Giáo án và PPT đồng bộ Âm nhạc 5 cánh diều
Âm nhạc 5 cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Âm nhạc 5 cánh diều
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD ÂM NHẠC 5 CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ 1: NIỀM VUI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau chủ đề này, HS sẽ:
- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài hát Niềm vui của em. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm và vận động. Biết hát với hình thức tốp ca kết hợp vận động phụ họa.
- Đọc đúng cao độ gam Đô trưởng, thể hiện đúng cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 1, biết đọc nhạc kết hợp gõ
- Thể hiện đúng cao độ, trường độ bài tập tiết tấu, biết sử dụng một số nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát. Thể hiện đúng cao độ và trường độ bài tập giai điệu bằng ri-cooc-đơ hoặc kèn phím, duy trì được tốc độ ổn định.
- Phân biệt được hình thức độc tấu, song tấu, tam tấu, tứ tấu, hòa tấu nhiều nhạc cụ.
- Biết thể hiện tình cảm trong sáng, hồn nhiên, yêu đời của tuổi thơ.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc.
Năng lực âm nhạc:
- Thể hiện âm nhạc: Biết trình bày và biểu diễn bài hát Niềm vui của em với hình thức phù hợp; Đọc Bài đọc nhạc số 1 nhạc đúng tên nốt, cao độ và trường độ.
- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: Phân biệt được các hình thức chơi nhạc cụ như độc tấu, song tấu, tam tấu, tứ tấu, hòa tấu nhiều nhạc cụ.
- Ứng dụng và sáng tác âm nhạc: Biết chơi nhạc cụ (ri-cooc-đơ, kèn phím) thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; Vận động cơ thể và gõ đệm phù hợp với nhịp điệu bài Niềm vui của em.
3. Phẩm chất
- Yêu quê hương, đất nước.
- Biết trân trọng, nuôi dưỡng ước mơ.
- Biết cảm nhận vẻ đẹp cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc 5.
- Đàn phím điện tử, ri-cooc-đơ và kèn phím.
- Chơi đàn và hát trôi chảy, thuần thục bài Niềm vui của em
- Tập một số động tác, vận động cho bài Niềm vui của em.
- Đọc thuần thục Bài đọc nhạc số 1 và thể hiện giai điệu bằng kí hiệu bàn tay.
- Video bài hát Niềm vui của em.
- Thể hiện được bài tập tiết tấu bằng nhạc cụ gõ.
- Thể hiện được bài tập giai điệu bằng ri-cooc-đơ và kèn phím.
- Video một số hình thức biểu diễn độc tấu. song tấu, tam tấu, tứ tấu và hòa tấu nhiều nhạc cụ.
2. Đối với học sinh
- SHS Âm nhạc 5.
- Có một trong số các nhạc cụ gõ : thanh phách, trống nhỏ, song loan, tem-bơ-rin, trai-en-gô, chuông, ma-ra-cát hoặc nhạc cụ gõ tự làm.
- Có một trong hai nhạc cụ thể hiện giai điệu: ri-cooc-đơ hoặc kèn phím.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết | Kế hoạch dạy học (dự kiến) |
1 | Hát: Niềm vui của em |
2 | Ôn tập bài hát: Niềm vui của em Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 1 |
3 | Ôn tập: Bài đọc nhạc số 1 Nhạc cụ: Nhạc cụ thể hiện tiết tấu - Nhạc cụ thể hiện giai điệu. |
4 | Thường thức âm nhạc – Hình thức biểu diễn: Độc tấu, hòa tấu Vận dụng |
TIẾT 1
HÁT: NIỀM VUI CỦA EM
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (8 phút) a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV cho HS nghe bản nhạc Bài ca hòa bình (Trích trong Giao hưởng số 9 của Bét-tô-ven) và kết hợp vỗ tay theo tiết tấu. - GV hướng dẫn HS vỗ tay theo mẫu - GV quan sát, hướng dẫn và sửa sai cho HS (nếu có). - GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em vừa cùng nhau luyện tập vận động cơ thể theo bản nhạc Bài ca hòa bình, bây giờ chúng ta hãy cùng nhau đi vào học hát bài Niềm vui của em nhé! B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (27 phút) a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nắm được tên, tác giả của bài hát. - Hát bài hát Niềm vui của em đúng cao độ, trường độ, nhịp điệu, sắc thái kết hợp vận động cơ thể. b. Cách thức thực hiện - GV giới thiệu ngắn gọn về tác giả, bài hát. - Tác giả: Nhạc sĩ Nguyễn Huy Hùng (12/7/1954). + Bút danh: Uyên Phương. + Sự nghiệp sáng tác: Ông viết nhiều ca khúc được phổ biến, mang đậm tính chất dân ca, được nhiều người yêu thích, trong đó có một số tác phẩm viết cho thiếu niên, nhi đồng. + Một số tác phẩm tiêu biểu: Niềm vui của em, Tiếng hát bên dòng sông, Núi Thành quê em,... + Giải thưởng: Ông được tặng thưởng Huy chương “Vì sự nghiệp Văn học - Nghệ thuật”, Huy chương “Vì sự nghiệp Báo chí Việt Nam”, Huy chương “Vì sự nghiệp Phát thanh Việt Nam”, Huy chương “Vì sự nghiệp Truyền hình Việt Nam”. - Bài hát Niềm vui của em: + Bài hát Niềm vui của em là niềm vui của bạn nhỏ khi được đến trường, được sống trong hòa bình và yêu thương. + Bài hát có giai điệu vui tươi, trong sáng. - GV hướng dẫn HS đọc lời ca, vừa đọc vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca. - GV cho HS nghe bài hát, khuyến khích HS nghe kết hợp vận động cơ thể hoặc biểu lộ cảm xúc, tính chất vui tươi, trong sáng. - GV hướng dẫn HS khởi động giọng hát. - GV đàn và hát mẫu từng câu, hướng dẫn HS tập hát mỗi câu 3 – 4 lần. GV hướng dẫn HS hát nối tiếp câu hát thứ nhất và câu hát thứ hai, hát nối tiếp câu hát thứ ba và câu hát thứ tư,… |
- HS lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc đồng thanh và vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
- HS nghe bài hát.
- HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV. - HS tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV. |
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT ÂM NHẠC 5 CÁNH DIỀU
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
CHỦ ĐỀ 1: NIỀM VUI
Hát
- Bài hát Niềm vui của em thể hiện nội dung gì?
- Nêu ý nghĩa của bài hát?
- Chia bố cục và nêu nội dung chính từng phần của bài hát?
- Những câu hát nào trong bài hát thể hiện niềm vui?
- Quan sát bản nhạc và nêu những kí hiệu âm nhạc đã học?
- Nêu những bước tiến hành đọc lời ca, tập hát, hát với tính chất vui tươi, hát với nhạc đệm?
- Trình bày cách hát kết hợp gõ đệm theo nhịp?
- Nêu những bước tiến hành hát kết hợp với vận động phụ họa và vận động cơ thể?
- Nêu cảm nhận của em sau khi học bài hát?
Đọc nhạc
- Nêu cách đọc gam Đô trưởng?
- Thực hành đọc gam Đô trưởng?
- Nhận xét về nốt đen chấm đôi?
- Luyện tập trình bày tiết tấu?
- Trình bày cách đọc nhạc và đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo nhịp?
Nhạc cụ: Nhạc cụ thể hiện tiết tấu
- Trình bày quá trình luyện tập tiết tấu bằng nhạc cụ gõ?
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM ÂM NHẠC 5 CÁNH DIỀU
Bộ trắc nghiệm Âm nhạc 5 cánh diều tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
CHỦ ĐỀ 1: NIỀM VUI
(13 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Bài hát Niềm vui của em có nhạc và lời của:
A. Nguyễn Huy Hùng. | B. Hàn Ngọc Bích. |
C. Phạm Tuyên. | D. Trịnh Công Sơn. |
Câu 2: Bài hát Niềm vui của em có giai điệu:
A. Nhẹ nhàng, sâu lắng. | B. Nhanh, dồn dập. |
C. Du dương. | D. Vui tươi, trong sáng. |
Câu 3: Câu hát thể hiện niềm vui trong bài hát Niềm vui của em là:
A. Khi ông Mặt trời thức dậy, mẹ lên rẫy em đến trường, cùng đàn chim hòa vang tiếng hát.
B. Đưa em vào đời đẹp những ước mơ, đưa em vào đời đẹp những ước mơ.
C. Ơi con gà rừng nào gáy đâu đây, em nghe lòng mình niềm vui đong đầy.
D. Niềm tin bao la mẹ viết trang đầu.
Câu 4: Câu hát mở đầu bài hát Niềm vui của em là:
A. Khi ông Mặt trời đi ngủ, mẹ đến lớp bên ánh đèn, bản làng em rộn vang tiếng hát.
B. Hạt sương long lanh nhẹ thấm trên vai, nụ hoa xinh tươi luôn hé môi cười.
C. Khi ông Mặt trời thức dậy, mẹ lên rẫy em đến trường, cùng đàn chim hòa vang tiếng hát.
D. Niềm tin bao la mẹ viết trang đầu, vầng trăng lên cao trong sáng một màu.
Câu 5: Hình ảnh dưới đây thể hiện nốt gì?
A. Nốt đen chấm dôi. B. Nốt trắng chấm dôi. C. Nốt móc đơn. D. Nốt móc kép. |
Câu 6: Độc tấu là:
A. Hình thức biểu diễn nhạc cụ do hai người thực hiện.
B. Hình thức biểu diễn nhạc cụ do một người thực hiện.
C. Hình thức biểu diễn nhạc cụ do nhiều người thực hiện.
D. Hình thức biểu diễn nhạc cụ do bốn người thực hiện.
Câu 7: Hình ảnh dưới đây nói về hình thức biểu diễn nào?
A. Song tấu. B. Tam tấu. C. Hòa tấu. D. Độc tấu |
2. THÔNG HIỂU (2 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải là một trong những câu hát trong bài Niềm vui của em?
A. Niềm tin bao la mẹ viết trang đầu, vầng trăng lên cao trong sáng một màu.
B. Ơi con gà rừng nào gáy đâu đây, em nghe lòng mình niềm vui đong đầy.
C. Đưa em vào đời đẹp những ước mơ, đưa em vào đời đẹp những ước mơ.
D. Em đi tỉa bắp, hái rau rừng, vui chi em hát.
Câu 2: Đâu không phải là một hình thức biểu diễn hòa tấu?
A. Độc tấu. | B. Song tấu. |
C. Tam tấu. | D. Tứ tấu. |
3. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Hình ảnh dưới đây nói về hình thức biểu diễn nào?
A. Tứ tấu. B. Hòa tấu. C. Song tấu. D. Độc tấu. |
--------------- Còn tiếp ---------------
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án âm nhạc 5 cánh diều
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ âm nhạc 5 cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint Âm nhạc 5 cánh diều, soạn âm nhạc 5 cánh diều
Tài liệu giảng dạy môn Âm nhạc tiểu học