Phiếu trắc nghiệm âm nhạc 5 cánh diều Chủ đề 6: Gia đình

Bộ câu hỏi trắc nghiệm âm nhạc 5 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 6: Gia đình. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án âm nhạc 5 cánh diều

 

CHỦ ĐỀ 6: GIA ĐÌNH

(15 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Bài hát Cho con do ai soạn nhạc?

A. Phạm Trọng Cầu.C. Phúc Du.
B. Tuấn Dũng.D. Hoàng Lan.

 

Câu 2: Bài hát Cho con, ai là người viết lời thơ?

A. Tuấn Dũng.C. Khắc Việt.
B. Hoàng Lân.D. Phạm Trọng Cầu.

Câu 3: Câu hát đầu tiên của bài Cho con là:

  • A. Vì con là con ba, con của ba rất ngoan.
  • B. Suốt đời con ghi nhớ, ba mẹ là quê hương.
  • C. Mẹ sẽ là nhành hoa, cho con cài lên ngực.
  • D. Ba sẽ là cánh chim, đưa con đi thật xa.

Câu 4: Ai được nhắc đến trong bài hát Cho con?

A. Anh chị.C. Thầy cô.
B. Bố mẹ.D. Ông bà.

Câu 5: Bài hát Ba ngọn nến lung linh phần lời do ai sáng tác?

A. Quang Vinh.C. Ngọc Lễ.
B. Ngọc Ly.D. Lưu Ly.

Câu 6: Nhịp  gồm:

  • A. Có ba phách trong một ô nhịp.
  • B. Có hai phách trong một ô nhịp.
  • C. Có bốn phách trong một ô nhịp.
  • D. Có một phách trong một ô nhịp.

Câu 7: Nhịp  thường có tính chất như thế nào?

A. Khỏe khoắn, dung dị.C. Sâu lắng, nhẹ nhàng.
B. Hào hùng, mạnh mẽ.D. Nhịp nhàng, uyển chuyển.

Câu 8: Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu quê ở đâu?

A. Hà Tĩnh.C. Nghệ An.
B. Thanh Hóa.D. Quảng Nam.

Câu 9: Sau khi về nước, nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu dạy học ở đâu?

  • A. Học viện âm nhạc quốc gia.
  • B. Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh.
  • C. Sư phạm nghệ thuật Trung ương.
  • D. Nghệ thuật quân đội.

2. THÔNG HIỂU (3 CÂU)

Câu 1: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu?

  • A. Sáng tác của ông trong sáng, tha thiết, sâu lắng.
  • B. Ông có nhiều ông góp cho phong trào ca hát thiếu nhi.
  • C. Quê ông ở Quảng Nam.
  • D. Về nước, ông dạy học ở Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 2: Đâu không phải là ca khúc thiếu nhi của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu?

A. Cho con.C. Nhịp cầu tre.
B. Một trái tim một quê hương.D. Cháu yêu bà.

Câu 3: Ý nào sau đây không đúng khi nói về nhịp ?

  • A. Phách một là phách mạnh.
  • B. Gồm có một phách trong một ô nhịp.
  • C. Mỗi phách có giá trị tương đồng bằng một nốt đen.
  • D. Phách hai và phách ba là phách nhẹ.

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là cách thể hiện tình yêu thương với gia đình?

  • A. Dành nhiều thời gian trò chuyện cùng nhau.
  • B. Không hay ăn cơm cùng gia đình.
  • C. Giúp đỡ, chia sẻ mọi khó khăn trong cuộc sống cùng nhau.
  • D. Nấu những món ngon cho gia đình.

Câu 2: Em cần làm gì để thể hiện lòng biết ơn cha mẹ?

  • A. Nói lời yêu thương bố mẹ mỗi ngày.
  • B. Lười làm bài tập.
  • C. Nói trống không với bố mẹ.
  • D. Hay đòi hỏi những món đồ yêu thích.

4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1. Nhịp  và nhịp  có điểm gì giống nhau?

 

  • A. Giá trị của mỗi phách bằng nhau.
  • B. Đều có bốn phách trong một ô nhịp.
  • C. Đều có tính chất nhịp nhàng, uyển chuyển.
  • D. Đều có phách một là phách nhẹ.

  

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm âm nhạc 5 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay