Nội dung chính Vật lí 9 Cánh diều bài 2: Cơ năng
Hệ thống kiến thức trọng tâm bài 2: Cơ năng sách Vật lí 9 Cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án vật lí 9 cánh diều
BÀI 2: CƠ NĂNG
I. ĐỘNG NĂNG
- Năng lượng vật có được do chuyển động được gọi là động năng.
- Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì khả năng sinh công càng lớn, tức là động năng của vật càng lớn.
- Động năng của vật được xác định bằng biểu thức:
Trong đó:
+ m là khối lượng của vật, đơn vị đo là kg;
+ v là tốc độ của vật, đơn vị đo là m/s.
+ Wđ là động năng của vật, đơn vị đo là J.
II. THẾ NĂNG TRỌNG TRƯỜNG
- Năng lượng vật có được do ở một độ cao nào đó được gọi là thế năng trọng trường.
- Vật có trọng lượng càng lớn và ở càng cao thì khả năng sinh công càng lớn, tức là thế năng trọng trường của vật càng lớn.
- Thế năng trọng trường được xác định bằng biểu thức:
Wt = Ph
Trong đó:
+ P là trọng lượng của vật, đơn vị đo là N.
+ h là độ cao của vật so với vị trí được chọn làm mốc thế năng, đơn vị đo là m.
+ Wt là thế năng trọng trường, đơn vị đo là J.
III. CƠ NĂNG
- Khi vật chuyển động ở một độ cao nào đó, vật vừa có động năng, vừa có thế năng.
- Ở mỗi vị trí, tổng động năng và thế năng của vật được gọi là cơ năng, kí hiệu W
W = Wđ + Wt
- Động năng của vật có thể chuyển hóa thành thế năng và ngược lại. Nếu bỏ qua sự hao phí năng lượng trong quá trình chuyển động thì tổng động năng và thế năng của vật không đổi, tức là cơ năng của vật được bảo toàn.
=> Giáo án KHTN 9 Cánh diều bài 2: Cơ năng