Nội dung chính ngữ văn 6 kết nối tri thức Bài 6: Ai ơi mùng 9 tháng 4
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 6: Ai ơi mùng 9 tháng 4 sách ngữ văn 6 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
BÀI 6. VĂN BẢN. AI ƠI MỒNG 9 THÁNG 4
I. TÌM HIỂU CHUNG
- Đọc, tìm hiểu chú thích
- Bố cục: 3 phần
- P1: Từ đầu -> đồng bằng Bắc Bộ: giới thiệu về hội Gióng
- P2: Tiếp theo -> viên hầu cận: Tiến trình hội Gióng.
- P3: Còn lại: Ý nghĩa của hội Gióng
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
- Giới thiệu hội Gióng
- Tên: lễ hội Gióng hay hội làng Phù Đổng.
- Thời gian: 9/4 âm lịch
- Địa điểm: xã Phù Đổng – Gia Lâm - Hà Nội
- Lễ hội diễn ra trên khu vực rộng lớn.
- Tiến trình của hội Gióng
- Thời gian chuẩn bị: 1/3-5/3
- Lễ hội bắt đâu
+ Mùng 6: lễ rước cờ tới đền Mẫu, rước cơm chay lên đền Thượng
+ Mùng 9: chính hội, có múa hát thờ, hội trận và khao quân
+ Mùng 10: lễ duyệt quâ, tạ ơn Thánh
+ Ngày 11,12: lễ rửa khí giới và lễ rước cờ báo tin thắng trận.
=> Lễ hội diễn ra trang trọng, đủ nghi thức với nhiều hoạt động.
- Lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc và thể hiện sự tôn kính, trân trọng truyền thống lịch sử dân tộc.
- Ý nghĩa của hội Gióng
- Di sản văn hoá vô giá của văn hoá dân tộc.
=> cần được bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của muôn đời.
III. TỔNG KẾT
- Nội dung – Ý nghĩa:
- Giới thiệu về lễ hội đền Gióng. Qua đó thể hiện được nét đẹp văn hoá tâm linh và truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
- Nghệ thuật
- Sử dụng các phương thức thuyết minh, ngắn gọn, súc tích.