Nội dung chính Lịch sử 11 Kết nối tri thức bài 13: Việt Nam và Biển Đông
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 13: Việt Nam và Biển Đông sách Lịch sử 11 Kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án lịch sử 11 kết nối tri thức
BÀI 13: VIỆT NAM VÀ BIỂN ĐÔNG
- TẦM QUAN TRỌNG CỦA BIỂN ĐÔNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM
- Về quốc phòng, an ninh
Biển Đông là tuyến phòng thủ quan trọng bậc nhất ở phía đông với hệ thống các đảo và quần đảo trên biển như “tấm lá chắn” bảo vệ cả vùng trời, vùng biển và vùng đất luền của đất nước.
- Về phát triển các ngành kinh tế trọng điểm
- Phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn: khai thác và nuôi trồng thủy hải sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch.
- Trữ lượng cá ở vùng biển Việt Nam có khả năng khai thác hàng năm đạt 2,3 triệu tấn.
- Trữ lượng dầu mỏ và khí đốt khoảng gần 550 triệu tấn dầu, trên 600 tỉ m3 khí.
- Vùng ven biển có tiềm năng lớn về quặng sa khoáng: ti-tan, thiếc, vàng, sắt, man-gan, đất hiếm,..
- Đường bờ biển dài, nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên, tạo điều kiện phát triển du lịch, nghỉ dưỡng biển hiện đại: Hạ Long, Cửa Lò, Nha Trang, Phú Quốc,…
- Xây dựng các cảng biển nước sâu (Cái Lân, Dung Quất, Cam Ranh,…) và cảng trung bình (Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn,…).
→ Là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường khu vực và quốc tế. Hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu được vận chuyển bằng đường biển này.
- Xây dựng các trạm trung chuyển, dừng chân tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, phục vụ tuyến đường vận tải biển quốc tế.
- LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
- Quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa
Giai đoạn | Nội dung chính |
Trước năm 1884 | - Nhiều tập bản đồ của các triều đại quân chủ Việt Nam như: Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (1686), và của người phương Tây như: bộ Át lát thế giới (1827), An Nam đại quốc hoạ đồ (1838),...đã thể hiện quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam. - Nhiều tài liệu sử học và địa lí của Việt Nam như: Phủ biên tạp lục (1776), Đại Nam thực lục tiên biên và chính biên (1844 - 1848), Đại Nam nhất thống chí (1865 - 1875),.. cũng ghi chép tường tận về cương vực lãnh thổ và những hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền của các chính quyền chúa Nguyễn, vua Lê - chúa Trịnh, Triều Tây Sơn và Triều Nguyễn ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. - Hoạt động xác lập, thực thi chủ quyền, quản lí mang tính nhà nước đối với hai quần đảo (thế kỉ XVII - cuối thế kỉ XIX): + Thời các chúa Nguyễn và Triều Tây Sơn: hoạt động xác lập chủ quyền, quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được thể hiện thông qua việc thành lập và hoạt động của các đội Hoàng Sa và Bắc Hải tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. + Thời Nguyễn:
|
Từ năm 1884 đến năm 1954 | Chính quyền thực dân Pháp (đại diện ngoại giao cho Triều Nguyễn) tiếp tục khẳng định và thực thi chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo đúng thông lệ pháp lí quốc tế. |
Từ năm 1954 đến năm 1975 | Hai quần đảo đặt duới sự quản lí của các chính quyền ở miền Nam Việt Nam. |
Từ năm 1975 đến nay | Nhà nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục quản lí và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo - Về hành chính, năm 1982, thành lập huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai và huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Ngày nay, huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng và huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà. |
- Cuộc đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông
- Trước năm 1884:
+ Chính quyền chúa Nguyễn, Vương triều Tây Sơn và Triều Nguyễn thực hiện bảo vệ chủ quyền biển đảo, chống lại sự xâm nhập của tàu thuyền cướp biển và nước ngoài xâm lấn.
+ Từ thời Nguyễn đã tổ chức các đội thuỷ quân chuyên trách công việc bảo vệ, thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
- Từ năm 1884 đến năm 1954:
Chính phủ Pháp:
+ Cử hải quân đồn trú tại các đảo chính.
+ Phản đối trước dư luận quốc tế các hành động xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác.
- Từ năm 1954 đến năm 1975:
+ Việt Nam Cộng hoà cử quân đồn trú và triển khai những hoạt động quân sự quan trọng nhằm bảo vệ quần đảo Hoàng Sa.
+ Ngày 19 /1/1974, quân đội Việt Nam Cộng hoà đã thất bại trong cuộc chiến đấu bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước sự tấn công của quân đội Trung Quốc.
+ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam.
- Từ sau năm 1975 đến nay:
+ Hải quân Việt Nam nhiều lần chiến đấu bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước sự tấn công của quân đội nước ngoài (sự kiện Gạc Ma năm 1988).
+ Nhà nước Việt Nam kiên trì đấu tranh ngoại giao và pháp lí để khẳng định và bảo vệ chủ quyển của Việt Nam tại hai quần đảo.
- CHỦ TRƯƠNG VIỆT NAM GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP Ở BIỂN ĐÔNG BẰNG BIỆN PHÁP HÒA BÌNH
Thực hiện các biện pháp toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, quân sự nhằm bảo vệ quyền, chủ quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
- Ban hành các văn bản khẳng định chủ quyền; tham gia Công ước về Luật Biển (1982); thông qua Luật Biển Việt Nam (2012) khẳng định chủ quyền Việt Nam; thúc đẩy và thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
- Giải quyết các tranh chấp Biển Đông thông qua biện pháp hòa bình với tinh thần hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế.
- Thực hiện phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh trên biển và xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển.
=> Giáo án Lịch sử 11 kết nối Bài 13: Việt Nam và Biển Đông