Kênh giáo viên » Lịch sử 11 » Giáo án chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức

Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập lịch sử 11 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức lịch sử phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức

Bản xem trước: Giáo án chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHUYÊN ĐỀ 11.2: CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH TRONG THẾ KỈ XX

(10 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ
  2. Kiến thức

Thông qua chuyên đề, giúp HS:

  • Giải thích được nguyên nhân bùng nổ, hậu quả và tác động của hai cuộc chiến tranh thế giới (nửa đầu thế kỉ XX).
  • Phân tích được khát vọng hoà bình và cuộc đấu tranh vì hoà bình của nhân dân thế giới giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
  • Nêu được ý nghĩa của phong trào kháng chiến chống phát xít vì hoà bình của nhân dân thế giới trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Phân tích được ý nghĩa của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô.
  • Nêu được nét chính về nguyên nhân, đặc điểm, hậu quả của Chiến tranh lạnh. Phân tích được nguyên nhân kết thúc và tác động của Chiến tranh lạnh.
  • Giải thích được vì sao sau Chiến tranh lạnh, các cuộc chiến tranh, xung đột quân sự vẫn tiếp diễn.
  • Sưu tầm tài liệu để tìm hiểu về cuộc đấu tranh vì hoà bình của nhân dân thế giới trong Chiến tranh lạnh. Nêu được nét chính về phong trào quốc tế ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam thông qua ví dụ cụ thể.
  • Giải thích được vì sao cuộc đấu tranh vì hoà bình của nhân dân thế giới vẫn tiếp diễn sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Góp phần hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử (tư liệu viết, hình ảnh,...), biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu trong học tập lịch sử.
  • Góp phần hình thành và phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: giải thích được cơ sở, nguồn gốc của hai cuộc chiến tranh thế giới, Chiến tranh lạnh; khát vọng hoà bình và cuộc đấu tranh vì hoà bình của nhân dân thế giới; phong trào quốc tế ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam;...
  • Góp phần hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng thông qua việc vận dụng kiến thức đã học giải thích về nguồn gốc chiến tranh, cuộc đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã hội.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức phản đối chiến tranh, trân trọng giá trị của hoà bình, tham gia vào các hoạt động gìn giữ, bảo vệ hoà bình.
  • Bồi dưỡng các phẩm chất như: khách quan, trung thực, có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Chuyên đề học tập Lịch sử 11.
  • Xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
  • Bản đồ thế giới.
  • Tư liệu lịch sử: các hình ảnh, các tư liệu về các cuộc chiến tranh thế giới, khu vực và cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình của nhân dân thế giới (đã có trong SGK, phóng to qua máy chiếu).
  • Phiếu học tập cho HS.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Chuyên đề học tập Lịch sử 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Tạo sự hứng thú, lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về chiến tranh và cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới ngay từ đầu bài học.

- HS có điều kiện tiếp xúc, làm quen với một số từ khóa (chiến tranh, bạo lực, khát vọng, hòa bình,…).

  1. Nội dung:

- GV cho HS quan sát hình ảnh tác phẩm điêu khắc Không bạo lực, đọc đoạn thông tin về tác phẩm.

- GV đặt câu hỏi để HS trả lời:

+ Em đã từng nghe nói về tác phẩm này?

+ Trình bày ngắn gọn hiểu biết của bản thân về mối quan hệ giữa chiến tranh và hòa bình trong lịch sử; vai trò, giá trị của hòa bình đối với mỗi quốc gia, dân tộc và sự phát triển của thế giới ngày ngay.

- GV nêu nhận xét, tổng hợp các ý kiến của HS và dẫn dắt HS vào bài học.

  1. Sản phẩm: HS trình bày hiểu biết của bản thân về tác phẩm điêu khắc Không bạo lực; câu hỏi liên quan đến một số từ khóa (chiến tranh, bạo lực, khát vọng, hòa bình,…) và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 1 SHS tr.20 – tác phẩm điêu khắc Không bạo lực và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em đã từng nghe nói về tác phẩm này?

- GV hướng dẫn HS làm việc cặp đôi và thảo luận về các nội dung sau:

+ Vì sao hoà bình trở thành ước muốn vĩ đại nhất của mọi người?

+ Hãy chia sẻ những điều em biết về chiến tranh, về hoạt động chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình của nhân dân thế giới trong thế kỉ XX.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát Hình 1, thảo luận cặp đôi, vận dụng sự hiểu biết của bản thân để nhận thức về chiến tranh, bạo lực, khát vọng, hòa bình,…

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày hiểu biết của bản thân về:

+ Tác phẩm điêu khắc Không bạo lực:

  • Không bạo lc là tác phẩm điêu khắc nổi tiếng với khẩu súng khổng lồ có nòng bị thắt nút do nghệ sĩ Thuy Điển C. Ph. Ri-tê-uốt sáng tác, tặng cho Liên hợp quốc và được đặt bên ngoài trụ sở của tổ chức này ở Niu Oóc (Mỹ).
  • Cựu Thư kí Liên hợp quốc Ko-phi An-nan khẳng định: “Tác phẩm Tác phẩm điêu khắc Không bạo lực không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật đơn thuần; nó đã làm phong phú thêm ý thức của nhân loại với một hàm ý biểu tượng mạnh mẽ trong những đường nét đơn giản lời cầu nguyện vĩ đại nhất của con người: hoà bình cho mọi người”.

+ Chiến tranh, hoạt động chống chiến tranh, hoạt động bảo vệ hòa bình.

(HS trả lời ở các mức độ khác nhau, có thể chưa hiểu rõ về các nội dung GV đưa ra).

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn hóa kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chuyên đề 11.2 – Chiến tranh và hòa bình.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

 

MỤC 1: CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH TRONG NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX

(3,5 TIẾT)

Hoạt động 1 - 2. Tìm hiểu về hai cuộc chiến tranh thế giới nửa đầu thế kỉ XX

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Có kĩ năng tìm hiểu, khai thác tư liệu lịch sử để giải thích về nguyên nhân cơ bản, hậu quả và tác động của hai cuộc chiến tranh thế giới.

- Vận dụng được kiến thức lịch sử để kết nối lịch sử với cuộc sống hiện tại, hiểu biết nguồn gốc của chiến tranh vận dụng vào việc ngăn ngừa chiến tranh, nhận thức rõ giá trị của hòa bình để góp phần vào cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình; phát triển năng lực vận dụng tri thức lịch sử vào cuộc sống.

  1. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 1a, 1b; tư liệu 1; hình 2; bảng 1 SHS tr.21, 22 và trả lời câu hỏi:

+ Giải thích những nguyên nhân sâu xa và duyên cớ trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.

+ Phân tích hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

+ Đánh giá tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với tình hình thế giới.

- GV hướng dẫn HS khai thác thông tin mục 2a, 2b; bảng 2; hình 3, 4 SHS tr.22 – 24 và trả lời câu hỏi:

+ Giải thích những nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai có điểm gì giống nhau?

+ Nhận xét về hậu quả của hai cuộc chiến tranh thế giới.

+ Đánh giá những tác động của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với lịch sử nhân loại.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về hai cuộc chiến tranh thế giới nửa đầu thế kỉ XX và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

a) Nguyên nhân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc và khai thác Tư liệu 1 SHS tr.21: sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa đế quốc và sự hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau.

 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin mục 1a SHS tr.21 và trả lời câu hỏi: Giải thích những nguyên nhân sâu xa và duyên cớ trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

  
  

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 1a, kết hợp khai thác Tư liệu 1 SHS tr.21 để tìm hiểu về những nguyên nhân sâu xa và duyên cớ trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp:

+ Những nguyên nhân sâu xa.

+ Duyên cớ trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

b) Hậu quả và tác động

Bước 1: GV chuyển nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS khai thác thông tin tư phần chữ nhỏ và Bảng 1, Hình 2 SHS tr.21, 112  để thấy được hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất thông qua số quốc gia bị lôi cuốn vào vòng chiến, số người thương vong,...

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về mức độ tàn khốc trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

  
  

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Hãy phân tích hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- GV yêu cầu HS tiếp tục khai thác thông tin mục 1b SHS tr.22, thảo luận về tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất, chú trọng đến tác động đối với tương quan lực lượng giữa các nước tư bản, đặc biệt đối với tình hình thế giới và trả lời câu hỏi: Đánh giá tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với tình hình thế giới.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 1b, kết hợp khai thác tư liệu, hình ảnh để tìm hiểu về hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày lần lượt các nội dung sau:

+ Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

+ Tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với tình hình thế giới.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

a) Nguyên nhân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc và khai thác Tư liệu 2 SHS tr.22: sự phát triển không đồng nhất của chủ nghĩa tư bản (so sánh với Chiến tranh thế giới thứ nhất).

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin mục 2a, khai thác Hình 3 SHS tr.3 và trả lời câu hỏi:

+ Khai thác Tư liệu 2 và thông tin trong mục, giải thích nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống nhau?

=>  GV lưu ý HS: khai thác phần chữ nhỏ; quan sát, nhận xét về bức tranh biếm họa về chính sách hai mặt của các nước phương Tây (một nguyên nhân dẫn đến chiến tranh).

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về Chiến tranh thế giới thứ hai:

  
  

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin mục 2a, kết hợp khai thác tư liệu, hình ảnh để tìm hiểu về nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày lần lượt các nội dung:

+ Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Sự giống nhau về nguyên dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

b) Hậu quả và tác động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, khai thác thông tin phần chữ nhỏ, Bảng 2 SHS tr.24 và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai?

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai:

  
 

- GV hướng dẫn HS tiếp tục khai thác thông tin mục 2b, quan sát Hình 4 SHS tr.24 và trả lời câu hỏi: Đánh giá những tác động của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với lịch sử nhân loại.

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, kết hợp khai thác tư liệu, hình ảnh để tìm hiểu về hậu quả, tác động của Chiến tranh thế giới thứ hai.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày lần lượt các nội dung sau:

+ Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Những tác động của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với lịch sử nhân loại.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1 - 2. Tìm hiểu về hai cuộc chiến tranh thế giới nửa đầu thế kỉ XX

1. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

a) Nguyên nhân

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Sự phát triển không đồng đều về kinh tế - chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

+ Tham vọng bành trướng thuộc địa, chính sách chạy đua vũ trang của Đức tạo nên căng thẳng trong quan hệ quốc tế ở châu Âu cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

- Duyên cớ trực tiếp:

+ Đức kích động Áo - Hung gây chiến với Xéc-bi (28/7).

+ Đức tuyên chiến với Nga (1/8) và Pháp (3/8), Anh tuyên chiến với Đức (4/8).

=> Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Hậu quả và tác động

- Hậu quả:

+ 20 triệu người chết, bị thương và tàn tật vì chiến tranh.

+ 4 đế quốc lớn (Nga, Đức, Áo – Hung, Ôt-tô-man)  ở châu Âu sụp đổ.

+ 2 nước tư bản ngoài châu Âu (Mỹ, Nhật Bản) có điều kiện vươn lên nhanh chóng.

- Tác động:

+ Trật tự thế giới mới được xác lập phù hợp với tương quan lực lượng mới giữa các cường quốc (hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn),

+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới mở ra thời kì phát triển mới trong phong trào cách mạng thế giới.

 

 

2. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

a) Nguyên nhân

- Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai:

+ Trật tự Véc-xai - Oa-sinh-tơn do các nước thắng trận xác lập  xảy ra mâu thuẫn về quyền lợi không thể giải quyết.

+ Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, tạo điều kiện cho các thế lực phát xít lên cầm quyền ở Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản.

+ Chính sách thoả hiệp, nhượng bộ của các nước phương Tây tạo điều kiện cho phe phát xít gây chiến.

- Sự giống nhau về nguyên nhân bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai:

+ Về nguồn gốc: bắt nguồn từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, mâu thuẫn đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được.

+ Về tính chất: mang tính chất phi nghĩa.

+ Về hậu quả: tổn thất về người và của, kinh tế bị tàn phá nặng nề. Sau 2 cuộc chiến tranh đều có một trật tự thế giới mới được thiết lập.

 

b) Hậu quả và tác động

- Hậu quả: Là cuộc chiến tranh khốc liệt, tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại.

+ 90 triệu người chết, bị thương, tàn tật vì chiến tranh.

+ Thiệt hại về vật chất: 4 000 tỉ USD.

- Tác động:

+ Thắng lợi của Liên Xô thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc, sự ra đời của các quốc gia độc lập ở châu Á,

châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh.

+ Thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước tư bản. Mỹ trở thành siêu cường đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa. + Trật tự thế giới mới được hình thành - Trật tự hai cực I-an-ta (Liên Xô và Mỹ).

+ Sự ra đời của Liên hợp quốc  mở ra một chương mới trong lịch sử chính trị thế giới.

 

 Hoạt động 3. Tìm hiểu về cuộc đấu tranh vì hòa bình trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Có kĩ năng tìm hiểu, khai thác thông tin để tìm hiểu, nhận thức được nội dung, ý nghĩa của cuộc đấu tranh vì hoà bình của nhân dân thế giới giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

- Vận dụng được kiến thức lịch sử để kết nối lịch sử với cuộc sống hiện tại, hiểu được

sự cần thiết việc ngăn ngừa chiến tranh, nhận thức rõ giá trị của hoà bình để góp phần vào cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình; phát triển năng lực vận dụng tri thức lịch sử vào cuộc sống.

- Có khả năng nhận biết, chọn lọc, thông tin cơ bản để hiểu rõ về phong trào kháng chiến chống phát xít của nhân dân thế giới trong Chiến tranh thế giới thứ hai nói chung và cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô nói riêng lịch sử, phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử.

- Giải thích được (bằng việc trình bày, hoặc bài viết) những nội dung cơ bản, ý nghĩa của phong trào kháng chiến chống phát xít của nhân dân thế giới và cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô; góp phần phát triển năng lực nhận thức, tư duy lịch sử, vận dụng tri thức lịch sử để giải thích những vấn để của cuộc sống hiện tại.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về cuộc đấu tranh vì hòa bình trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới trên các nội dung:

- Chính sách ngoại giao hòa bình của Liên Xô.

- Hệ thống an ninh tập thể ở châu Âu trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

- Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

- Phong trào kháng chiến chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về về cuộc đấu tranh vì hòa bình trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chính sách ngoại giao hòa bình của Liên Xô

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin mục 3a SHS tr.25 và cho biết:

+ Nêu ý nghĩa của Sắc lệnh hòa bình năm 1917 của Lê-nin.

+ Phân tích khát vọng hòa bình và cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân Liên Xô thông qua chính sách ngoại giao của Liên Xô.

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh có liên quan đến Sắc lệnh hòa bình 1917.

- GV hướng dẫn HS nội dung thảo luận:

+ Sắc lệnh hòa bình 1917:

●       Nội dung sắc lệnh hòa bình của Lê-nin.

●       Ý nghĩa của sắc lệnh.

+ Chính sách ngoại giao hòa bình của Liên Xô: các hoat động thực thi chính sách ngoại giao.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh để tìm hiểu về Sắc lệnh hòa bình 1917 và chính sách ngoại giao hòa bình của Liên Xô.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoat động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày lần lượt các nội dung sau:

+ Ý nghĩa của Sắc lệnh hòa bình 1917.

+ Khát vọng hòa bình và cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân Liên Xô thông qua chính sách ngoại giao của Liên Xô.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Hệ thống an ninh tập thể ở châu Âu trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS khai thác thông tin, kết hợp quan sát Hình 5 SHS tr.26 về việc thành lập Hội quốc liên.

- GV nhấn mạnh ý nghĩa của việc kí kết Hiệp ước từ bỏ chiến tranh được kí kết tại Pa-ri ngày 27/8/1928.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Giải thích vì sao việc thiết lập hệ thống an ninh tập thể ở châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất là cần thiết?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, kết hợp quan sát Hình 5 SHS tr.25, 26 để tìm hiểu về hệ thống an ninh tập thể ở châu Âu trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả, hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lí giải việc thiết lập hệ thống an ninh tập thể ở châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất là cần thiết.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

- GV nhận xét phần thảo luận, chốt lại những điểm chính về nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc xây dựng một hệ thống an ninh tập thể ở châu Âu, góp phần gìn giữ hòa bình, an ninh quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 3: Phong trào Mặt trận nhân dân chống phá

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS khai thác thông tin phần chữ nhỏ kết hợp quan sát Hình 6 SHS tr.26, 27 về phong trào Mặt trận nhân dân ở các nước phương Tây thông qua hai trường hợp điển hình ở Pháp và Tây Ban Nha.

- GV hướng dẫn HS khai thác thông tin về phong trào Mặt trận nhân dân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc thông qua trường hợp điển hình ở Đông Nam Á (In-đô-nê-xi-a, các nước Đông Dương, phong trào ở một số nước Mỹ La-tinh).

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+ Cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới được thể hiện như thế nào qua phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh trong những năm 30 của thế kỉ XX?

+ Cho biết ý nghĩa của phong trào đó.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh, thảo luận để tìm hiểu về phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày lần lượt các nội dung:

+ Cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới qua phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh trong những năm 30 của thế kỉ XX.

+ Ý nghĩa của phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh trong những năm 30 của thế kỉ XX.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét phần thảo luận, chốt lại điểm chính về đóng góp của phong trào trong việc chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 4: Phong trào kháng chiến chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin SHS tr.27, 28 và trả lời câu hỏi:

+ Nêu những nét khái quát về phong trào kháng chiến chống phát xít ở châu Âu, châu Á, Đông Nam Á.

+ Trình bày ý nghĩa của phong trào.

- GV hướng dẫn HS khai thác thông tin, quan sát Hình 7 SHS tr.28 về ý nghĩa cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô, vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt phát xít Đức ở châu Âu.

=>  GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Phân tích ý nghĩa cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, khai thác hình ảnh, thảo luận để tìm hiểu về phong trào kháng chiến chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày lần lượt các nội dung:

+ Ý nghĩa của phong trào kháng chiến chống phát xít ở châu Âu, châu Á, châu Phi.

+ Ý nghĩa cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt lại những điểm chính về ý nghĩa của phong trào kháng chiến chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai và cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3. Tìm hiểu về cuộc đấu tranh vì hòa bình trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

a) Chính sách ngoại giao hòa bình của Liên Xô

- Sắc lệnh hòa bình năm 1917:

+ Nội dung: Coi chiến tranh là một tội ác lớn nhất đối với nhân loại, kêu gọi chấm dứt chiến tranh, tiến hành ngay thương lượng và đàm phán hòa bình, không xâm chiếm đất đai, lãnh thổ.

+ Ý nghĩa:

●       Lần đầu tiên trên thế giới xuất hiện một cương lĩnh chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình trong bối cảnh chiến tranh đang diễn ra khốc liệt trên thế giới.

●       Thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân Nga và nhân dân thế giới nói chung.

- Chính sách ngoại giao hòa bình của Liên Xô:

+ Thiết lập quan hệ song phương với hàng loạt các nước láng giềng ở châu Âu, châu Á.

+ Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế phá vỡ chính sách bao vây, cô lập của các nước đế quốc.

+ Kí kết Hiệp ước từ bỏ chiến tranh nói chung, tham gia và là lực lượng chủ chốt hỗ trợ nước Cộng hòa Tây Ban Nha trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Hệ thống an ninh tập thể ở châu Âu trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

- Hoàn cảnh ra đời: hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất đòi hỏi phải thiết lập một hệ thống an ninh tập thể ở châu Âu để ngăn chặn chiến tranh.

=> Hội Quốc liên được thành lập (10/1/1920) chính thức được thành lập, đánh dấu bước phát triển mới trong ngăn ngừa chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới.

- Quá trình hoạt động:

+ Trong thập kỉ 20 của thế kỉ XX, hàng loạt các hội nghị quốc tế về hoà bình, giải trừ quân bị diễn ra trong khuôn khổ Hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn.

+ Hiệp ước chung về từ bỏ chiến tranh được kí kết tại Pa-ri ngày 27 - 8 - 1928 với sự tham gia của đại điện 15 nước (sau này tăng lên 57 nước).

- Ý nghĩa:

+ Thể hiện sự nỗ lực của các nước trong việc xây dựng một hệ thống an ninh tập thể ở châu Âu.

+ Góp phần gìn giữ hoà bình, an ninh quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c) Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh

- Phong trào Mặt trận nhân dân ở các nước phương Tây:

+ Pháp: Mặt trận Nhân dân Pháp thực hiện một số cải cách tiến bộ, bảo vệ được nền dân chủ, đưa nước Pháp vượt qua được hiểm hoạ của chủ nghĩa phát xít.

+ Tây Ban Nha: kiên quyết chống trả cuộc tấn công của lực lượng phát xít Phran-cô.

- Phong trào Mặt trận nhân dân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc thông qua trường hợp điển hình ở Đông Nam Á:

+ Ở Đông Nam Á: Mặt trận Nhân dân In-đô-nê-xi-a lãnh đạo phong trào đấu tranh đòi quyền dân chủ, quyền tự quyết, chống phát xít và nguy cơ chiến tranh ở nước này.

+ Các nước Đông Dương: tập hợp các lực lượng đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân chủ.

+ Khu vực Mỹ La-tinh: tập hợp đông đảo các lực lượng yêu nước trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ nền dân chủ và hoà bình.

 

 

 

 

d) Phong trào kháng chiến chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai

- Phong trào chống phát xít ở châu Âu, châu Á, châu Phi:

+ Khái quát:

●       Ở châu Âu: tiêu diệt chủ nghĩa phát xít và bổ sung lực lượng cho quân Đồng minh.

●       Ở châu Á: Trung Quốc là một trong những mặt trận chính chống lại quân phiệt Nhật Bản.

●       Ở Đông Nam Á: các nước Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xi-a giành độc lập năm 1945. Sau đó, các nước Đông Nam Á khác lần lượt được trao trả độc lập.

+ Ý nghĩa:

●       Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống phát xít của nhân dân thế giới góp phần quan trọng trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

●       Tạo thời cơ có một không hai để các nước thuộc địa và phụ thuộc từng sát cánh cùng các lực lượng Đồng minh chống phát xít, có điều kiện thuận lợi chớp thời cơ tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc.

- Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô: tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của dòng thác cách mạng giải phóng dân tộc trên khắp các châu lục, từng bước làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và thực dân tại châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh.

Giáo án chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án lịch sử 11 kết nối tri thức

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: giáo án chuyên đề học tập lịch sử 11 sách kết nối tri thức với cuộc sống, giáo án chuyên đề lịch sử 11 kết nối, giáo án lịch sử chuyên đề 11 sách KNTT

Giáo án lớp 11 mới cánh diều, kết nối, chân trời

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay