Giáo án Lịch sử và địa lí 5 Kết nối bài 2: Thiên nhiên Việt Nam
Giáo án bài 2: Thiên nhiên Việt Nam sách Lịch sử và Địa lí 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử và Địa lí 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử và địa lí 5 Kết nối bài 2: Thiên nhiên Việt Nam
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2: THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
(4 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Trình bày được một số đặc điểm của một trong những thành phần của thiên nhiên Việt Nam (ví dụ: địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng,...).
Kể được tên và xác định được trên lược đồ hoặc bản đồ một số khoáng sản chính.
Nêu được vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế
Trình bày được một số khó khăn của môi trường thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống.
Đưa ra được một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phòng, chống thiên tai.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.
Năng lực tự chủ và tự học: tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát triển được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng.
Năng lực riêng:
Năng lực nhận thức khoa học Địa lí: trình bày được đặc điểm của một trong những thành phần thiên nhiên Việt Nam; nêu được vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế; trình bày được một số khó khăn của môi trường thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống.
Năng lực tìm hiểu Địa lí: khai thác lược đồ, hình ảnh và thông tin để tìm hiểu về các thành phần tự nhiên; xác định dược trên lược đồ một số đối tượng địa lí như địa hình, sông, khoáng sản,...
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vận dụng kiến thức, kĩ năng đã tìm hiểu để đưa ra một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phòng, chống thiên tai.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, thường xuyên hoàn thành các nhiệm vụ học tập, ham học hỏi, đọc sách mở rộng hiểu biết.
Trách nhiệm: Có trách nhiệm với các nhiệm vụ, vai trò được giao trong bài học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử 5.
Lược đồ tự nhiên Việt Nam treo tường.
Bảng số liệu nhiệt độ trung bình năm, tháng 1, 7 của một số địa điểm trên cả nước.
Hình ảnh, video về thiên nhiên, tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, thiên tai ở Việt Nam.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SHS Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức với cuộc sống.
Thông tin, tài liệu, tranh ảnh về làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV cho HS nghe ca khúc “Việt Nam quê hương tôi” (Nhạc sĩ: Đỗ Nhuận) và yêu cầu: Nêu các chi tiết trong bài hát đề cập đến thiên nhiên Việt Nam. - GV mời 1 – 2 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS: + Mặt biển xanh xa tít chân trời. + Buồm vươn cánh vượt sóng ra ngoài khơi. + Rừng dừa xanh xa tít chân trời. + Mía ngọt chè xanh bông trắng lưng đồi. + Đồng xanh lúa dập dờn biển cả. + Đồng xanh lúa thẳng cánh bay cò bay. + Xanh xanh luỹ tre. + Suối đổ về sông qua những nương chè. + Dòng sông cuốn rộn về biển cả. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta vừa tìm hiểu về một bài hát ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên. Để tìm hiểu sâu hơn về thiên nhiên Tổ quốc, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay: Bài 2 – Thiên nhiên Việt Nam. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về địa hình và khoáng sản Việt Nam Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về địa hình Việt Nam a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Trình bày được một số đặc điểm của địa hình Việt Nam. - Trình bày được một số thuận lợi và khó khăn của địa hình đối với sản xuất và đời sống. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục kết hợp quan sát hình 1 SGK tr. 10 làm việc với lược đồ và thực hiện theo cá nhân nhiệm vụ sau: + Chỉ trên lược đồ các khu vực đồi núi và các khu vực đồng bằng ở nước ta. + Cho biết dạng địa hình nào chiếm phần lớn diện tích. + Khu vực miền núi tập trung ở những đâu? + Các dãy núi có hướng như thế nào? + Kể tên những đồng bằng lớn. + Kể tên một số dãy núi. - GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Khu vực đồi núi ở nước ta: Vùng Tây bắc và Đông Bắc, Tây Nguyên. + Khu vực đồng bằng ở nước ta: Đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Duyên Hải miền Trung, Đồng bằng Sông Cửu Long. + Dạng địa hình nào chiếm phần lớn diện tích là đồi núi thấp. + Các dãy núi có hướng Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung. + Đồng bằng lớn như: Đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Sông Cửu Long. + Một số dãy núi: Dãy Trường Sơn, dãy Hoàng Liên Sơn. - GV trình chiếu cho HS xem một số hình ảnh mở rộng:
- GV chuẩn kiến thức: + Trên phần đất liền của nước ta, đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi thấp. + Các dãy núi có hướng chính là tây bắc – đông nam và vòng cung. + Đồng bằng chiếm ¼ diện tích lãnh thổ, địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. - GV chia lớp thành các cặp và yêu cầu: Tìm hiểu về thuận lợi và khó khăn của dạng địa hình đồi núi và đồng bằng.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
- GV cho HS xem một số hình ảnh minh họa về thiên tai, thủy điện và khai thác khoáng sản.
- GV cho HS xem video về xây dựng thủy điện đầu tiên của nước ta. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về khoáng sản Việt Nam a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Kể được tên và xác định được trên lược đồ hoặc bản đồ một số khoáng sản chính. - Nêu được vai trò của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển kinh tế. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình minh họa SGK tr. 10 – 11. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân thực hiện các nhiệm vụ sau: + Kể tên và xác định trên lược đồ một số khoáng sản ở nước ta. + Nêu vai trò của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển kinh tế đất nước. - GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nêu câu hỏi gợi mở: + Quặng than, dầu khí ở nước ta được sử dụng vào những mục đích gì? + Quặng sắt được phục vụ cho ngành sản xuất nào? - GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, ghi nhận đáp án đúng: + Một số khoáng sản ở nước ta: Việt Nam có nguồn khoáng sản phong phú với nhiều loại. Một số loại có trữ lượng lớn như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, bô-xít...
+ Vai trò của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển kinh tế đất nước:
- GV cho HS xem video về “Việt Nam Bất Ngờ Trở Thành Nguồn Cung Cấp Nhiều Kim Loại Quý Hiếm” https://youtu.be/GqN1Y79_G90 (0:00 đến 1:05). Hoạt động 2: Tìm hiểu về khí hậu và sông, hồ. Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về khí hậu Việt Nam. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Trình bày được một số đặc điểm của khí hậu Việt Nam. - Trình bày được một số thuận lợi và khó khăn của khí hậu đối với sản xuất và đời sống. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp đọc thông tin, đọc bảng nhiệt độ, quan sát hình minh họa SGK tr.12 + Trình bày đặc điểm khí hậu nước ta. + Nêu những thuận lợi và khó khăn của khí hậu nước ta đối với đời sống và hoạt động sản xuất của người dân. - GV mời đại diện 4 cặp trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:
+ Khí hậu thuận lợi có cây trồng phát triển quanh năm cho năng suất cao, có sản phẩm nông nghiệp đa dạng. + Nước ta cũng chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,...gây khó khăn cho đời sống và hoạt động sản xuất. - GV trình chiếu một số thuận lợi trong nông nghiệp do khí hậu đem lại.
- GV cho HS xem video về một số ảnh hưởng của thiên tai đối với đời sống người dân. - GV đặt thêm câu hỏi mở rộng và yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: Cho biết địa phương em có khí hậu như thế nào? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và ghi nhận đáp án đúng. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về đặc điểm sông, hồ. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Trình bày được một số đặc điểm của sông, hồ Việt Nam. - Trình bày được một số thuận lợi và khó khăn của sông, hồ đối với sản xuất và đời sống. - Sử dụng được lược đồ để nhận biết đặc điểm của sông, hồ. - Xác định được trên lược đồ vị trí địa lí của một số sông lớn ở nước ta. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin, quan sát lược đồ SGK tr.10, hình minh họa SGK tr.13-14 và thực hiện nhiệm vụ: + Trình bày đặc điểm chính của sông, hồ nước ta. + Xác định trên lược đồ một số sông, hồ lớn ở 3 miền của nước ta. - GV mời 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: + Việt Nam có nhiều sông, chủ yếu là sông nhỏ. + Lượng nước sông thay đổi theo mùa: mùa lũ mực nước sông dâng cao; mùa cạn mực nước sông hạ thấp. + Một số sông lớn là sông Hồng, sông Cửu Long, sông Mã,... + Một số hồ tự nhiên và nhân tạo là hồ Ba Bể, hồ Dầu Tiếng... - GV trình chiếu một số hình ảnh về sông, hồ lớn của Việt Nam
- GV tổ chức cho HS cả lớp thảo luận theo yêu cầu: Nêu vai trò của sông, hồ đối với đời sống và hoạt động sản xuất. - GV nêu câu hỏi gợi mở: + Sông, hồ có vai trò gì đối với sinh hoạt? + Trong sản xuất nông nghiệp sông hồ có vai trò gì? + Sông, hồ có vai trò gì đối với thủy điện? - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức: Sông hồ cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, tạo điều kiện phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, du lịch, giao thông đường thủy, thủy điện,... - GV cho HS xem video nuôi trồng thủy sản tại hồ Núi Cốc: Hoạt động 3: Tìm hiểu về đất và rừng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Trình bày được một số đặc điểm của đất và rừng của nước ta. - Nêu được vai trò của đất và rừng đối với đời sống và hoạt động sản xuất. b. Cách tiến hành - GV chia lớp thành các nhóm (4 HS) quan sát hình SGK tr.13 và thực hiện các nhiệm vụ: + Trình bày đặc điểm của các nhóm đất chính ở nước ta. Nêu vai trò của đất đối với sản xuất nông nghiệp. + Trình bày đặc điểm rừng của nước ta. Nêu vai trò của rừng đối với đời sống và hoạt động sản xuất. - GV tổ chức bốc thăm để HS tìm hiểu 1 trong 2 nội dung trên. - GV hướng dẫn các thành viên trong nhóm làm việc cá nhân rồi trao đổi trong nhóm. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các nhóm có cùng nội dung tìm hiểu nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có), các nhóm không cùng nội dung tìm hiểu đặt câu hỏi cho nhóm bạn. - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Đất:
+ Rừng:
- GV cho HS quan sát thêm hình ảnh về đất và rừng ở Việt Nam, các loại đất feralit khác nhau ở các các vùng miền và những cây trồng đặc trưng của vùng miền đó.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phòng chống thiên tai a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Trình bày được một số khó khăn của môi trường thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống. - Đưa ra được một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phòng, chống thiên tai. b. Cách tiến hành |
- HS quan lắng nghe bài hát và yêu cầu của GV.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.
- HS chia thành các nhóm và thảo luận theo nhiệm vụ được phân công.
- HS trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát.
- HS xem video.
- HS làm việc cá nhân.
- HS làm nhiệm vụ.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS xem video.
- HS làm việc theo cặp.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
|
----------------Còn tiếp-------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 650k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây