Nội dung chính Lịch sử và Địa lí 5 kết nối Bài 2: Thiên nhiên Việt Nam

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Thiên nhiên Việt Nam sách Lịch sử và Địa lí 5 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức

BÀI 2. THIÊN NHIÊN VIỆT NAM

1. Địa hình và khoáng sản

a) Địa hình

+ Trên phần đất liền của nước ta, đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi thấp.

+ Các dãy núi có hướng chính là tây bắc – đông nam và vòng cung.

+ Đồng bằng chiếm ¼ diện tích lãnh thổ, địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. 

b) Khoáng sản

+ Việt Nam có nguồn khoáng sản phong phú với nhiều loại. Một số loại có trữ lượng lớn như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, bô-xít...

+ Vai trò của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển kinh tế đất nước: 

  • Than, dầu mỏ, khí tự nhiên được làm nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp… 
  • Quặng bô-xít được khai thác để sản xuất kim loại.

2. Khí hậu và sông, hồ

a) Khí hậu

-  Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: 

  • Nhiệt độ trung bình năm > 20°C (trừ vùng núi cao).
  • Lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500 đến 2000 mm.
  • Gió mùa chính gồm: gió mùa mùa đông (hướng đông bắc) và gió mùa mùa hạ ( hướng tây nam, đông nam).

- Ảnh hưởng của khí hậu:

  • Khí hậu thuận lợi có cây trồng phát triển quanh năm cho năng suất cao, có sản phẩm nông nghiệp đa dạng.
  • Nước ta cũng chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, ... gây khó khăn cho đời sống và hoạt động sản xuất. 

b) Sông, hồ

- Việt Nam có nhiều sông, chủ yếu là sông nhỏ.

- Lượng nước sông thay đổi theo mùa: mùa lũ mực nước sông dâng cao; mùa cạn mực nước sông hạ thấp.

- Một số sông lớn là sông Hồng, sông Cửu Long, sông Mã,...

- Một số hồ tự nhiên và nhân tạo là hồ Ba Bể, hồ Dầu Tiếng...

=> Sông hồ cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, tạo điều kiện phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, du lịch, giao thông đường thủy, thủy điện,...

3. Đất và rừng

a) Đất

Nhóm đất

feralit

phù sa

Phân bố

vùng đồi núi

vùng đồng bằng

Đặc tính

chua và nghèo mùn

tơi xốp, màu mỡ

Điều kiện thích hợp

Phát triển rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả và cây dược liệu

b) Rừng

- Rừng nhiệt đới và rừng ngập mặn chiếm diện tích lớn nhất.

- Diện tích rừng tăng lên do có nhiều rừng trồng mới.

- Rừng có vai trò quan trọng đối với đời sống và sản xuất: cung cấp gỗ và nhiều sản vật từ rừng; hạn chế xói mòn đất, lũ lụt....

4. Một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phòng, chống thiên tai

- Khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên.

- Trồng rừng và bảo vệ rừng.

- Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, gió,...).

- Xây dựng, tu bổ các công trình thuỷ lợi (kênh mương, hồ chứa để điều hoà tưới tiêu giữa 2 mùa).

- Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phòng chống thiên tai.

- Rèn luyện các kĩ năng phòng chống thiên tai: học bơi, sơ tán,...

- Dự báo và cảnh báo sớm thiên tai.

=> Giáo án Lịch sử và địa lí 5 Kết nối bài 2: Thiên nhiên Việt Nam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Lịch sử và Địa lí 5 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay