Giáo án kì 2 Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thuỷ sản cánh diều
Đầy đủ giáo án kì 2, giáo án cả năm Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thuỷ sản cánh diều. Bộ giáo án chất lượng, chỉn chu, được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Giáo án được gửi ngay và luôn. Có thể xem trước bất kì bài nào phía dưới trước khi mua.
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN WORD KÌ 2 CÔNG NGHỆ 12 LÂM NGHIỆP THỦY SẢN CÁNH DIỀU
- Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều bài 14: Vai trò của con giống và ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống thủy sản
- Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều bài 15: Đặc điểm sinh sản và kĩ thuật ương cá, tôm giống
- Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều bài Ôn tập chủ đề 6
- Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều bài 16: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thủy sản
- Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều bài 17: Chế biến và bảo quản thức ăn thủy sản
- Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều bài Ôn tập chủ đề 7
- Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều bài 18: Kĩ thuật nuôi một số loài thủy sản phổ biến
- Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều bài 19: Quy trình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP
- Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều bài 20: Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản
- Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều bài 21: Bảo quản và chế biến thủy sản
- Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều bài Ôn tập chủ đề 8
- Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều bài 22: Phòng, trị một số bệnh thủy sản phổ biến
- Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều bài 23: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thủy sản
- Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều bài Ôn tập chủ đề 9
- Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều bài 24: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều bài 25: Khai thác hợp lí nguồn lợi thủy sản
- Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản cánh diều bài Ôn tập chủ đề 10
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 17: CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỨC ĂN THỦY SẢN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Mô tả được một số phương pháp bảo quản, chế biến thức ăn thủy sản.
- Trình bày được ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản, chế biến thức ăn thủy sản.
- Thực hiện được một số phương pháp bảo quản, chế biến thức ăn thủy sản ở quy mô nhỏ.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu công nghệ: Lựa chọn được các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu về phương pháp bảo quản, chế biến thức ăn thủy sản.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng say tìm tòi kiến thức bên ngoài để mở rộng hiểu biết và thường xuyên xem lại kiến thức bài cũ.
- Trung thực: HS thật thà, ngay thẳng trong việc đánh giá và tự đánh giá; HS mạnh dạn nói lên ý tưởng, suy nghĩ của mình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Cánh diều.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Hình ảnh, video liên quan đến việc bảo quản, chế biến thức ăn thủy sản.
- Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Cánh diều.
- Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản và internet.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp HS gợi nhớ lại những kiến thức, kinh nghiệm đã có về bảo quản và chế biến thức ăn thủy sản, đồng thời kích thích HS mong muốn tìm hiểu bài học mới.
b. Nội dung: HS quan sát video và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về vai trò của công nghệ sinh học trong chế biến thức ăn thủy sản.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS quan sát video (1:18 – 3:41) về ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất thức ăn để nuôi trồng thủy sản bền vững.
- GV nêu câu hỏi: Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến thức ăn thủy sản nhằm mục đích gì?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video, thực hiện yêu cầu của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời:
+ Mục đích của ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến thức ăn thủy sản:
- Nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Giảm tác động xấu đến môi trường.
…
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV chưa chốt đúng sai mà dẫn dắt HS vào bài học: Để biết được câu trả lời của các bạn là đúng hay sai cũng như tìm hiểu về các phương pháp chế biến, bảo quản thức ăn thủy sản, chúng ta cùng nghiên cứu bài học ngày hôm nay – Bài 17: Chế biến và bảo quản thức ăn thủy sản.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp chế biến thức ăn thuỷ sản
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được một số phương pháp chế biến thức ăn thuỷ sản.
b. Nội dung: HS làm việc nhóm, khai thác thông tin mục 1 SGK tr.88 - 89, hoàn thành yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số phương pháp chế biến thức ăn thuỷ sản.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung mục 1 và trả lời các câu hỏi: (1) Hãy nêu các phương pháp chế biến thức ăn thuỷ sản. (2) Phương pháp chế biến thủ công thức ăn thuỷ sản có ưu điểm gì? (3) Nêu các công đoạn sản xuất thức ăn công nghiệp cho thuỷ sản. - GV cung cấp thêm kiến thức cho HS thông qua trả lời câu hỏi Luyện tập: Hãy nêu cấu tạo của máy đùn ép viên thức ăn thuỷ sản ở Hình 17.1. - GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế, trả lời câu hỏi Vận dụng: Hãy tìm hiểu một số loại thức ăn thuỷ sản được chế biến theo phương pháp công nghiệp trên thị trường hiện nay. Bước 2: HS tiếp nhận nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu mục 1, thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời: * Trả lời câu hỏi của GV: (1) Các phương pháp chế biến thức ăn thuỷ sản: + Chế biến thủ công. + Chế biến công nghiệp. (2) Ưu điểm lớn nhất của phương pháp chế biến thủ công là tận dụng được các nguyên liệu sẵn có ở địa phương để có thể sản xuất ra thức ăn với chi phí thấp. Tuy nhiên, thức ăn được chế biến thủ công cũng có nhược điểm là chưa cân đối, đầy đủ thành phần dinh dưỡng, công nghệ sản xuất đơn giản, thức ăn khó đồng đều và không thể bảo quản lâu dài, khó áp dụng máy móc tự động hoá. (3) (DKSP). * Trả lời câu hỏi Luyện tập: Cấu tạo của máy đùn ép viên thức ăn thuỷ sản: + Buồng cấp nguyên liệu: chứa nguyên liệu. + Phễu nạp nguyên liệu: điều chỉnh lượng nguyên liệu xuống trục ép. + Trục ép: ép nguyên liệu. + Bộ phận gia nhiệt: sinh nhiệt giúp thức ăn gắn kết tốt hơn và loại bỏ chất kháng dinh dưỡng, vi sinh có hại. + Dao cắt và ốc điều chỉnh dao cắt: tạo kích cỡ viên thức ăn. + Cửa xả: đưa thức ăn đã ép viên ra ngoài. + Bảng điều khiển: Chứa các nút điều khiển chức năng. + Hệ thống bảng điện và motor: cung cấp điện và lực vận hành máy. * Trả lời câu hỏi Vận dụng: (Đính kèm bảng bên dưới phần Nhiệm vụ). - Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung đáp án (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận về phương pháp chế biến thức ăn thuỷ sản. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 1. Xử lí môi trường nước trước và sau nuôi thủy sản 1.1. Chế biến thủ công - Thức ăn chế biến thủ công có thể do người nuôi tự tính toán rồi phối trộn các nguyên liệu sẵn có như cá tạp, cám gạo, bột ngô, bột sắn,... - Thức ăn tự chế biến này có thể được ép đùn dạng sợi bằng những thiết bị đơn giản rồi phơi, sấy. - Đa số thức ăn tự chế biến có thể để dạng viên ẩm (không sấy) hay bánh ẩm (độ ẩm khoảng 40 – 50 %) để dùng trong ngày. - Loại thức ăn này thường có độ nén thấp, không nổi, bề mặt thô và thành phần dinh dưỡng không cân đối. - Thức ăn tự chế biến thường dùng tại chỗ và không trao đổi, buôn bán trên thị trường. 1.2. Chế biến công nghiệp - Thức ăn công nghiệp được chế biến bằng máy móc hiện đại, sử dụng phần mềm cân đối dinh dưỡng từ rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau, đáp ứng đầy đủ nhu cầu khác nhau của động vật thuỷ sản theo từng độ tuổi và kích cỡ khác nhau. - Thức ăn công nghiệp thường có độ ẩm thấp hơn 12%. - Thức ăn cho cá, tôm có thể được chế biến dạng viên nổi hoặc chìm để phù hợp với từng loài thuỷ sản. - Các công đoạn sản xuất thức ăn công nghiệp: Thu mua nguyên liệu → Bảo quản nguyên liệu — Cân nguyên liệu — Nghiền nguyên liệu → Sàng nguyên liệu — Phối trộn nguyên liệu — Hấp nguyên liệu → Ép viên — Sấy — Làm nguội → Phun dầu → Cân thành phẩm và đóng gói → Kho chứa.
| ||||||||||||||||||||
|
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 8: CÔNG NGHỆ NUÔI THỦY SẢN
BÀI 18: KĨ THUẬT NUÔI MỘT SỐ LOÀI THỦY SẢN PHỔ BIẾN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Mô tả được quy trình nuôi, chăm sóc, thu hoạch một số loài thủy sản phổ biến ở Việt Nam.
- Đề xuất được biện pháp đảm bảo vệ sinh ao nuôi và bảo vệ môi trường.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu công nghệ: Lựa chọn được các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu về quy trình nuôi, chăm sóc, thu hoạch một số loài thủy sản phổ biến ở Việt Nam nói chung và ở địa phương nói riêng.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng say tìm tòi kiến thức bên ngoài để mở rộng hiểu biết và thường xuyên xem lại kiến thức bài cũ.
- Trung thực: HS thật thà, ngay thẳng trong việc đánh giá và tự đánh giá; HS mạnh dạn nói lên ý tưởng, suy nghĩ của mình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Cánh diều.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Hình ảnh, video liên quan đến kĩ thuật nuôi một số loài thủy sản phổ biến như cá rô phi, tôm thẻ chân trắng và nuôi ngao Bến Tre.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Cánh diều.
- Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản và internet.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp HS gợi nhớ lại những kiến thức, kinh nghiệm đã có về kĩ thuật nuôi thủy sản, đồng thời kích thích HS mong muốn tìm hiểu bài học mới.
b. Nội dung: HS quan sát hình và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về phương pháp tăng sản lượng thủy sản.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu câu hỏi gợi nhớ kiến thức: Kể tên một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam.
- GV yêu cầu HS quan sát ảnh nuôi nghêu Bến Tre trên bãi triều.
- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức thực tiễn để trả lời câu hỏi: Cần làm gì để tăng sản lượng các loài thủy sản này nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình, thực hiện yêu cầu của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời:
+ Một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam: tôm hùm, ngao, cá lăng, cá tra, cua biển, tôm,….
+ Giải pháp tăng lượng thủy sản là nuôi thủy sản.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nuôi thủy sản đang là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay. Vậy, kĩ thuật nuôi thủy sản phổ biến ở nước ta là gì? Kĩ thuật này được thực hiện như thế nào? Để biết được câu trả lời, chúng ta cùng nghiên cứu bài học ngày hôm nay – Bài 18: Kĩ thuật nuôi một số loài thủy sản phổ biến.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu kĩ thuật nuôi cá rô phi trong lồng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được quá trình nuôi, chăm sóc cá rô phi trong lồng.
b. Nội dung: HS làm việc nhóm, khai thác thông tin mục 1 SGK tr.94 - 96, hoàn thành yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về kĩ thuật nuôi cá rô phi trong lồng.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu cả lớp làm việc theo 4 nhóm, hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung mục 1 trong SGK và hoàn thành phiếu học tập số 1:
- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong mục 1.1 để trả lời câu hỏi tr.94: Hãy nêu những yêu cầu của lồng nuôi rô phi. - GV cung cấp thêm kiến thức cho HS thông qua trả lời câu hỏi Luyện tập tr.94: Vì sao không nên đặt lồng nuôi cá ở nơi có nước chảy mạnh? - GV tiếp tục yêu cầu các nhóm dựa vào thông tin mục 1.2 và 1.3, cho biết: (1) Nên lựa chọn cá rô phi giống có những đặc điểm gì? Nêu cách thả giống. (2) Nêu cách quản lí và chăm sóc cá rô phi nuôi lồng. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Luyện tập tr.95: (1) Giả sử em có 10 lồng nuôi cá với kích thước mỗi lồng là 3 m x 3 m x 3 m, phần lồng nổi trên mặt nước là 0,5 m. Nếu thả cá rô phi đơn tính với mật độ 50 con/m3 thì cần bao nhiêu con giống? (2) Hãy tính tổng lượng thức ăn trong ngày cho 10 lồng cá khi biết mỗi lồng có 1 800 con, mỗi con nặng 200g, lượng thức ăn cho ăn bằng 5% khối lượng cơ thể. - GV yêu cầu các nhóm dựa vào thông tin mục 1.4 và thực hiện bài tập tr.96: Thời điểm nào thì có thể thu hoạch được cá? Cách thu hoạch như thế nào? Bước 2: HS tiếp nhận nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu mục 1, thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời: * Trả lời câu hỏi của GV tr.94: Lồng nuôi có thể có hình dạng và kích cỡ khác nhau nhưng thường có 3 thành phần chính là khung lồng, lưới lồng và neo. Phao lồng thường được làm từ các thùng phuy nhựa có thể tích 200 L. Lưới lồng dệt bằng sợi PE không co rút. Toàn bộ hệ thống lồng được neo chắc chắn vào bờ, núi đá hoặc các khối bê tông. Lồng được đặt ở nơi thông thoáng, có dòng chảy nhẹ, đáy lồng cách nền đáy sông tối thiểu 0,5 m. Các yếu tố môi trường nước phải phù hợp với yêu cầu của cá. * Trả lời câu hỏi Luyện tập tr.94: Không nên đặt lồng nuôi cá ở nơi có nước chảy mạnh vì: + Tiêu hao nhiều năng lượng để duy trì vị trí, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển. + Dễ bị stress do môi trường sống không ổn định, dẫn đến giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh. + Cuốn trôi thức ăn, khiến cá thiếu hụt dinh dưỡng. + Lồng bị rách, sập, dẫn đến thất thoát cá. + Lồng bị va đập mạnh vào nhau hoặc vào các vật cản khác do dòng nước chảy xiết, gây hư hại lồng. + Cuốn theo thức ăn thừa và chất thải của cá, gây ô nhiễm môi trường nước. * Trả lời câu hỏi của GV tr.95: (DKSP). * Trả lời câu hỏi Luyện tập tr.95: (1) Tổng dung tích của 10 lồng nuôi là 10 x 3 m x 3 m x 2,5 m) = 225 m3. Từ đó tính được số cá giống cần thả là: 225 x 50 = 11 250 con. (2) Tổng khối lượng cá trong 10 lồng là: 10 x 1 800 x 0,2 = 3 600 kg. Từ đó tính được lượng thức ăn cần cho một ngày là 3 600 x 5% = 180 kg. * Trả lời câu hỏi của GV tr.96: (DKSP). - Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung đáp án (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận về kĩ thuật nuôi cá rô phi trong lồng. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 1. Kĩ thuật nuôi cá rô phi trong lồng Phiếu học tập đính kèm phía dưới Hoạt động 1.
| ||||||||||||||||||||||||||||||
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 KĨ THUẬT NUÔI CÁ RÔ PHI TRONG LỒNG Nhóm:…………………………………………………………………………………….
|
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
II. TRẮC NGHIỆM KÌ 2 CÔNG NGHỆ 12 LÂM NGHIỆP THỦY SẢN CÁNH DIỀU
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Cánh diều Bài 14: Vai trò của con giống và ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống thủy sản
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Cánh diều Bài 15: Đặc điểm sinh sản và kĩ thuật ương cá, tôm giống
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Cánh diều Bài 16: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thủy sản
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Cánh diều Bài 17: Chế biến và bảo quản thức ăn thủy sản
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Cánh diều Bài 18: Kĩ thuật nuôi một số loài thủy sản phổ biến
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Cánh diều Bài 19: Quy trình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Cánh diều Bài 20: Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Cánh diều Bài 21: Bảo quản và chế biến thủy sản
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Cánh diều Bài 22: Phòng, trị một số bệnh thủy sản phổ biến
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Cánh diều Bài 23: Ứng dụng công nghệ sinh học trong phòng, trị bệnh thủy sản
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Cánh diều Bài 24: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Cánh diều Bài 25: Khai thác hợp lí nguồn lợi thủy sản
BÀI 16: THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA THỨC ĂN
CHO ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
(15 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)
Câu 1: Thức ăn thuỷ sản là
A. sản phẩm bổ sung các chất kháng cho động vâth thuỷ sản.
B. sản phẩm cung cấp thành phần có lợi cho sự phát triển của động vật thuỷ sản.
C. sản phẩm cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của động vật thuỷ sản.
D. sản phẩm cung cấp dinh dưỡng, thành phần có lợi cho sự phát triển của động vật thuỷ sản.
Câu 2: Trong thức ăn chăn nuôi, các chất vô cơ là
A. khoáng đa lượng.
B. protein, lipid, carbonhydrate,…
C. nước.
D. khoáng đa lượng và khoáng vi lượng.
Câu 3: Trong thức ăn chăn nuôi, các chất hữu cơ là
A. khoáng đa lượng.
B. protein, lipid, carbonhydrate,…
C. nước.
D. khoáng đa lượng và khoáng vi lượng.
Câu 4: Thức ăn thuỷ sản được chia thành mấy nhóm?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 5: Thức ăn bổ sung cho thủy sản là gì?
A. Là một thành phần đơn lẻ hoặc kết hợp được thêm vào để chế biến thành thức ăn thủy sản.
B. Là thức ăn đơn hoặc hỗn hợp của nhiều nguyên liệu cho thêm vào khẩu phần ăn hoặc bổ sung vào môi trường nuôi để cân đối chất dinh dưỡng cần thiết cho đối tượng nuôi.
C. Là các loại thực ăn, các sinh vật phù du trộn lẫn vào nhau để tạo nên nhiều dưỡng chất cho thủy sản.
D. Là thành phần có nguồn gốc từ thực vật mang các dưỡng chất bổ sung như vitamin.
2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Câu 1: Ý nào sau đây nói không đúng về thức ăn hỗn hợp?
A. Là loại thức ăn được phối hợp từ nhiều loại thành phần nguyên liệu khác nhau theo một công thức nhất định.
B. Thức ăn hỗn hợp được sản xuất bằng quy trình công nghệ cao có thành phần dinh dưỡng cân đối được gọi là thức ăn công nghiệp.
C. Là những thức ăn tự chế biến từ một số nguyên liệu sẵn có nhưng thành phần dinh dưỡng chưa cân đối.
D. Là một thành phần đơn lẻ hoặc kết hợp được thêm vào để chế biến thành thức ăn thủy sản.
Câu 2: Thức ăn thuỷ sản không bao gồm
A. thức ăn kích thích tăng trưởng.
B. thức ăn hỗn hợp.
C. chất bổ sung.
D. thức ăn tươi sống và nguyên liệu.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
CHỦ ĐỀ 8: CÔNG NGHỆ NUÔI THUỶ SẢN
BÀI 19: Quy trình nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP
(20 câu)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: VietGAP là viết tắt của cụm từ nào sau đây?
A. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
B. Viện Khoa học Ứng dụng Việt Nam
C. Viet Nam Good Agricultural Practices
D. Viện Khoa học Thủy sản Việt Nam
Câu 2: Mục tiêu chính của VietGAP là gì?
A. Tăng năng suất nuôi trồng thủy sản
B. Giảm chi phí sản xuất
C. Đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường
D. Tăng cường xuất khẩu thủy sản
Câu 3: Giai đoạn nào sau đây không thuộc quy trình VietGAP?
A. Chuẩn bị cơ sở nuôi
B. Lựa chọn và thả giống
C. Thu hoạch và xử lý sản phẩm
D. Nghiên cứu thị trường
Câu 4: Lợi ích nào sau đây không phải là lợi ích của việc áp dụng VietGAP?
A. Tăng giá thành sản phẩm
B. Bảo vệ môi trường
C. Nâng cao chất lượng sản phẩm
D. Nâng cao uy tín của sản phẩm
Câu 5: Theo tiêu chuẩn VietGAP, địa điểm nuôi thủy sản không được nằm ở đâu?
A. Khu vực ít bị ảnh hưởng bởi các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm.
B. Nằm ngoài phạm vi các khu bảo tồn quốc gia và quốc tế.
C. Trong khu vực rừng ngập mặn.
D. Có đủ yêu cầu pháp lí về quyền sử dụng đất.
Câu 6: Yêu cầu về vật liệu xây dựng bờ ao trong VietGAP là gì?
A. Phải là vật liệu tự nhiên
B. Phải có màu sắc bắt mắt
C. Không gây ô nhiễm môi trường
D. Phải có khả năng cách nhiệt tốt
Câu 7: Mục đích của việc xây dựng hệ thống thoát nước riêng biệt trong cơ sở nuôi là gì?
A. Để tưới tiêu cho cây trồng xung quanh.
B. Để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.
C. Để tạo cảnh quan đẹp cho cơ sở nuôi.
D. Để giảm chi phí xây dựng.
Câu 8: Yêu cầu về nhân sự trong cơ sở nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP là gì?
A. Phải có bằng cấp đại học.
B. Phải có nhiều kinh nghiệm.
C. Phải được đào tạo về VietGAP.
D. Phải là người địa phương.
Câu 9: Vật liệu sử dụng cho trang thiết bị trong nuôi trồng thủy sản theo VietGAP phải đảm bảo tiêu chí nào?
A. Đắt tiền.
B. Dễ vệ sinh.
C. Hiện đại.
D. Có màu sắc bắt mắt.
Câu 10: Nguồn gốc giống thủy sản sử dụng trong nuôi trồng theo VietGAP phải:
A. Được nhập khẩu từ nước ngoài.
B. Được nuôi tự nhiên.
C. Được lai tạo từ nhiều giống khác nhau.
D. Được kiểm dịch và đảm bảo chất lượng.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Tại sao cần chuẩn bị cơ sở nuôi trước khi áp dụng VietGAP?
A. Để tiết kiệm chi phí
B. Để đảm bảo đủ diện tích
C. Để tạo điều kiện vệ sinh, an toàn cho quá trình nuôi trồng
D. Để thuận tiện cho việc quản lý
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án kì 2 Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thuỷ sản cánh, bài giảng kì 2 môn Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thuỷ sản cánh, tài liệu giảng dạy Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thuỷ sản cánh