Kênh giáo viên » Lịch sử 11 » Giáo án ngắn gọn lịch sử 11 kết nối tri thức dùng để in

Giáo án ngắn gọn lịch sử 11 kết nối tri thức dùng để in

Giáo án Lịch sử 11 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn ngắn gọn nhưng đầy đủ các bước theo công văn mới 5512. Cách trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo viên lấy về có thể in luôn. Bản giáo án giúp tiết kiệm giấy khi in và vẫn đảm bảo đúng yêu cầu. Đây là một lựa chọn thêm rất hữu ích, đáng tham khảo với thầy/cô dạy Lịch sử 11 kết nối tri thức.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án ngắn gọn lịch sử 11 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn lịch sử 11 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn lịch sử 11 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn lịch sử 11 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn lịch sử 11 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn lịch sử 11 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn lịch sử 11 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn lịch sử 11 kết nối tri thức dùng để in

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

GIÁO ÁN NGẮN GỌN LỊCH SỬ 11 KẾT NỐI TRI THỨC BÀI CUỘC CẢI CÁCH CỦA LÊ THÁNH TÔNG (THẾ KỈ XV)

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 10: CUỘC CẢI CÁCH CỦA LÊ THÁNH TÔNG (THẾ KỈ XV)

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được bối cảnh lịch sử, nội dung, kết quả, ý nghĩa của cuộc cải cách thời Lê Thánh Tông.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: thông qua việc trình bày được bối cảnh lịch sử, nội dung cuộc cải cách Lê Thánh Tông.
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua việc trình bày được kết quả và ý nghĩa cuộc cải cách của Lê Thánh Tông.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng: giải quyết các nhiệm vụ học tập.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trách nhiệm: thông qua việc thực hiện các công việc cá nhân và nhóm trong quá trình học tập.
  • Có ý thức trân trọng giá trị cuộc cải cách của Lê Thánh Tông.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Lịch sử 11, Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực,
  • Tập bản đồ và Tư liệu lịch sử 11.
  • Tư liệu lịch sử khai thác về cải cách Lê Thánh Tông trên các phương diện: hành chính, luật pháp, quân đội – quốc phòng, kinh tế,…
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

=> Xem bản soạn chi tiết hơn: 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú, lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV).
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nhận diện sự kiện thông qua các hình ảnh lịch sử về thời kì lịch sử thời vua Lê Thánh Tông.
  4. Sản phẩm: HS nhận diện các sự kiện lịch sử thời vua Lê Thánh Tông.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi Nhận diện sự kiện.

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ Có 4 hình ảnh tương ứng 4 sự kiện lịch sử cần nhận diện, thời gian trả lời câu hỏi là 30 giây.

+ Người chiến thắng trả lời đúng sự kiện lịch sử hình ảnh gợi ý.

- GV lần lượt trình chiếu các hình ảnh cần được nhận diện:

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát nhanh hình ảnh, dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết thực tế và tìm ra đáp án.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện lần lượt 4 HS nêu đáp án cho 4 hình.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nêu đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

Hình 1: Bia Tiến sĩ.          Hình 2: Luật Hồng Đức.

Hình 3: Cặp rồng đá ở Điện Kính Thiên.        Hình 4: Văn bia Quế Lâm.

- GV dẫn dắt HS vào bài học:

Bia Tiến sĩ, Luật Hồng Đức, cặp rồng đá trước điện Kính Thiên (Hoàng thành Thăng Long)….đều được tạo dựng thời vua Lê Thánh Tông. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu rõ hơn trong bài học ngày hôm nay – Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Thông.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu bối cảnh lịch sử của cuộc cải cách

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được bối cảnh lịch sử của cuộc cải cách thời Lê Thánh Tông.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 1 SGK tr.64, 65 và trả lời câu hỏi: Trình bày bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về bối cảnh lịch sử của cuộc cải cách thời Lê Thánh Tông và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm việc ở nhà, sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet, tìm hiểu về nhân vật vua Lê Thánh Tông, thiết kế thẻ nhân vật theo gợi ý:

- GV trình chiếu hình ảnh và giới thiệu về vua Lê Thánh Thông:

+ Vua Lê Thánh Tông tên thật là Lê Tư Thành, vị vua thứ 4 của nhà Hậu Lê, ông lên ngôi năm 1460, lúc 18 tuổi, đặt niên hiệu là Quang Thuận, năm 1470 đổi niên hiệu là Hồng Đức.

+ Triều đại ông là giai đoạn thịnh vượng, thực hiện được nhiều cải cách về kinh tế, chính trị, văn hóa; là người đã minh oan cho Nguyễn Trãi, sáng lập ra hội Tao Đàn gồm 28 vị đại thần khoa bảng

+ Ông đã mở rộng bờ cõi Đại Việt vào núi Thạch Bị, Đại Lãnh, ban hành Luật Hồng Đức, cho vẽ Hồng Đức bản đồ, đặt lệ dựng bia ghi tên các tiến sĩ ở Văn Miếu.

+ Ngoài việc trị nước, ông còn là một nhà thơ tài hoa, để lại nhiều tác phẩm văn hóa sáng giá.

https://www.youtube.com/watch?v=vx9U26nPMnw

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 1 SGK tr.64, 65 và trả lời câu hỏi: Trình bày bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông. 

- GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận:

+ Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội nửa sau thế kỉ XV như thế nào?

+ Vì sao trong bối cảnh tình hình đất nước từng bước ổn định, vua Lê Thánh tông lại tiến hành cải cách?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS cặp đôi nêu bối cảnh lịch sử cuộc cải cách Lê Thánh Tông.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Năm 1460, Lê Thánh Tông lên ngôi hoàng đế trong bối cảnh đất nước đã từng bước ổn định nhưng bộ máy hành chính nhà nước cũng bắt đầu bộc lộ những hạn chế.

Vua Lê Thánh Tông đã từng bước tiến hành cải cách nhằm tăng cường quyền lực của hoàng đế và bộ máy nhà nước.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Bối cảnh lịch sử

Đất nước dần ổn định, bộ máy nhà nước bộc lộ hạn chế:

- Cấp trung ương:

+ Quyền lực tập trung chủ yếu trong tay võ quan.

+ Quan lại lộng quyền, tham nhũng, mâu thuẫn nội bộ triều đình.

- Cấp địa phương: Đất nước chỉ được chia thành 5 đạo Mầm mống phân tán quyền lực.

→ Vua Lê Thánh Tông từng bước cải cách -> tăng cường quyền lực của hoàng đế và bộ máy nhà nước.

Hoạt động 2. Tìm hiểu nội dung cuộc cải cách

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những nội dung cơ bản trong cải cách của vua Lê Thánh Tông.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo 2 nhóm, khai thác Tư liệu 1, Hình 2, mục Em có biết, thông tin mục 2a – 2e SGK tr.65 - 67 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày những nội dung cơ bản trong cải cách của vua Lê Thánh Tông (hành chính, pháp luật, quân đội và quốc phòng, kinh tế, văn hóa và giáo dục).
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu hình ảnh và dẫn dắt: Là một vị vua có tài năng xuất chúng trong quản lí, xây dựng đất nước, trong suốt thời kì trị vì, Lê Thánh Tông đã tiến hành cuộc cải cách khá toàn diện.

* Tìm hiểu điểm tiến bộ của Quốc triều hình luật

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Tư liệu 1, kết hợp với hình ảnh do GV cung cấp và thực hiện nhiệm vụ: Chỉ ra những điểm tiến bộ của Quốc triều hình luật.

- GV hướng dẫn HS tìm những từ, cụm từ thể hiện điểm tiến bộ của Quốc triều hình luật:

+ Bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ: con gái hứa gả chồng mà chưa thành hôn nếu người con trai bị ác tật hay tội phạm hoặc phá tán gia sản thì cho phép người con gái kêu quan mà trả lại đồ lễ.

+ Bảo vệ nông nghiệp: phá trộm đê làm thiệt hại nhà cửa, lúa má của dân thì xử tội đồ hay tội lưu và bắt đền thiệt hại.

→ Kết luận: Một số điều luật của bộ Luật Hồng Đức được nêu ở Tư liệu 1 thể hiện tính nhân văn, tiến bộ của xã hội thời Lê sơ, khác so với các nước Đông Á và Đông Nam Á lúc bấy giờ, đó là quyền lợi của người phụ nữ được coi trọng. Điều đó cũng được thể hiện trong pháp luật hiện nay của Việt Nam.

* Tìm hiểu nội dung cơ bản trong cải cách của vua Lê Thánh Tông

- GV yêu cầu HS làm việc theo 2 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Khai thác Tư liệu 1, Hình 2, mục Em có biết, thông tin mục 2a – 2e SGK tr.65 - 67 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày những nội dung cơ bản trong cải cách của vua Lê Thánh Tông (hành chính, pháp luật, quân đội và quốc phòng, kinh tế, văn hóa và giáo dục).

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Lĩnh vực

Nội dung chính

Hành chính

 

Pháp luật

 

Quân đội và quốc phòng

 

Kinh tế

 

Văn hóa và giáo dục

 

- GV cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh về cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao Lê Thánh Thông chú trọng phát triển giáo dục, khoa cử?

- GV liên hệ thực tế, vận dụng, tổ chức nhanh cho HS đóng vai và thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau:

+ Đóng vai Thượng thư Bộ Hộ đề xuất ý kiến cải cách về kinh tế Đại Việt với vua Lê Thánh Tông.

+ Đóng vai Thượng thư Bộ Hình tư vấn với vua Lê Thánh Tông về việc soạn thảo bộ Quốc triều hình luật.

+ Đóng vai Thượng thư Bộ Lễ em đề xuất với vua Lê Thánh Tông đề ra các chính sách/biện pháp phát triển giáo dục.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, tư liệu, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 nhóm nêu những nội dung cơ bản trong cải cách của Lê Thánh Tông theo Phiếu học tập số 1.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Ông nhận thức được hiền tài là nguyên khí của quốc gia; giáo dục, khoa cử để đào tạo, tuyển dụng hiền tài cho đất nước.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Cải cách dưới triều vua Lê Thánh Tông có tính đồng bộ từ trung ương đến địa phương. Nội dung của cuộc cải cách diễn ra trên nhiều lĩnh vực nhằm tăng cường sự kiểm soát, chỉ đạo của hoàng đế đối với triều thần, tăng cường sự ràng buộc, kiểm soát lẫn nhau trong giới quan liêu, tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quan lại.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Nội dung cải cách

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 2.

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN

CUỘC CẢI CÁCH CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Lĩnh vực

Nội dung chính

Hành chính

- Ở trung ương: xóa bỏ hầu hết các chức quan đại thần có quyền lực lớn, chỉ giữ lại một số ít quan đại thần để cùng vua bàn công việc khi cần thiết.

+ Vua nắm mọi quyền hành và trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn.

+ Tổ chức hoàn thiện cơ cấu, chức năng của Lục Bộ (sáu bộ), đồng thời đặt ra Lục Tự (sáu tự) để giúp việc cho Lục Bộ, Lục Khoa (sáu khoa) để theo dõi, giám sát hoạt động của Lục Bộ.

- Ở địa phương:

+ Đến năm 1466, xóa bỏ 5 đạo, chia đất nước thành 12 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô (Thăng Long); năm 1469, đổi tên một số đại thừa tuyên; năm 1471, đặt thêm đạo thừa tuyên thứ 13 là Quảng Nam. Đứng đầu thừa tuyên là Đô ty, Thừa Ty và Hiến ty có quyền ngang nhau, cùng quản lí công việc chung. Dưới đạo thừa tuyên là phủ, huyện, châu và cuối cùng là xã.

- Quan lại trong bộ máy nhà nước được tuyển chọn chủ yếu thông qua khoa cử. Nhà nước chú trọng xây dựng đội ngũ quan lại có năng lực và phẩm chất tốt.

Pháp luật

Chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật để quản lí đất nước: Năm 1483, ban hành bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) gồm 722 điều với nhiều quy định định mang tính dân tộc sâu sắc như các điều luật bảo vệ phụ nữ, người già, người tàn tật, trẻ em, bảo vệ sản xuất nông nghiệp,…

Quân đội và quốc phòng

- Năm 1466, tiến hành cải tổ hệ thống quân đội. Quân đội được chia làm hai loại: quân thường trực bảo vệ kinh thành gọi là cấm bính hay thân binh và quân các đạo, gọi là ngoại binh.

- Nhà nước cũng rất chú ý đến rèn luyện quân đội như duyệt binh sĩ hằng năm, quy định cứ 3 năm tổ chức một kì thi võ nghệ của quân sĩ và định lệ thưởng phạt,...

Kinh tế

Ban hành các chính sách phát triển kinh tế như: chế độ lộc điền và chế độ quân điền.

Văn hóa và giáo dục

- Coi trọng biên soạn quốc sử.

- Việc sử dụng lễ, nhạc, quy chế thi cử,... được luật hoá nghiêm túc.

- Chú trọng giáo dục và khoa cử để đào tạo, tuyển dụng nhân tài; cho xây dựng lại Văn Miếu, mở rộng nhà Thái Học và lập trường học ở nhiều địa phương. Thời kì trị vì của vua Lê Thánh Tông, Nhà nước đã tổ chức được 12 khoa thi Hội, lấy đỗ hơn 500 tiến sĩ.

Hoạt động 3. Tìm hiểu kết quả và ý nghĩa của cuộc cải cách

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được kết quả và ý nghĩa cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai Tư liệu 2, thông tin mục 3 SGK tr.68 và trả lời câu hỏi: Trình bày kết quả, ý nghĩa cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về kết quả, ý nghĩa cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS trò chơi “Truy tìm từ khóa”, HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 3 SGK tr.68, tìm nhanh các từ khóa chỉ kết quả và ý nghĩa cuộc cải cách thời vua Lê Thánh Tông trong vòng 1- 2 phút.

Gợi ý: quy củ, chặt chẽ, tập trung cao độ, giám sát, phát triển, chuyển biến toàn bộ, hưng thịnh, vững mạnh,…

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai Tư liệu 2, thông tin mục 3 SGK tr.68 và trả lời câu hỏi: Trình bày kết quả, ý nghĩa cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu kết quả, ý nghĩa cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Công cuộc cải cách của Lê Thánh Tông không chỉ có ý nghĩa chấn chỉnh bộ máy nhà nước mà đã làm biến chuyển toàn bộ các hoạt động của quốc gia, làm cho vương triều vững mạnh và đất nước trở nên hưng thịnh nhất trong lịch sử trung đại Việt Nam.

3. Kết quả và ý nghĩa

- Kết quả:

+ Bộ máy nhà nước chặt chẽ, đề cao quyền hành toàn diện của vua.

+ Quy định chức danh rõ ràng, tăng cường hệ thống giám sát, hạn chế tập trung quyền lực.

+ Chính sách về ruộng đất giúp kinh tế nông nghiệp phát triển.

+ Chính sách giáo dục, khoa cử đào tạo hệ thống, quan lại trí thức có tài, đủ năng lực quản lí đất nước.

- Ý nghĩa:

+ Làm chuyển biến toàn bộ các hoạt động của quốc gia.

+ Tạo cơ sở cho Vương triều Lê sơ phát triển vững mạnh, đất nước hưng thịnh.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử, giúp HS củng cố, hệ thống hóa kiến thức đã lĩnh hội ở bài học Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV).
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm tổng kết bài học Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV).

- GV hướng dẫn HS hoàn thành câu hỏi bài tập phần Luyện tập SHS tr.68.

  1. Sản phẩm: Đáp án trả lời phần Luyện tập của HS và chuẩn kiến thức của GV.

=> Xem nhiều hơn: 

  1. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

- GV tổ chức cho HS trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm tổng kết bài học Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV).

- GV lần lượt đọc câu hỏi:

Câu 1: Mục đích cuộc cải cách của Lê Thánh Tông là gì?

  1. Tăng cường quyền lực của hoàng đế và bộ máy nhà nước.
  2. Hoàn thiện bộ máy nhà nước.
  3. Ổn định tình hình chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa.
  4. Tăng cường tiềm lực, đối phó với giặc ngoại xâm.

Câu 2: Bộ máy hành chính cấp địa phương dưới thời vua Lê Thánh Tông gồm các cấp nào?

  1. Đạo – phủ – huyện – xã – thôn.
  2. Đạo – phủ – huyện – hương – xã.
  3. Đạo thừa tuyên – phủ – huyện – châu – xã.
  4. Đạo – phủ – huyện – châu – xã.

Câu 3: Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua?

  1. Bãi bỏ chức Tể tướng, Đại hành khiển, các cơ quan do vua trực tiếp chỉ đạo.
  2. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên.
  3. Ban hành bộ Luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích triều đình.
  4. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình.

Câu 4: Phương thức tuyển chọn quan lại chủ yếu dưới thời vua Lê Thánh Tông là gì?

A. Tiến cử.

B. Khoa cử.

C. Ứng cử.

D. Tập ấm.

Câu 5: Bộ luật được ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông là:

  1. Quốc triều hình luật.
  2. Hình thư.
  3. Hình luật.
  4. Hoàng Việt luật lệ.

Câu 6: Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông không mang lại kết quả nào đối với tình hình Đại Việt lúc bấy giờ?

  1. Hoàn thiện bộ máy nhà nước.
  2. Đưa chế độ quân chủ Việt Nam phát triển đến đỉnh cao.
  3. Ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa.
  4. Thúc đẩy quá trình khai hoang và mở rộng lãnh thổ.

Câu 7: Hình ảnh nào dưới đây nói về cuộc cải cách của Lê Thánh Tông:

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện lần lượt các HS đọc đáp án trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nêu đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

7

Đáp án

A

C

A

B

A

D

D

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi bài tập 1, 2 -  phần Luyện tập SGK tr.68

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

+ Nhóm 1, 3: Lập sơ đồ tư duy về bối cảnh lịch sử, nội dung chủ yếu và kết quả, ý nghĩa cải cách của vua Lê Thánh Tông.

+ Nhóm 2, 4: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, làm việc theo nhóm và hoàn thành nhiệm vụ của nhóm mình.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện nhóm 1 (hoặc nhóm 3), nhóm 2 (hoặc nhóm 4) trình bày kết quả thảo luận của nhóm.

- GV yêu cầu 2 nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và nêu ví dụ:

- GV chuyển sang nội dung mới.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phát triển năng lực vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS hoàn thành câu hỏi bài tập phần Vận dụng SGK tr.68.
  3. Sản phẩm: Đáp án phần Vận dụng của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

...

 

Giáo án ngắn gọn lịch sử 11 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn lịch sử 11 kết nối tri thức dùng để in

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ...

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án lịch sử 11 kết nối tri thức

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: Giáo án bản chuẩn in lịch sử 11 kết nối tri thức, tải giáo án lịch sử 11 kết nối tri thức bản chuẩn, soạn ngắn gọn lịch sử 11 kết nối bản chuẩn để in, Bản tải đầy đủ giáo án Lịch sử 11 KNTT dùng để in

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay