Nội dung chính Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thuỷ sản Cánh diều Bài 22: Phòng, trị một số bệnh thủy sản phổ biến

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 22: Phòng, trị một số bệnh thủy sản phổ biến sách Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

BÀI 22: PHÒNG, TRỊ MỘT SỐ BỆNH THỦY SẢN PHỔ BIẾN

1. Vai trò của phòng, trị bệnh thủy sản

1.1 Vai trò bảo vệ các loài thủy sản

- Động vật thuỷ sản nhiễm bệnh sẽ bị giảm khả năng sinh trưởng hoặc bị chết. Do đó, phòng, trị bệnh hiệu quả sẽ giúp vật nuôi không nhiễm tác nhân gây bệnh, từ đó trực tiếp bảo vệ chúng, giúp chúng sinh trưởng tốt và tăng tối đa tỉ lệ sống.

1.2 Vai trò đối với sức khỏe người tiêu dùng

- Một số bệnh thuỷ sản có thể lây nhiễm và gây bệnh trên người qua thực phẩm hoặc tiếp xúc với thuỷ sản nhiễm bệnh. Phòng, trị bệnh hiệu quả sẽ loại trừ mầm bệnh trong các sản phẩm thuỷ sản, tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Phòng bệnh hiệu quả giúp giảm sử dụng thuốc, hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, từ đó giảm tồn dư thuốc, hoá chất trong các sản phẩm thuỷ sản.

1.3 Vai trò kinh tế - xã hội

Vai trò của việc phòng, trị bệnh thuỷ sản đối với kinh tế – xã hội:

- Đảm bảo ổn định nguồn cung cấp sản phẩm thủy sản

- Giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho người nuôi

- Ổn định việc làm

1.4 Vai trò đối với hệ sinh thái thủy sinh tự nhiên

Vai trò của phòng, trị bệnh đối với hệ sinh thái tự nhiên:

- Mầm bệnh từ vùng nhiễm bệnh có thể lây lan ra môi trường tự nhiên qua nước thải, xác chết vật nuôi nhiễm bệnh hoặc vật nuôi nhiễm bệnh thoát ra ngoài. Phòng, trị bệnh hiệu quả giúp giảm thiểu phát tán mầm bệnh từ hệ thống nuôi ra ngoài.

- Phòng, trị bệnh hiệu quả tạo ra nguồn sản phẩm lớn từ các hệ thống nuôi, giảm áp lực khai thác tự nhiên.

2. Một số bệnh thủy sản phổ biến

2.1 Bệnh lồi mắt, xuất huyết trên cá rô phi

Một số đặc điểm và nguyên nhân của bệnh lồi mắt, xuất huyết trên cá rô phi:

Đặc điểm

Nguyên nhân

- Cá nhiễm bệnh thường bơi tách đàn.

- Lờ đờ hoặc bơi xoáy gần mặt nước

- Kém ăn hoặc bỏ ăn

- Mắt cả lồi đục, xuất huyết gốc vây, hậu môn.

- Nội quan sưng, xuất huyết, tích dịch trong xoang bụng.

do liên cầu khuẩn Streptococcus sp gây ra

Biện pháp phòng, trị bệnh lồi mắt, xuất huyết trên cá rô phi:

- Vào những thời điểm nắng nóng, cho cá ăn bổ sung các chất tăng sức đề kháng như betaglucan, vitamin C, hạ nhiệt độ hệ thống nuôi, duy trì chất lượng nước phù hợp để giảm stress cho cá.

- Cần có ý kiến tư vấn của chuyên gia khi cá đã mắc bệnh để lựa chọn được loại kháng sinh điều trị phù hợp. Dừng sử dụng kháng sinh trước khi thu hoạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất và cơ quan quản lí.

2.2 Bệnh gan thận mủ trên cá tra

- Nguyên nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá tra: Do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra. 

Đặc điểm nhiễm bệnh gan thận mủ trên cá tra:

+ Các cơ quan nội tạng như gan, lách, thận sưng, xuất huyết và xuất hiện nhiều đốm mù trắng nhỏ.

+ Bên ngoài cơ thể cả không có dấu hiệu đặc trưng, có thể chỉ xuất huyết nhẹ hoặc màu sắc nhợt nhạt

Biện pháp xử lí khi ao nuôi cá tra xuất hiện bệnh gan thận mủ:

Biện pháp

Tác dụng

Ngừng cho cá ăn

giảm bớt lượng thức ăn dư thừa trong ao, hạn chế ô nhiễm môi trường nước và giảm nguy cơ lây lan bệnh.

Thay nước ao nuôi

Loại bỏ mầm bệnh, khí độc và cải thiện chất lượng nước

Sử dụng thuốc

Diệt khuẩn, chống viêm và hỗ trợ chức năng gan thận cho cá.

Vệ sinh ao nuôi định kỳ

Loại bỏ thức ăn thừa, phân cá và các chất hữu cơ bùn lắng dưới đáy ao

Sử dụng các loại chế phẩm sinh học

Khử khí độc và làm sạch môi trường nước ao nuôi.

Theo dõi và giám sát tình trạng sức khỏe của cá thường xuyên

Phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời.

2.3 Bệnh hoại tử thần kinh trên cá biển

Nguyên nhân và mô tả đặc điểm của bệnh VNN trên cá biển:

Nguyên nhân

Đặc điểm

Bệnh do virus Betanodavirus gây ra, chúng kí sinh trong tế bào thần kinh và võng mạc mắt của cá.

Cá nhiễm bệnh có dấu hiệu bơi xoay tròn, hoạt động yếu, bỏ ăn, thân đen xám, mắt đục

Để phòng bệnh VNN cần:

- Lồng nuôi cần được đặt ở vùng có điều kiện môi trường tốt, mật độ vừa phải để giảm stress cho cá.

- Chỉ sử dụng giống đã được kiểm dịch đầy đủ, không mang mầm bệnh VNN.

- Bổ sung chế phẩm tăng cường sức đề kháng cho cá, sử dụng vaccine phòng bệnh.

- Sử dụng cá có kích cỡ lớn để tránh giai đoạn mẫn cảm với bệnh

2.4 Bệnh đốm trắng trên tôm

- Tác nhân gây bệnh đốm trắng trên tôm: do Baculovirus thuộc họ Nimaviridae gây ra, còn gọi là hội chứng đốm trắng (WSSV). 

Dấu hiệu bệnh đốm trắng do virus trên tôm:

+ Giảm ăn đột ngột, hoạt động kém, bơi lờ đờ ở mặt nước hoặc dạt vào bờ ao.

+ Vỏ tôm xuất hiện đốm trắng dạng chìm, kích cỡ khoảng 0,5 – 2 mm, tập trung nhiều ở giáp đầu ngực, thân tôm chuyển màu hơi hồng tím.

+ Ruột tôm không có thức ăn.

Để phòng bệnh đốm trắng do virus trên tôm, cần:

Phòng bệnh

Tác dụng

Sử dụng con giống đã được kiểm dịch chặt chẽ

Đảm bảo con giống không mang mầm bệnh.

Cải tạo ao nuôi

Diệt tạp

che lưới, rào chắn ao nuôi

Ngăn chặn vật chủ xâm nhập vào ao.

Cấp nước vào ao qua túi lọc

hạn chế trứng, ấu trùng giáp xác mang mầm bệnh xâm nhập vào ao; khử trùng nước trước khi thả giống.

Quản lí tốt môi trường ao nuôi để giảm stress cho tôm.

Tăng khả năng kháng bệnh.

Khi phát hiện tôm nhiễm đốm trắng do virus, cần thông báo ngay với chuyên gia hoặc cơ quan chức năng

Xử lí kịp thời, giảm thiểu lây lan bệnh.

=> Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều bài 22: Phòng, trị một số bệnh thủy sản phổ biến

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay