Nội dung chính Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức Bài 11: Oxygen. Không khí

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 11: Oxygen. Không khí sách Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

BÀI 11: OXYGEN – KHÔNG KHÍ

  1. OXYGEN TRÊN TRÁI ĐÁT

- Oxygen có ở khắp nơi trên Trái Đất

- Các loại động vật, thực vật và con người hô hấp bình thường nhờ có oxygen

- Cá và nhiều loài rong rêu hô hấp bình thường trong nước

- Nhiều loài giun, dế hô hấp được trong đất xốp

  1. TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ TẦM QUAN TRONG CỦA OXYGEN
  2. Tính chất vật lý của oxygen

- Ở điều kiện thường, oxygen ở thẻ khí, không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước và nặng hơn không khi.

- Oxygen hoá lỏng ở —183 °C, hoá rắn ở -218 °C. Ở thẻ lỏng và rắn, oxygen có màu xanh nhạt

  1. Tầm quan trọng của oxygen

- Oxygen dùng cho bệnh nhân thở, dùng để đốt lửa sưởi ấm, dùng đốt đèn thắp sáng,...

III. THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ

- Thành phần không khí gồm: 78% Nitơ, 21% oxi và 1% cacbon đioxit, hơi nước và các khí khác

  1. VAI TRÒ CỦA KHÔNG KHÍ

- Vai trò của không khí đối với sự sống:

          + Không khí giúp điều hoà khí hậu; bảo vệ Trái Đất: khi các thiên thạch rơi từ vũ trụ do cọ xát với không khí, các thiên thạch bốc cháy hoặc bay hơi gần hết.

          + Nitrogen trong không khí khi trời mưa dông có sấm sét chuyển hoá thành chất có chứa nitrogen cần thiết cho cây trồng (dạng phân bón tự nhiên).

          + Oxygen cần cho sự hô hấp, sự cháy

          + Carbon đioxide là nguyên liệu cho quá trình quang hợp của cây

          + Hơi nước: hình thành các hiện tượng tự nhiên (như mây, mưa,...).

  1. SỰ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
  2. Nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí

- Một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khi: xả rác bừa bãi, đốt rừng/cháy rừng, khí thải từ phương tiện giao thông, khí thải từ nhà máy/hoạt động sản xuất.

- Ô nhiễm không khí gây bệnh về hô hấp, gây mưa acid, giảm chất lượng đất, chất lượng nước...

  1. Bảo vệ môi trường không khí

- Các việc em có thể làm để góp phần giảm ô nhiễm không khí: trồng và bảo vệ cây xanh, không xả rác bừa bãi, sử dụng phương tiện công cộng, tiết kiệm điện...

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay