Giáo án và PPT KHTN 6 chân trời Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất. Thuộc chương trình Khoa học tự nhiên 6 (Hoá học) chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Hoá học 6 chân trời sáng tạo
BÀI 8: SỰ ĐA DẠNG VÀ CÁC THỂ CƠ BẢN CỦA CHẤT
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV tổ chức trò chơi và giao nhiệm vụ:
+ Quan sát mẫu các chất và đưa ra kết luận về trạng thái của chất.
+ Đưa ra kết luận chất tồn tại ở các thể nào?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. SỰ ĐA DẠNG CỦA CHẤT
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng của chất
HS quan sát hình 8.1 trên màn hình theo nhóm một cách tổng quát đến chi tiết để liệt kê được càng nhiều vật thể có trong hình càng tốt.
+ Phân biệt vật thể tự nhiên và nhân tạo
Sản phẩm dự kiến:
- Những gì tồn tại xung quanh chúng ta gọi là vật thể. Các vật thể đều do một hoặc nhiều chất tạo nên. Mỗi chất có thể tạo nên nhiều vật thể và mỗi vật thể có thể được tạo nên từ nhiều chất khác nhau.
- Có các loại vật thể sau:
+ Vật thể tự nhiên: là những vật thể có sẵn trong tự nhiên.
+ Vật thể nhân tạo: là những vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống.
+ Vật hữu sinh (vật sống) là vật thể có các đặc trưng sống.
+ Vật vô sinh (vật không sống) là vật thể không có các đặc trưng sống
2. CÁC THỂ CƠ BẢN CỦA CHẤT
Hoạt động 2: Tìm hiểu các thể cơ bản của chất
GV chiếu hình ảnh 8.2 yêu cầu HS quan sát và thảo luận hoàn thành thông tin bảng 8.1 trong SGK.
+ Nhận xét đặc điểm thể rắn, thể lỏng và thể khí của chất.
+ Hãy kể ít nhất hai chất ở mỗi thể rắn, lỏng,, khí mà em biết.
Sản phẩm dự kiến:
- Chất tồn tại ở ba thể: rắn, lỏng, khí (hơi).
- Đặc điểm cơ bản ba thể của chất:
+ Thể rắn: các hạt liên kết chặt chẽ, có hình dạng và thể tích xác định, rất khó nén.
+ Thể lỏng: các hạt liên kết không chặt chẽ, có hình dạng không xác định, có thể tích xác định, khó bị nén.
+ Thể khí/hơi: các hạt chuyển động tự do, có hình dạng và thể tích không xác định, dễ bị nén.
3. TÍNH CHẤT CỦA CHẤT
Hoạt động 3: Nhận xét tính chất của chất
HS quan sát hình ảnh của một số vật thể và nêu nhận xét về thể, màu sắc của than đá, dầu ăn, hơi nước trong các hình ảnh.
+ Nhận xét về khả năng tan của muối ăn và dầu ăn trong nước.
+ Em hãy nêu một số tính chất vật lí và tính chất hoá học của một chất mà em biết.
Sản phẩm dự kiến:
- Tính chất vật lí:
+ Thể (rắn, lỏng, khí).
+ Màu sắc, mùi, vị, hình dạng, kích thước, khối lượng riêng.
+ Tính tan trong nước hoặc chất lỏng khác.
+ Tính nóng chảy, sôi của một chất.
+ Tính dẫn điện, dẫn nhiệt.
- Tính chất hóa học: Có sự tạo thành chất mới
+ Chất bị phân hủy
+ Chất bị đốt cháy
4. SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT
Hoạt động 4: Tìm hiểu về sự chuyển thể của chất
HS quan sát một số hiện tượng và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Tại sao kem lại tan chảy khi đưa ra ngoài tủ lạnh?
+ Tại sao cửa kính trong nhà tắm bị đọng nước sau khi ta tắm bằng nước ấm?
+ Khi đun sôi nước, em quan sát thấy có hiện tượng gì trong nồi thuỷ tinh?
+ Quan sát vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên, em hãy cho biết các quá trình diễn ra trong vòng tuần hoàn này.
Sản phẩm dự kiến:
- Trong tự nhiên và trong các hoạt động của con người, các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
+ Sự nóng chảy: quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất.
+ Sự đông đặc: quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của chất.
+ Sự bay hơi: quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của chất.
+ Sự sôi: là quá trình bay hơi xảy ra trong lòng và cả trên bề mặt thoáng của chất lỏng. Sự sôi là trường hợp đặc biệt của sự bay hơi.
+ Sự ngưng tụ: quá trình chuyển từ thể khí (hơi) sang thể lỏng của chất.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học, GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là
A. vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên.
B. vật thể nhân tạo do con người tạo ra.
C. vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu.
D. vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo.
Câu 2: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể vô sinh và vật thể hữu sinh là
A. Vật thể vô sinh không xuất phát từ cơ thể sống, vật thể hữu sinh xuất phát từ cơ thể sống.
B. Vật thể vô sinh không có các đặc điểm như trao đổi vật chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, còn vật thể hữu sinh không có các đặc điểm trên.
C. Vật thể vô sinh là vật thể đã chết, vật vật thể hữu sinh là vật thể còn sống.
D. Vật thể vô sinh là vật thể không có khả năng sinh sản, vật thể hữu sinh luôn luôn sinh sản.
Câu 3: Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất?
A. Đường mía, muối ăn, con dao.
B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm.
C. Nhôm, muối ăn, đường mía.
D. Con dao, đôi đũa, muối ăn.
Câu 4: Tính chất nào sau đây là tính chất hóa học của khí carbon dioxide?
A. Chất khí, không màu.
B. Không mùi, không vị.
C. Tan rất ít trong nước.
D. Làm đục dung dịch nước vôi trong (dung dịch calcium hydroxide).
Câu 5: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?
A. Hòa tan đường vào nước.
B. Cô cạn nước đường thành đường.
C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện màu đen.
D. Đun nóng đường ở thể rắn để đường chuyển sang đường ở thể lỏng.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - B | Câu 2 - B | Câu 3 - C | Câu 4 - D | Câu 5 - C |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Hình dưới đây được chụp tại một con đường ở Ấn Độ vào mùa hè với nhiệt độ ngoài trời có lúc lên trên 50oC.
a) Theo em, hiện tượng nhựa đường như trên có thể gọi là hiện tượng gì?
b) Qua hiện tượng trên, em có kết luận gì về nhiệt độ nóng chảy của nhựa đường?
c) Em hãy đề xuất một giải pháp phù hợp nhất để “cứu” mặt đường trong những trường hợp sắp xảy ra hiện tượng như trên.
Câu 2: Theo hướng dẫn của giáo viên, bạn Hùng đã tiến hành làm thí nghiệm: Lấy một lượng nhỏ vôi tôi (calcium hydroxide) bằng cỡ hạt ngô cho vào cốc thủy tinh, cho tiếp vào cốc khoảng 50ml nước cất và khuấy đều. Sau đó rót toàn bộ dung dịch trong cốc vào phễu lọc đã đặt trên bình tam giác. Khoảng 15 phút sau, bạn Hùng thu được dung dịch trong suốt trong bình tam giác và còn một lượng vôi tôi trên phễu lọc.
Bạn Hùng lấy dung dịch trong bình tam giác cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 1 ml rồi tiếp tục thí nghiệm.
Ống nghiệm 1, bạn Hùng đun trên ngọn lửa đèn cồn đến vừa cạn. Kết quả là thu được chất rắn màu trắng chính là vôi tôi.
Ống nghiệm 2, bạn Hùng dùng ống hút và thổi nhẹ vào. Kết quả là dung dịch trong suốt bị vẩn đục do calcium hydroxide tác dụng với khí carbon dioxide sinh ra calcium carbonate (chất rắn, màu trắng).
Ống nghiệm 3, bạn Hùng để vậy trong môi trường không khí. Kết quả là sau một thời gian, ống nghiệm cũng bị đục dần, có lớp váng mỏng màu trắng chính là calcium carbonate nổi trên bền mặt dung dịch.
a) Nêu một số tính chất vật lí của vôi tôi (calcium hydroxide) mà em quan sát được trong ống nghiệm.
b) Calcium hydroxide là chất tan nhiều hay tan ít trong nước?
c) Ống nghiệm nào đã thể hiện tính chất hóa học của calcium hydroxide?
d) Từ kết quả ở ống nghiệm 2 và 3, em có thể kết luận trong không khí có chứa chất gì?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Hoá học 6 chân trời sáng tạo