Nội dung chính Khoa học máy tính 12 kết nối bài 2: Trí tuệ nhân tạo trong khoa học và đời sống
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 2: Trí tuệ nhân tạo trong khoa học và đời sống sách Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính sách Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
BÀI 2. TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG
1. TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ LĨNH VỰC
Ứng dụng của AI đang có thay đổi lớn lao trong nhiều lĩnh vực:
- Hệ chuyên gia: Với sự phát triển của AI, đặc biệt là Học máy, nhiều hệ chuyên gia đã có khả năng tự học từ dữ liệu để tự hình thành các luật và tri thức dựa trên dữ liệu.
- Y học và chăm sóc sức khoẻ: AI được sử dụng để cải thiện chất lượng hình ảnh y tế, làm nổi bật những cấu trúc bất thường bên trong cơ thể, thực hiện đo đạc các chỉ số lâm sàng, hỗ trợ đưa ra các chẩn đoán và hướng điều trị chính xác, kịp thời.
- Giao thông vận tải: Ai được sử dụng để phát triển các phương tiện tự lái, quản lí giao thông thông minh và định tuyến phương tiện vận tải.
- Tài chính, ngân hàng: AI hỗ trợ tự động hoá cập nhật chứng từ, hoá đơn vào cơ sở dữ liệu, phân tích, xử lí dữ liệu một cách hiệu quả để hỗ trợ quyết định đầu tư, phát triển và ngăn chặn gian lận, nâng cao trải nghiệm khách hàng.
- Sản xuất:
+ Trong công nghiệp, AI giúp tự động hoá nhiều quá trình, từ chế tạo, lắp ráp, kiểm tra chất lượng đến quản lí chuỗi cung ứng.
+ Trong nông nghiệp: AI có thể giúp người nông dân tối ưu hoá quy trình chăm sóc vật nuôi và cây trồng; hợp lí hoá tưới tiêu, dự đoán mùa vụ,…
- Giáo dục: AI giúp phát triển các nền tảng học tập được cá nhân hoá và hỗ trợ đánh giá kết quả học tập. Các nền tảng học trực tuyến có khả năng theo dõi, đề xuất nội dung phù hợp cho người học. Các trợ lí ảo hỗ trợ HS và GV trả lời câu hỏi, cung cấp các hướng dẫn và tài liệu học tập,…
Ngoài ra, AI còn có nhiều ảnh hưởng trong các lĩnh vực khác như:
- AI được sử dụng để mô phỏng và mô hình hoá nhiều hiện tượng xã hội và nhân học.
- AI được ứng dụng để sáng tác âm nhạc, hội hoạ theo nhiều phong cách khác nhau.
- IoT và AI kết hợp được ứng dụng để giám sát môi trường, theo dõi biến đổi khí hậu.
- Xử lí ngôn ngữ tự nhiên và thị giác máy tính trong AI góp phần phát triển hàng loạt các ứng dụng thiết thực cho đời sống như dịch thuật tự động, hỗ trợ khách hàng bằng ngôn ngữ tự nhiên, các hệ thống nhận dạng hình ảnh và video đa dạng,…
2. TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ MỘT VÀI CẢNH BÁO
- Sự phát triển của AI đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng, có tiềm năng cách mạng hoá nhiều lĩnh vực khoa học và đời sống.
- Các thành tựu hiện tại của AI vẫn chỉ hạn chế trong phạm vi Trí tuệ nhân tạo hẹp/Trí tuệ nhân tạo yếu.
- Mục tiêu dài hạn trong nghiên cứu và phát triển AI là phát triển thành công Trí tuệ nhân tạo tổng quát/Trí tuệ nhân tạo mạnh, có năng lực trí tuệ như con người, bao gồm cả khả năng áp dụng tri thức từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác.
- AI tạo sinh là một lĩnh vực nghiên cứu tập trung vào việc xây dựng các thuật toán và mô hình có thể tạo nội dung (hình ảnh, âm thanh, văn bản) một cách tự động, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm nghệ thuật, giải trí, quảng cáo và trò chơi.
- Nguy cơ cảnh báo:
+ Áp lực thất nghiệp: AI có khả năng tự động hoá nhiều công việc, dẫn đến tình trạng thất nghiệp và tạo nên nhiều nguy cơ cho sự phát triển xã hội.
+ Ảnh hưởng quyền riêng tư: Nhiều ứng dụng AI hoạt động dựa vào việc thu thập một lượng lớn dữ liệu cá nhân làm tăng nguy cơ quyền riêng tư bị lạm dụng.
+ Khả năng thiếu minh bạch: Phần lớn các ứng dụng AI hiện nay đều là các “hộp đen”, gây khó khăn cho việc hiểu các quyết định được đưa ra như thế nào, dẫn đến việc thiếu trách nhiệm giải trình để đảm bảo tính minh bạch.
+ Rủi ro về an ninh, an toàn: Các quyết định được đưa ra bởi AI có thể không chính xác dẫn đến những nguy hại trực tiếp cho con người như chẩn đoán sai về trình trạng bệnh tật hay ra quyết định tấn công các mục tiêu dân sự trong xung đột vũ trang,…
=> Giáo án Khoa học máy tính 12 Kết nối bài 2: Trí tuệ nhân tạo trong khoa học và đời sống