương trình rõ ràng
Câu 3. Các trò chơi được tổ chức trong lễ hội thường là:
A. Trò chơi mạo hiểm
B. Trò chơi điện tử
C. Trò chơi dân gian
D. Cả A, B, C
Câu 4. Trò chơi dân gian được hình thành từ khi nào?
A. Từ thế kỉ X.
B. Từ thế kỉ VII.
C. Từ thời xa xưa.
D. Từ trong truyền thuyết.
Câu 5. Đâu là một trò chơi dân gian:
A. Múa sư tử.
B. Nhảy sạp.
C. Rồng rắn lên mây.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 6. Hội Lim là lễ hội truyền thống của địa phương nào?
A. Bắc Giang
B. Bắc Ninh
C. Hà Nội
D. Hà Giang
Câu 7. Ý nào dưới đây là đúng khi nói về trò chơi dân gian:
A. Có từ thời xa xưa.
B. Được truyền lại đến ngày nay.
C. Chủ đề trò chơi dân gian được thể hiện trong nhiều dòng tranh dân gian giúp bảo tồn, phát huy những giá trị nghệ thuật qua nhiều thế hệ.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 8. Bức tranh với đề tài lễ hội cần làm nổi bật
A. Phông nền của lễ hội
B. Hoạt động của nhân vật trên phông nền lễ hội
C. Các yếu tố thời tiết
D. Cảnh vật minh họa cho lễ hội
Câu 9. Lễ hội thường diễn ra ở đâu?
A. Trên một khoảng đất rộng trong làng
B. Trong khuôn viên làng, xã
C. Tại các không gian sinh hoạt cộng đồng như đình, chùa,…
D. Tại nhà văn hóa thôn, xóm
2. THÔNG HIỂU (9 câu)
Câu 1. Đâu không phải là một trò chơi dân gian:
A. Ô ăn quan.
B. Trồng nụ trồng hoa.
C. Cướp cờ.
D. Đẩy gậy.
Câu 2. Khi thể hiện dáng người, đặc điểm trong trò chơi dân gian cần chú ý điều gì?
A. Động tác, mối quan hệ tương quan giữa tỉ lệ giữa đầu, thân, tay, chân sao cho hài hòa, thuận mắt.
B. Biểu cảm bộc lộ sự thoải mái và vui vẻ của người chơi.
C. Cả A và B đều đúng,
D. Cả A và B đều sai.
Câu 3. Đâu là tên một sản phẩm mĩ thuật thuộc dòng tranh dân gian Đông Hồ:
A. Tứ bình.
B. Bịt mắt bắt dê.
C. Ngũ hổ.
D. Hội bài chòi.
Câu 4. Ý nghĩa của trò chơi dân Bịt mặt bắt dê được thể hiện trong tranh dân gian Đông Hồ là:
A. Rèn luyện khả năng phối hợp đồng đội và di chuyển linh hoạt.
B. Là trò chơi vận động bổ ích, rèn luyện thính giác.
C. Là trò chơi có khả năng định hướng âm thanh cho trẻ.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5. Đâu không phải là một đặc điểm của dòng tranh Đông Hồ?
A. Các nhân vật có tỉ lệ tương đương với nhau, nhân vật xa ở phía trên, nhân vật gần ở phía dưới
B. bố cục theo hình chữ nhật, thể hiện tính quy củ, có trật tự.
C. Các mảng hình trong tranh thường được kết hợp sinh động liên kết tạo thành một kết cấu chặt chẽ trong các khuôn hình chữ nhật lúc ngang.
D. Được in trên chất liệu giấy điệp
Câu 6. Trò chơi tăng cường tốc độ, sự cân bằng, sức chịu đựng và sức bật, củng cố, tèn luyện tính chuẩn xác, tính linh hoạt và tính nhịp nhàng là:
A. Nhảy bao bố.
B. Rồng rắn lên mây.
C. Nhảy dây.
D. Đẩy gậy
------------------- Còn tiếp -------------------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI MĨ THUẬT 6 CÁNH DIỀU
Bộ đề cả năm Mĩ thuật 6 cánh diều biên soạn đầy đủ gồm: đề thi + hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả kĩ thuật
------------------- Còn tiếp -------------------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án Mĩ thuật 6 sách cánh diều
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Mĩ thuật 6 cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint Mĩ thuật 6 cánh diều, soạn Mĩ thuật 6 cánh diều