Trắc nghiệm hoá học 7 kết nối bài 5: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hóa học 7 kết nối tri thức (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Đơn chất là
A. Những chất được tạo nên từ nguyên tố kim loại.
B. Những chất được tạo nên từ nguyên tố phi kim.
C. Những chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học.
D. Những chất được tạo nên từ nguyên tố khí hiếm.
Câu 2: Ozone tạo nên từ
A. Nitrogen.
B. Hydrogen.
C. Oxygen.
D. Carbon.
Câu 3: Than chì, than gỗ, kim cương được tạo nên từ
A. Carbon.
B. Đồng (copper).
C. Hydrogen.
D. Lithium.
Câu 4: Đơn chất được phân loại thành
A. Chất rắn, chất lỏng, chất khí.
B. Kim loại, chất tan, kết tủa.
C. Kim cương, bán dẫn, phi kim.
D. Kim loại, phi kim, khí hiếm.
Câu 5: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
“Ở điều kiện thường, các (1)…….. tồn tại ở thể rắn (trừ thủy ngân tồn tại ở thể lòng); các (2)…….. có thể tồn tại ở thể rắn, thể khí và thể lỏng. Các khí hiếm đều tồn tại ở (3)…….”
A. (1) kim loại, (2) phi kim, (3) thể khí.
B. (1) phi kim, (2) kim loại, (3) thể lỏng.
C. (1) kim loại, (2) phi kim, (3) thể lỏng.
D. (1) phi kim, (2) kim loại, (3) thể khí.
Câu 6: Hợp chất được tạo nên từ
A. Nguyên tố kim loại và nguyên tố phi kim.
B. Hai hay nhiều nguyên tố hóa học.
C. Hai nguyên tố hóa học.
D. Nguyên tố phi kim và nguyên tố khí hiếm.
Câu 7: Hợp chất chứa hai nguyên tố là
A. Glucoses.
B. Calcium carbonate.
C. Carbon dioxide.
D. Saccharose.
Câu 8: Hợp chất chứa ba nguyên tố là
A. Nước.
B. Saccharose.
C. Ozone.
D. Muối ăn.
Câu 9: Hợp chất vô cơ là
A. Lipit.
B. Glucose.
C. Protein.
D. Nước.
Câu 10: Hợp chất hữu cơ là
A. Calcium carbonate.
B. Saccharose.
C. Carbon dioxide.
D. Sodium Chloride.
Câu 11: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
“Phân từ là (1)……. đại diện cho chất, gồm một số (2)…….. liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ (3)…… của chất”
A. (1) hạt, (2) nguyên tử, (3) tính chất vật lý.
B. (1) hạt, (2) nguyên tử, (3) tính chất hóa học.
C. (1) hạt, (2) kim loại, (3) tính chất vật lý.
D. (1) hạt, (2) phi kim, (3) tính chất vật lý.
Câu 12: Phân tử đơn chất được tạo nên bởi
A. Các nguyên tử của cùng một nguyên tố kim loại.
B. Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học.
C. Các nguyên tử của cùng một nguyên tố phi kim.
D. Các nguyên tử của các nguyên tố hóa học khác nhau.
Câu 13: Phân tử hợp chất được tạo nên bởi
A. Các nguyên tử của các nguyên tố hóa học khác nhau.
B. Các nguyên tử của các nguyên tố phi kim và khí hiếm.
C. Các nguyên tử của các nguyên tố kim loại và khí hiếm.
D. Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học.
Câu 14: Khối lượng của một phân tử được tính theo đơn vị
A. mg.
B. amu.
C. kg.
D. g.
Câu 15: Khối lượng phân tử của một chất bằng
A. Tổng khối lượng của các nguyên tử trong phân tử chất đó.
B. Tổng số neutron của các nguyên tử trong phân tử chất đó.
C. Tổng khối lượng của electron trong các nguyên tử trong phân tử chất đó.
D. Tổng khối lượng của proton trong các nguyên tử trong phân tử chất đó.
2. THÔNG HIỂU (15 câu)
Câu 1: Một phân tử nước chứa hai nguyên tử hydrogen và một oxygen. Nước là
A. Một đơn chất.
B. Một hợp chất.
C. Một hỗn hợp.
D. Một nguyên tố hóa học.
Câu 2: Một phân tử ozone chứa ba nguyên tử oxygen. Ozone là
A. Một nguyên tố hóa học.
B. Một khí hiếm.
C. Một hợp chất.
D. Một đơn chất.
Câu 3: Đèn neon chứa
A. Một đại phân tử khổng lồ chứa rất nhiều nguyên tử neon.
B. Các phân tử khí neon Ne2.
C. Các nguyên tử neon (Ne) riêng rẽ không liên kết với nhau.
D. Một nguyên tử neon.
Câu 4: Một bình khí oxygen chứa
A. Các nguyên tử oxygen riêng rẽ không liên kết với nhau.
B. Các phân tử O2.
C. Một đại phân tử khổng lồ chứa rất nhiều nguyên tử oxygen.
D. Một nguyên tử O2.
Câu 5: Tượng đồng chứa
A. Các phân tử Cu2.
B. Một đại phân tử khổng lồ chứa rất nhiều nguyên tử Cu.
C. Các nguyên tử Cu riêng rẽ không liên kết với nhau.
D. Rất nhiều nguyên tử Cu liên kết với nhau.
Câu 6: Cho các hình sau, trong đó mỗi hình tròn biểu diễn 1 nguyên tử, các vòng tròn đen và trắng biểu diễn các nguyên tử của các nguyên tố hóa học khác nhau. Chọn đáp án đúng
A. Hộp A chứa các phân tử của một hợp chất.
B. Hộp B chứa các phân tử của một đơn chất.
C. Hộp C chứa các phân tử của hai hợp chất.
D. Hộp B chứa các nguyên tử của một hợp chất.
Câu 7: Dãy gồm các đơn chất
A. Li, Cu, Cl2, O3.
B. Li, Cu, NaCl, CO2.
C. Li, Cu, Na2O, CuCl2.
D. Li, Cu, FeO, CaCO3.
Câu 8: Dãy gồm các hợp chất
A. CaO, NaCl, NaOH, CO2.
B. FeO, CuO, Cl2, O3.
C. FeO, CuO, Na2O, O3.
D. FeO, CuO, BaCl2, O3.
Câu 9: Dãy gồm các hợp chất tạo thành từ 2 nguyên tố hóa học
A. CaO, NaCl, K2O, CO2.
B. FeO, CuO, Na2O, O3.
C. CaO, CuO, FeO, CaCO3.
Câu 10: Dãy gồm các hợp chất tạo thành từ 3 nguyên tố hóa học
B. BaCO3, NH3, CH3OH, KOH.
C. CaCO3, H2O, CH3OH, KOH.
D. CO2, HNO3, NaOH, NaOH.
Câu 11: Cho các phân tử SO2, Ca, FeO, CaCO3. Chọn đáp án đúng
A. Phân tử SO2 tạo thành từ 2 nguyên tử.
B. Phân tử FeO tạo thành từ hai nguyên tố hóa học.
C. Phân tử CaCO3 tạo thành từ hai nguyên tố hóa học.
D. Phân tử CaCO3 tạo thành từ ba nguyên tử.
Câu 12: Phân tử nước được tạo thành từ 1 nguyên tử oxygen và 2 nguyên tử hydrogen. Khối lượng của phân tử nước là
A. 17 amu.
B. 8 amu.
C. 18 amu.
D. 7 amu.
Câu 13: Phân tử carbon dioxide được tạo thành từ 1 nguyên tử carbon và 2 nguyên tử oxygen. Khối lượng của phân tử carbon dioxide là
A. 18 amu.
B. 28 amu.
C. 44 amu.
D. 64 amu
Câu 14: Chọn đáp án sai
A. Kim cương và than chì đều cấu tạo từ nguyên tố carbon.
B. Kim cương rất quý và đắt tiền.
C. Có thể điều chế kim cương nhân tạo bởi nung than chì dưới áp suất cao, trên 6000 atm ở nhiệt độ khoảng 1500 độ C.
D. Than chì màu trắng trong.
Câu 15: Chọn đáp án sai
A. Phân tử nước gồm 2 nguyên tử hidrogen và 1 nguyên tử oxygen.
B. Than chì được cấu tạo tạo từ nguyên tố C.
C. Than chì được ứng dụng làm ruột bút chì.
D. Chlorine là kim loại.
3. VẬN DỤNG (10 câu)
Câu 1: Cho các hình sau, trong đó mỗi hình tròn biểu diễn 1 nguyên tử, các vòng tròn đen, trắng và xanh biểu diễn các nguyên tử của các nguyên tố hóa học khác nhau. Các hộp chỉ chứa hợp chất là
A. A, B.
B. B, D.
C. C, E.
D. D, E.
Câu 2: Trong các hình vẽ dưới đây, các vòng tròn có kích thước khác nhau biểu diễn các nguyên tử của các nguyên tố khác nhau. Hình vẽ nào biểu diễn khí hydrogen chloride.
A. B.
B. D.
C. C.
D. A.
Câu 3: Cho dãy sắt, không khí trong quả bóng bay, nước biển, nước cất, nhôm, nước đường, thủy ngân, giấm ăn. Số hỗn hợp là
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Câu 4: Cho mô hình phân tử của 1 chất được tạo thành từ các nguyên tố carbon, hydrogen, oxygen. Cho biết công thức phân tử của chất đó
A. C3H5O.
B. C2H6O.
C. C2H6O2.
D. C2H5O.
Câu 5: Phân tử nước được tạo thành từ một nguyên tử oxygen và hai nguyên tử hydrogen. Khối lượng của một phân tử nước gấp mấy lần khối lượng của một nguyên tử carbon
A. 3.
B. 2.
C. 1,5.
D. 4.
Câu 6: Phân tử carbon dioxide được tạo thành từ một nguyên tử carbon và hai nguyên tử oxygen. Phần trăm khối lượng của nguyên tố carbon trong carbon dioxide là
A. 72,73%.
B. 18,18%.
C. 13,33%.
D. 27,27%.
Câu 7: Phân tử methane được tạo thành từ một nguyên tử carbon và bốn nguyên tử hydrogen. Phần trăm khối lượng của nguyên tố hydrogen trong carbon dioxide là
A. 60%.
B. 40%.
C. 75%.
D. 25%.
Câu 8: Phân tử đường ăn được tạo thành từ 12 nguyên tử carbon, 22 nguyên tử hydrogen và 11 nguyên tử oxygen. Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxygen trong đường ăn là
A. 32,68%.
B. 51,46%.
C. 48,54%.
D. 67,32%.
Câu 9: Cho mô hình phân tử của 1 chất được tạo thành từ các nguyên tố carbon, hydrogen, oxygen. Cho biết công thức phân tử của chất đó (biết màu xám là nguyên tử carbon, màu đỏ là nguyên tử oxygen, màu trắng là nguyên tử hydrogen)
A. C2H5O.
B. C2H4O2.
C. C3H4O.
D. C3H4O2.
Câu 10: Phân tử nitrogen được tạo thành từ hai nguyên tử nitrogen. Khối lượng của một phân tử nitrogen gấp mấy lần khối lượng của một nguyên tử helium
A. 4.
B. 2,5.
C. 6.
D. 3,5.
4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)
Câu 1: Trong phân tử nước, cứ 16,0 g oxygen có tương ứng 2,0 g hydrogen. Một giọt nước chứa 0,1 g hydrogen thì khối lượng của oxygen có trong giọt nước đó là
A. 0,9 g.
B. 0,8 g.
C. 1,6 g.
D. 1,2 g.
Câu 2: Trong phân tử methane, cứ 12,0 g carbon có tương ứng 4,0 g hydrogen. Một một lượng khí methane chứa 0,9 g carbon thì khối lượng của hydrogen có trong đó là
A. 0,3 g.
B. 0,1 g.
C. 0,45 g.
D. 1,2 g.
Câu 3: Cho phân tử Z có công thức phân tử NaxOy, biết phần trăm khối lượng nguyên tố oxygen trong Z là 25, 8%. Xác định x, y
A. 3, 2.
B. 2, 1.
C. 2, 3.
D. 1, 3.
Câu 4: Cho phân tử Z có công thức phân tử FexOy, biết phần trăm khối lượng nguyên tố oxygen trong Z là 22,22%. Xác định công thức phân tử Z
A. Fe2O3.
B. FeO.
C. Fe2O.
D. FeO2.
Câu 5: Phân tử sodium chloride được tạo thành từ hai nguyên tố sodium và chlorine. Biết trong 5,85 g sodium chloride có 2,3 g sodium. Số nguyên tử sodium và chlorine trong một phân tử sodium chloride lần lượt là
A. 1, 2.
B. 1, 1
C. 2, 2.
D. 2,3.
=> Giáo án KHTN 7 kết nối bài 5: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất ( 4 tiết)