Giáo án và PPT KHTN 7 kết nối Bài 5: Phân tử – Đơn chất – Hợp chất
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 5: Phân tử – Đơn chất – Hợp chất. Thuộc chương trình Khoa học tự nhiên 7 (Hoá học) kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Hoá học 7 kết nối tri thức
BÀI 5: PHÂN TỬ - ĐƠN CHẤT – HỢP CHẤT
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV chiếu hình ảnh của một số chất quen thuộc trong cuộc sống: khí oxygen, nước, kim loại sodium, khí chlorine, muối ăn, đường ăn,…
- GV yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân: từ các hình ảnh trên em có nhận xét gì các chất ?
- Học sinh quan sát hình ảnh của một số chất quen thuộc trong cuộc sống: Khí oxygen, nước, kim loại sodium, khí chlorine, muối ăn, đường ăn,…từ đó rút ra được vấn đề là có rất nhiều chất hoá học với hình dạng , trạng thái, mài sắc,…khác nhau. Vậy làm thế nào để phân loại chúng để dễ nghiên cứu và sử dụng?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT
Hoạt động 1: Tìm hiểu đơn chất và hợp chất
- GV chiếu hình 5.1 trang 32 SGK, GV giao nhiệm vụ học tập nhóm 4 HS, thự hiện hoạt động “Phân loại chất” trang 32 SGK
- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân đọc thông tin mục I, tìm hiểu khái niệm về đơn chất và hợp chất
- HS thảo luận cặp đôi cho ví dụ về đơn chất và đơn chất, cho biết đơn chất và hợp chất đó tạo nên từ nguyên tố nào.
- HS thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi (GV minh hoạ bằng hình ảnh 5.2 và hình ảnh hoặc video ví dụ khác).
Dựa vào hình 5.2 và các kiến thức thực tế, em hãy kể ra các ứng dụng của đồng, hydrogen, carbon mà em biết
So sánh đơn chất oxygen và hợp chất carbon dioxide theo yêu tố thành phần nguyên tố và vai trò đối với sự sống và sự cháy. Rút ra kết luận về sự khác nhau về đơn chất và hợp chất
Sản phẩm dự kiến:
1. Đơn chất
- Đơn chất là những chất được cấu tạo nên từ một nguyên tố hóa học.
- Đơn chất được phân thành kim loại, phi kim, khí hiếm tương ứng. Ở điều kiện thường:
+ Các kim loại như đồng, sắt, nhôm,…) tồn tại ở thể rắn (trừ thủy ngân tồn tại ở thể lỏng).
+ Các phi kim có thể tồn tại ở thể rắn (sulfur, carbon,…), thể khí (như hydrogen, nitrogen,…) và thể lỏng như bromine.
+ Các khí hiếm đều tồn tại ở thể khí
2. Hợp chất
- Hợp chất là chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hóa học. Hiện nay, có hàng chục triệu hợp chất khác nhau.
- Các loại hợp chất:
+ Hợp chất chứa 2 nguyên tố
+ Hợp chất chứa 3 nguyên tố
+ Các chất phức tạp
+ Các hợp chất vô cơ
II. PHÂN TỬ
Hoạt động 2: Tìm hiểu phân tử
- HS thực hiện cá nhân nghiên cứu thông tin SGK rút ra khái niệm phân tử.
- Học sinh thảo luận cặp đôi quan sát hình ảnh 5.3 hoặc mô hình các phân tử: nitrogen, methane, nước, cho biết mô hình nào biểu diễn phân tử đơn chất, mô hình nào biểu diễn phân tử hợp chất? Giải thích. Từ đó nhận xét sự khác nhau về phân tử đơn chất và phân tử hợp chất.
- Từ khái niệm về phân tử, HS thực hiện cá nhân rút ra cách tính khối lượng phân tử
- Học sinh thảo luận nhóm 4 HS để trả lời mục ? trang 35 SGK (dựa vào ví dụ trong SGK).
Sản phẩm dự kiến:
1. Khái niệm
- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
- Phân tử được chia thành hai loại:
+ Phân tử đơn chất: được tạo nên bởi các nguyên tử có cùng một nguyên tố hóa học
+ Phân tử hợp chất: được tạo nên bởi các nguyên tử có nguyên tố hóa học khác nhau.
2. Khối lượng phân tử
- Khối lượng phân tử của một chất bằng tổng khối lượng của các nguyên tử trong phân tử chất đó. (đơn vị: amu)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Một phân tử nước chứa hai nguyên tử hydrogen và một oxygen. Nước là
A. một hợp chất.
B. một đơn chất.
C. một hỗn hợp.
D. một nguyên tố hóa học.
Câu 2: Đèn neon chứa
A. các phân tử khí neon Ne2.
B. các nguyên tử neon (Ne) riêng rẽ không liên kết với nhau.
C. một đại phân tử khổng lồ chứa rất nhiều nguyên tử neon.
D. một nguyên tử neon.
Câu 3: Trong phân tử nước, cứ 16,0 g oxygen có tương ứng 2,0 g hydrogen. Một giọt nước chứa 0,1 g hydrogen thì khối lượng của oxygen trong giọt nước đó là
A. 1,6 g.
B. 1,2 g.
C. 0,9 g.
D. 0,8 g.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1: B
Câu 2: B
Câu 3: D
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Em hãy giải thích vì sao khi mở lọ nước hoa, một lát sau có thể ngửi thấy mùi nước hoa
Câu 2: Trong các chất hóa học: Li, N2, CO, Cl2, S8, NaCl, chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất?
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Hoá học 7 kết nối tri thức