Giáo án và PPT đồng bộ Toán 3 cánh diều

Toán 3 cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án và PPT đồng bộ Toán 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Toán 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Toán 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Toán 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Toán 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Toán 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Toán 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Toán 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Toán 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Toán 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Toán 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Toán 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Toán 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Toán 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Toán 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Toán 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Toán 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Toán 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Toán 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Toán 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Toán 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Toán 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Toán 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Toán 3 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Trường:…………..

Giáo viên:

Bộ môn: Toán 3 Cánh diều 

PHẦN 1:  SOẠN GIÁO ÁN WORD TOÁN 3 CÁNH DIỀU 

Bài 15: GAM (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Sau bài học này, HS sẽ:

- Nhận biết được gam là đơn vị đo khối lượng; đọc, viết tên và kí hiệu của nó. Cảm nhận được 1g. Biết 1 kg = 1000 g 

- Thực hiện được các phép tỉnh với các số đo kèm theo đơn vị đo là gam và ki-lô-gam. Vận dụng giải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống. 

- Thực hành ước lượng, cản một số đồ vật với đơn vị đo gam, ki-lô-gam.

2. Năng lực:

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề. Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. Phát triển hả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp  liên môn giữa môn Toán và các môn khác như: Vật Lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Tin học, Công nghệ, Lịch sử, Nghệ thuật,..; tạo cơ hội để HS được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn.

Năng lực riêng: 

- Thông qua việc quan sát, nhận biết đơn vị đo khối lượng gam; thực hiện các phép tính kèm theo đơn vị đo là gam, HS có cơ hội được phát triển NL tu duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.

- Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.

- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 3.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

- Một chiếc cân đĩa hoặc cân điện tử/cân đồng hồ có thể cân được một số đồ vật nhỏ với đơn vị đo là gam; 

- Một đồ vật trong bộ đồ dùng học toán nặng khoảng 1g. 

- Hai gói đường 500 g, một gói muỗi 1 kg. 

b. Đối với học sinh

- SHS Toán 3 CD

- Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV (bút, thước, tẩy,..)

- Mỗi nhóm chuẩn bị một đồ vật cân nặng khoảng 1g (đồng xu, cúc áo, nắp chai,...). 

+ HS tìm hiểu trước ở nhà một số thông tin về cân nặng của một số vật dụng thông qua thông tin trên bao bì (ví dụ: tuýp kem đánh răng 120g, một cái xúc xích 40g, ...).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: 

- Gợi nhớ lại cho HS về cân và đơn vị đo khối lượng ki-lô – gam.

- Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò, vui vẻ của HS trước khi bước vào bài học.

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK, nói cho bạn nghe thông tin về bức tranh:

 

A box and package on a table

Description automatically generated

- GV dẫn dắt, giới thiệu: Các em đã học đơn vị đo khối lượng là ki-lô-gam (kg) ở lớp 2. Trong cuộc sống, chúng ta có thể dùng đơn vị kg để xác định cân nặng của một số đồ vật nhẹ như đồng xu, khuy áo, cục tẩy,.. được không? Khi đó chúng ta phải làm thế nào để xác định được khối lượng của chúng? Để giải đáp thắc mắc này, chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung bài hôm nay:

Gam (GV đọc và viết)

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

a. Mục tiêu:

- Biết gam là một đơn vị đo khối lượng; đọc, viết tên, kí hiệu của nó, biết 1kg = 1000g và 1000g = 1kg.

b. Cách tiến hành:

HĐ1: Nhận biết 1g

- GV dẫn nhập vào bài học: Hôm trước, các em đã tìm hiểu ở nhà thông tin về cân nặng của một số đồ vật, hãy chia sẻ với các bạn: 

+ HS chia sẻ một số thông tin đã tìm hiểu.

 

GV giới thiệu: gam là một đơn vị đo khối lượng, gam viết tắt là g. (GV viết và đọc).

- GV cho HS cảm nhận về cân nặng 1g:

+ HS lấy đồ vật cân nặng khoảng 1g, nâng trên bàn tay cảm nhận 1g. (GV chuẩn bị trước một đồng xu, hay khối lập phương, miếng bìa, ...).

 

+ HS chia sẻ trong nhóm, đưa cho bạn cầm những đồ vật nặng khoảng 1g đã chuẩn bị. 

+ GV đặt câu hỏi để một số HS chia sẻ trước lớp.

- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK hoặc trên màn chiếu và nghe GV giới thiệu về cái cân và bộ quả cân.

A diagram of a table and weights

Description automatically generated

+ GV cho HS đồng thanh khối lượng các quả cân.

 

HĐ2: Nhận biết 1 kg = 1000 g.

- GV tổ chức cho HS thực hiện theo nhóm, cầm gói muối và ước lượng gói muối cân nặng bao nhiêu gam? 

- GV đặt gói muối lên cân, HS đọc cân nặng (500 g). GV đặt tiếp một gói muối nữa lên cân, HS đọc 1000 g. 

- GV hướng dẫn HS, trong thực tế hiện nay, cân nặng thường được ghi trên bao bì sản phẩm. GV cho HS tìm thông tin trên gói muối và đọc.

- Tương tự, HS xem thông tin trên gói đường có cân nặng 1 kg, đặt lên cân để nhận ra 1 kg = 1 000 g.

- GV dẫn dắt, chốt lại: 1kg = 1000g; 1000 g = 1kg. ( GV đọc và viết bảng).

 

C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: 

- HS thực hiện các phép tính với các số đo kèm theo đơn vị đo là mi-li-mét, vận dụng giải quyết các bài tập.

b. Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1

- GV cho HS quan sát hình ảnh, đọc, xác định yêu cầu đề và hoàn thành bài.

A scale and a basket of oranges

Description automatically generated 

+ Câu a: GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, rồi nói cho bạn nghe cân nặng của túi tỏi, túi chanh, túi cà chua với đơn vị khối lượng là gam.

+ Câu b: Hai bạn cùng bàn trao đổi so sánh khối lượng của 3 túi trên rồi cho biết túi nào nặng nhất.

- GV mời đại diện một vài HS trình bày kết quả. 

 

 

 

 

 

- GV cho lớp nhận xét, chữa bài. GV chú ý cho HS lỗi sai khi thực hiện đọc khối lượng với đơn vị gam.

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc, xác định yêu cầu BT2 trước lớp.

A question mark in a pink box

Description automatically generated

- GV cho HS thực hành tính toán, chuyển đổi với các đơn vị đo khối lượng đã học; đổi vở kiểm tra kết quả và nói cho bạn nghe cách làm.

- GV mời 3 HS trình bày kết quả. 

 

 

 

 

 

- GV chữa bài cho lớp, lưu ý HS lỗi sai dễ mắc khi thực hiện đổi đơn vị.

 

 

Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3

- GV trình chiếu Slide đề bài. GV mời 1 HS đứng dậy đọc đề bài, tìm hiểu bài toán, nêu cách làm.

A black text on a white background

Description automatically generated

+ GV hướng dẫn và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

+ GV cho HS tự tóm tắt vào vở.

+ GV đặt câu hỏi, HS nêu cách làm: Để tìm quả đu đủ thứ hai, biết quả đu đủ thứ hai nhẹ hơn quả thứ nhất 100g Ta thực hiện phép tính gì?

- GV cho HS thảo luận cặp đôi hoàn thành bài toán.

- GV yêu 2 HS trình bày lời giải.

 

 

 

 

 

- GV cho lớp nhận xét, chữa bài. GV đánh giá, nhận xét quá trình hoàn thành bài của HS.

 

Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT4

- GV trình chiếu Slide đề bài. GV mời 1 HS đứng dậy đọc đề bài, xác định yêu cầu bài:

A red apple with a green leaf

Description automatically generatedA fish with a question mark

Description automatically generated

A blue bicycle with brown wheels

Description automatically generatedA strawberry with a question mark

Description automatically generated

- GV cho HS ước lượng rồi chọn đơn vị đo khối lượng thích hợp.

(GV yêu cầu HS giải thích được cách lựa chọn của mình cho bạn nghe).

- GV mời đại diện 4 trình bày kết quả.

 

 

- GV chốt lại cách đọc, ghi số đo khối lượng thích hợp với mỗi đồ vật được minh họa trong hình vẽ.

- GV mở rộng hoạt động: tổ chức cho HS ước lượng một số đồ vật khác trong thực tế và chia sẻ theo nhóm bàn (chẳng hạn: viên tẩy của mình cân nặng khoảng 10g,...)

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: 

- HS luyện tập, thực hành để biết cách ước lượng và dùng cân xác định cân nặng của một số đồ vật và đọc khối lượng với đơn vị gam.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn, tổ chức chia nhóm cho HS thực hiện BT4: Thực hành ước lượng cân nặng của một số đồ vật và dùng cân kiểm tra lại, nêu kết quả đo.

A cartoon of kids sitting at a table

Description automatically generated

- GV cho HS thực hành sử dụng cân đồng hồ hoặc cân điện tử (có thể cân với đơn vị là gam) để cân một số đồ vật.

- GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm 4:

+ HS cân từng đồ vật (khoảng 4 đồ vật)

+ GV điều hành, tổ chức cho HS sử dụng kĩ thuật "Trạm học tập": Đại diện nhóm ghi kết quả trên phiếu. Các nhóm để phiếu tại góc của mình và di chuyển vòng quanh để xem kết quả của các nhóm khác.

 

 

 

 

+ GV đặt câu hỏi để các nhóm chia sẻ những nhận xét và kinh nghiệm rút ra khi thực hành cân.

* CỦNG CỐ

- GV đặt câu hỏi: 

+ Hôm nay, em biết thêm được điều gì?

+ Các em đã được học đơn vị đo khối lượng là gam, ki-lô-gam, theo các em khi nào chúng ta dùng đơn vị đo là gam? Khi nào dùng đơn vị đo là ki-lô-gam? 

(HS trả lời, chẳng hạn: những vật nhẹ ta dùng đơn vị gam). 

+ Gam và ki-lô-gam có thể được nhìn thấy ở khắp mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta. Khi đi siêu thị, đi chợ, các em có thể vận dụng kiến thức đã học để ước lượng rồi đọc thông tin trên nhãn mác để kiểm tra.

- GV đánh giá việc vận dụng kiến thức của HS qua trò chơi sau:

Câu 1. Chọn câu trả lời đúng:

A. Một con vịt cân nặng khoảng 4g.

B. 1 kg sắt nặng hơn 1 kg bông.

C. Một quyển sách Toán cân nặng khoảng 200 kg.

D. Một quả bóng bàn cân nặng khoảng 3g. 

Câu 2. Viết kg hay g vào chỗ chấm:

a) 5 hạt đậu đen nặng 1 ….

b) Quả thanh long nặng 1….

c) Quả chuối nặng 200 ….

Câu 3. 

a) 2 kg = …g

5 kg = … g

b) 3 000 g = … kg

7000 g = … kg

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh, chia sẻ thông tin cho  bạn nghe theo nhận thức của mình.

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe để nhận ra động cơ học tập.

 

 

- HS chú ý lắng nghe, ghi vở và đồng thanh tên bài: Gam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe, và chia sẻ yêu cầu đã được giao:

VD: Tuýp kem đánh răng cân nặng 120g, một cái xúc xích cân nặng 40g…

- HS chú ý lắng nghe và ghi vở. Sau đó cả lớp đồng thanh.

 

- HS quan sát, thực hiện theo yêu cầu của GV để tiếp nhận kiến thức. 

 

 

- HS hoạt động nhóm, thực hiện yêu cầu và có cảm nhận về đồ vật nặng 1g. 

 

- HS quan sát hình vẽ, chú ý lắng nghe tiếp nhận kiến thức.

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, ghi vở, đồng thanh.

 

 

- HS có thể trả lời các kết quả khác nhau: 300 g, 500 g, 700 g, .... 

 

- HS giơ tay trả lời, cả lớp đồng  thanh.

 

- HS quan sát, tìm thông tin và xác định khối lượng sản phẩm.

 

 

 

 

- HS tiếp nhận kiến thức, đồng thanh, ghi vở.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS giơ tay đọc đề và xác định yêu cầu. 

 

 

 

- HS thực hiện đọc kết quả đo và nói cho bạn cùng bàn nghe cân nặng của túi tỏi, túi chanh, túi cà chua với đơn vị gam.

 

- Hai bạn cùng bàn trao đổi, đưa ra kết luận túi nào nặng nhất.

Kết quả:

a) Túi tỏi nặng: 130g

Túi chanh: 450g

Túi cà chua: 820g

b) Vì 130 < 450 < 820 

Túi cà chua nặng nhất.

- Lớp chú ý nhận xét và chữa lại bài vào vở. HS rút kinh nghiệm.

 

 

- HS giơ tay đọc, xác định yêu cầu đề.

 

- HS suy nghĩ, thực hiện hoàn thành BT2 vào vở cá nhân, sau đó đổi vở kiểm tra chéo và nói cho nhau nghe cách làm của mình.

- HS giơ tay trình bày kết quả:

a) 1 kg = 1000 g

1000 g = 1 kg.

b) 356g + 400g = 756g

1000g – 500g = 500g

 8g 6 = 48g

 30g : 5 = 6g

- HS chú ý lắng nghe và chú ý ghi nhớ, rút kinh nghiệm.

 

 

- HS chú ý theo dõi, lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.

- HS đọc đề và giơ tay trả lời câu hỏi.

- HS hoạt động cặp đôi, trao đổi, hoàn thành bài, sau đó kiểm tra chéo đáp án.

- HS giơ tay phát biểu, trình bày kết quả:

Tóm tắt:

Quả thứ nhất nặng: 1kg.

Quả thứ hai nhẹ hơn quả thứ nhất: 100 g

Quả thứ hai nặng: ... kg?

Giải:

1 kg = 1000g

Quả đu đủ thứ hai nặng số gam là:

1000g - 100g = 900g

Đáp số: 900 gam.

- HS chú ý nghe, rút kinh nghiệm bài sau.

 

 

- HS chú ý nghe, quan sát và xác định yêu cầu BT4.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ, nói cho bạn nghe kết quả của mình.

- Kết quả:

Quả táo: 100g; 

Con cá: 850g; 

Xe đạp: 12kg;

Dâu tây: 10g.

- HS chú ý lắng nghe, chữa bài.

 

- HS trao đổi, thực hành mở rộng kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

-  HS chú ý nghe, thành lập nhóm và thực hiện theo yêu cầu của GV.

 

 

 

 

- HS nhớ lại cách cân đồ vật và cách đọc số đo. 

- HS thực hành theo nhóm 4 thực hành cân các đồ vật và hoàn thành vào bảng sau:

Tên đồ vật

Cân nặng

 

 

 

 

 

 

 

 

 - HS chú ý nghe, tập trung thực hiện yêu cầu dưới sự điều hành của GV.

- HS thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm.

 

 

- HS giơ tay trình bày câu trả lời.

- HS trao đổi, thảo luận giơ tay phát biểu.

 

- Hs tham gia trò chơi dưới sự điều hành, tổ chức của GV.

 

 

 

- HS tham gia trò chơi hoàn thành bài tập.

Câu 1. D

 

 

 

Câu 2.

a) 5 hạt đậu đen nặng 1 g

b) Quả thanh long nặng 1 kg

c) Quả chuối nặng 200 g

 Câu 3. 

a) 2 kg = 2000 g

5 kg = 5000 g

b) 3 000 g = kg

7000 g = 7 kg

-----------Còn tiếp-----------

PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT TOÁN 3 CÁNH DIỀU 

ÔN TẬP VỀ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1 000

(2 Tiết)

KHỞI ĐỘNG

nhớ bài lâu hơn?

Đếm từ 1 đến 10

Đếm theo chục từ 10 đến 100

Đếm theo trăm từ 100 đến 1000

Nội dung

Điền số thích hợp

Hoạt động cặp đôi

Quan sát tranh, thực hiện yêu cầu sau:

  1. a) Nêu tên bạn thu gom được nhiều vỏ chai nhựa nhất?
  2. b) Nêu tên các bạn thu gom số lượng vỏ chai nhựa theo thứ tự từ nhiều đến ít.

Quan sát hình ảnh, ước lượng số ong và số bông hoa

Em hãy ước lượng số ong và số bông hoa trong hình

Quan sát hình ảnh, ước lượng số ong và số bông hoa

VẬN  DỤNG

Số ghế ghi trên vé biểu diễn xem ca nhạc của bố và Ngọc là 231 và 232. Em hãy chỉ dẫn giúp 2 bố con Ngọc tìm được ghế của mình.

Hướng dẫn

Tìm ghế:

Bước 1: Bố và Ngọc kiểm tra lại số ghế ngồi của mình.

Bước 2: Tiến tới ghế đầu tiên của dãy đầu tiên, kiểm tra số của chiếc ghế đó, số 231 → Tìm được ghế của bố.

Bước 3: Đọc số ghế bên cạnh của bố là số 232 → Tìm được ghế của Ngọc.

Trò chơi “Đúng hay sai”

Hướng dẫn:

Giáo viên đọc câu hỏi, hô to: “Đúng hay sai?” thì HS sẽ đồng loạt giơ tay.

Quy ước: Xòe bàn tay là đúng, nắm bàn tay là sai.

Câu 1. Số 564 có 6 chục. Đúng hay sai?

Câu 2. Số 456 đứng sau số 455. Đúng hay sai?

Câu 3. Số 703 được viết là 703 = 700 + 30 + 0. Đúng hay sai?

Câu 4. Số 786 lớn hơn số 867. Đúng hay sai?

Câu 5. Dãy số 435, 467, 439 sắp xếp theo thứ tự tăng dần. Đúng hay sai?

Câu 6. Mẹ mua 100 quả cam, bố được tặng 75 quả cam. Nhà em có 175 quả cam. Đúng hay sai?

Câu 7. 112 lớn hơn 121. Đúng hay sai?

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn tập lại kiến thức đã học

Hoàn thành bài tập trong SBT

Đọc trước bài sau: Ôn tập về phép cộng và phép trừ trong phạm vi 1 000

-----------Còn tiếp-----------

PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM

1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM TOÁN 3 CÁNH DIỀU 

Bộ trắc nghiệm Toán 3 Cánh diều tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao

CHƯƠNG I: BẢNG NHÂN, BẢNG CHIA

BÀI 6: BẢNG NHÂN 3 

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: 3 được lấy 2 lần là

A.

B.

C.

D.

Câu 2: 3 được lây 4 lần bằng

A. 10

B. 9

C. 12

D. 15

Câu 3: Kết quả phép tính

A.  9 kg

B. 6 kg

C. 12 kg

D. 3 kg

Câu 4: Kết quả của phép tính

A. 12

B. 24

C. 27

D. 26

Câu 5: Phép tính nào có kết quả bằng 21

A.

B.

C.

D.

Câu 6:  Phép tính nào có kết quả nhỏ nhất

A.

B.

C.

D.

Câu 7: Phép tính nào có kết quả nhỏ nhất

A.

B.

C.

D.

Câu 8: Phép tính nào đúng?

A.  3 kg x 9 = 24 kg

B.  3 dm x 10 = 30 cm

C.  3 cm x 5 =15 cm

D. 3 g x 8 = 21 g

Câu 9: Phép tính nào sai?

A. 3 kg x 5 = 15 kg

B. 3 dm x 2 = 6 dm

C.  3 cm x 5 = 18 cm

D. 3 kg  x 9 = 27 kg

Câu 10: Cho biết . Dấu thích hợp điền vào chỗ chấm là

A. >

B. <

C. = 

D. Không so sánh được

Câu 11:  Phép tính mô tả tranh là

A picture containing graphical user interface

Description automatically generated

A.

B.

C.

D.

Câu 12: Quan sát tranh và chọn phép tính thích hợp

Graphical user interface, website

Description automatically generated

A.

B.

C.

D.

Câu 13: Cho các số 3; 6;…; 12; …; 18; 21. Hai số điền vào chỗ chấm là

A.  9 và 18

B. 6 và 15

C. 9 và 15

D. 6 và 12

Câu 14: Thừa số còn thiếu trong phép tính

A. 9

B. 8

C. 7

D. 6

Câu 15: Thừa số còn thiếu trong phép tính

A. 9

B. 8

C. 7

D. 6

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1:  Mỗi đĩa chuối có 3 quả chuối. Hỏi 8 đĩa như vậy có bao nhiêu quả chuối

A. 23

B. 24

C. 25

D. 26

Câu 2: Lớp 3A có 3 tổ, mỗi tổ có 10 bạn. Hỏi lớp 3A có bao nhiêu bạn?

A. 20

B. 30

C. 40

D. 25

Câu 3: Cho dãy các số 24; 27; …; 33; 36; …42. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là

A.  32 và 39

B. 30 và 39

C. 33 và 35

D. 21 và 36

Câu 4: Cho bài toán “Một hộp có 3 cái bánh. Mẹ mua 9 hộp bánh như vậy. Hỏi mẹ đã mua bao nhiêu cái bánh?” Phép tính đúng cho bài toán là

A.

B.

C.

D.

Câu 5: Kết quả của phép tính

A. 18

B. 21

C. 27

D. 24

------Còn tiếp-----------

2. TRỌN BỘ ĐỀ THI TOÁN 3 CÁNH DIỀU 

Bộ đề Toán 3 Cánh diều biên soạn đầy đủ gồm: đề thi + hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực và cấp độ tư duy, bảng đặc tả kĩ thuật

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN TOÁN – LỚP 3 CÁNH DIỀU

Năng lực, phẩm chấtSố câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Số và phép tính: Cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 1 000.

Số câu

2

 

2

2

 

1

4

3

Số điểm

1 (mỗi câu 0,5 điểm)

 

1 (mỗi câu 0,5 điểm)

2,5 (1 câu 1 điểm, 1 câu 1,5 điểm)

 

1 (điểm)

2

3,5

Giải bài toán bằng hai phép tính

Số câu

 

 

 

1

 

 

 

1

Số điểm

 

 

 

1

 

 

 

1

Đại lượng và đo các đại lượng: Các đơn vị đo độ dài, đo nhiệt độ. Xem đồng hồ.

Số câu

1

 

1

1

 

 

2

1

Số điểm

0,5

 

0,5

1

 

 

1

1

Hình học: điểm, đoạn thẳng, hình tam giác, hình tròn, hình tứ giác, khối hộp chữ nhật, khối lập phương

Số câu

1

 

 

1

 

 

1

1

Số điểm

0,5

 

 

1

 

 

0,5

1

Tổng

Số câu

4

 

3

5

 

1

7

6

Số điểm

2

 

1,5

5,5

 

1

3,5

6,5

ĐỀ THI HỌC KÌ I  NĂM HỌC 2022 - 2023

MÔN: TOÁN – LỚP 3 CÁNH DIỀU

Phần 1. Trắc nghiệm

Câu 1. 55 oC được đọc là:

A. Năm mươi độ xê

B. Năm mươi năm độ xê

C. Năm lăm độ xê

D. Năm mươi lăm độ xê

Câu 2. Cho hình vẽ:

Toán lớp 3 Cánh Diều

Góc trong hình là:

A. Góc không vuông đỉnh Q, cạnh QR, RS.

B. Góc không vuông đỉnh R, cạnh RQ, RS

C. Góc vuông đỉnh R, cạnh RQ, RS

D. Góc không vuông đỉnh S, cạnh SR, RQ.

Câu 3. Một miếng bìa hình vuông có cạnh dài 30 cm. Hỏi chu vi của miếng bìa đó là bao nhiêu đề - xi – mét?

A. 6 cm

B. 120 cm

C. 60 dm

D. 12 dm

Câu 4. Bố năm nay 40 tuổi, tuổi của bố gấp 5 lần tuổi của con. Hỏi sau 5 năm nữa, con bao nhiêu tuổi?

A. 10 tuổi

B. 12 tuổi

C. 13 tuổi

D. 14 tuổi

Câu 5. Đàn gà nhà Hòa có 48 con. Mẹ đã bán  số con gà. Hỏi đàn gà nhà Hòa còn lại bao nhiêu con?

A. 40 con

B. 42 con

C. 6 con

D. 41 con

Câu 6. Con lợn cân nặng 50 kg, con ngỗng nặng 5 kg. Con lợn cân nặng gấp con ngỗng số lần là:

A. 5 lần

B. 10 lần

C. 45 lần

D. 55 lần

Câu 7. Độ dài đoạn thẳng AB là

Toán lớp 3 CD

A. 17 mm

B. 20 mm

C. 15 mm

D. 18 mm

Phần 2. Tự luận

Câu 8. Đặt tính rồi tính:

a) 217 × 6

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

b, 854 : 7

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 9: Tính giá trị biểu thức:

a) 157 × 3 – 78

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................b) (222 + 180) : 6

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 10. Quan sát hình và trả lời câu hỏi.

Toán lớp 3 CD kì 1

Trong hình tứ giác ABCD có mấy góc vuông và mấy góc không vuông?

..................................................................................................................

a) Viết tên đỉnh các góc vuông?

..................................................................................................................

b) Viết tên đỉnh các góc không vuông?

..................................................................................................................

Câu 11. Điền vào chỗ trống

Đề thi Toán lớp 3 học kì 1 Cánh Diều năm 2022-2023

Minh đá bóng lúc …….giờ …….phút chiều?

Câu 12. Bác Nghiêm thu hoạch được 72 trái sầu riêng. Bác chia đều số trái sầu riêng đó vào 6 rổ. Hỏi mỗi rổ có bao nhiêu trái sầu riêng?

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 13: Tìm số có 2 chữ số đều là số lẻ. Biết hiệu 2 chữ số là 6 và thương của chúng là 3.

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

------Còn tiếp-----------

Giáo án và PPT đồng bộ Toán 3 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Toán 3 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt, nhiều trò chơi để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN

1. Với toán, Tiếng Việt

  • Giáo án: word 300k/môn - Powepoint 400k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 550k/môn

2. Với các môn còn lại:

  • Giáo án: word 200k/môn - Powepoint 300k/môn
  • Trọn bộ Word + PPT: 400k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:

  • Giáo án: word 700k - Powerpoint 800k
  • Trọn bộ word + PPT: 900k

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án toán 3 cánh diều (bản word)

Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Toán 3 cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint Toán 3 cánh diều, soạn Toán 3 cánh diều

Tài liệu giảng dạy môn Toán Tiểu học

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay