Nội dung chính ngữ văn 6 kết nối tri thức Bài 4: giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 4: giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn sách ngữ văn 6 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
BÀI 4. GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN
1. GIỚI THIỆU BÀI HỌC
+ Đọc phần tri thức ngữ văn về thơ lục bát trong SGK;
+ Dựa vào VB thơ được trích dẫn ở đầu buổi học, em hãy:
- Đếm số tiếng của từng dòng để nhận diện dòng sáu tiếng, dòng tám tiếng;
- Xác định vần được gieo ở dòng sáu, dòng tám;
- Xác định thanh điệu của các tiếng 4 – 6 trong dòng sáu tiếng và các tiếng 4 – 6 – 8 trong dòng tám tiếng;
Xác định cách ngắt nhịp trong các dòng thơ lục bát đó.
2. TRI THỨC NGỮ VĂN
Thơ lục bát
- Thơ lục bát (6 – 8) là thể thơ mà các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp, một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng;
- Vần trong lục bát: Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng thứ sáu của dòng tám; tiếng cuối của dòng tám lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo;
- Thanh điệu trong thơ lục bát: Trong dòng sáu và dòng tám, các tiếng thứ sáu, thứ tám là thanh bằng, còn tiếng thứ tư là thanh trắc. Riêng trong dòng tám, mặc dù tiếng thứ sáu và thứ tám đều là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám là thanh ngang và ngược lại;
- Nhịp thơ trong lục bát: Thơ lục bát thường ngắt nhịp chẵn (2/2/2, 2/4, 4/4,…).
Lục bát biến thể
- Lục bát biến thể không hoàn toàn tuân theo luật thơ của lục bát thông thường, có sự biến đổi số tiếng trong các dòng, biến đổi cách gieo vần, cách phối thanh, cách ngắt nhịp,…