Nội dung chính Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức Bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học sách Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
BÀI 4: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC- TÌM HIỂU VỀ KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC
- Ống kinh gồm:
+ Thị kính (kính để mắt vào quan sát): có ghi 5x (gấp 5 lần), 10x (gấp 10 lần)....
+ Đĩa quay gắn các vật kính
+ Vật kính (kính sát với vật cần quan sát): có ghi 10x, 40x....
- Ốc điều chỉnh gồm: ốc to và ốc nhỏ
- Bàn kính: nơi đặt tiêu bản để quan sát, có kẹp giữ
- SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC
- Bước 1: Chọn vật kính thích hợp (10x, 40x hoặc 100x) theo mục đích quan sát
- Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính
- Bước 3: Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính gần sát vào tiêu bản (cẩn thận không để mặt của vật kính chạm vào tiêu bản).
- Bước 4: Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ, đến khi nhìn thấy mẫu vật cần quan sát.
- Bước 5: Vặn óc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy mẫu vật thật rõ nét.
III. BẢO QUẢN KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC
- Khi di chuyển kính hiển vi, một tay cầm vào thân kính, tay kia đỡ chân đế của kính. Phải đẻ kinh hiển vi trên bề mặt phẳng
- Không được để tay ướt hay bẩn lên kính hiển vi
- Lau thị kính và vật kính bằng giấy chuyên dụng trước và sau khi dùng