Âm nhạc 5 cánh diều: Giáo án kì 1
Soạn giáo án Âm nhạc 5 cánh diều kì 1 theo mẫu công văn 2345 mới nhất. Giáo án soạn đầy đủ, chi tiết, cẩn thận, font chữ Times New Roman tất cả bài trong học kì 1. File word tải về đơn giản. Mời thầy cô tham khảo.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về mẫu Âm nhạc 5 cánh diều: Giáo án kì 1
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 1: NIỀM VUI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau chủ đề này, HS sẽ:
Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài hát Niềm vui của em. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm và vận động. Biết hát với hình thức tốp ca kết hợp vận động phụ họa.
Đọc đúng cao độ gam Đô trưởng, thể hiện đúng cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 1, biết đọc nhạc kết hợp gõ
Thể hiện đúng cao độ, trường độ bài tập tiết tấu, biết sử dụng một số nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát. Thể hiện đúng cao độ và trường độ bài tập giai điệu bằng ri-cooc-đơ hoặc kèn phím, duy trì được tốc độ ổn định.
Phân biệt được hình thức độc tấu, song tấu, tam tấu, tứ tấu, hòa tấu nhiều nhạc cụ.
Biết thể hiện tình cảm trong sáng, hồn nhiên, yêu đời của tuổi thơ.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc.
…………….Còn tiếp……………
.
TIẾT 1
HÁT: NIỀM VUI CỦA EM
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (8 phút) a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV cho HS nghe bản nhạc Bài ca hòa bình (Trích trong Giao hưởng số 9 của Bét-tô-ven) và kết hợp vỗ tay theo tiết tấu. - GV hướng dẫn HS vỗ tay theo mẫu - GV quan sát, hướng dẫn và sửa sai cho HS (nếu có). - GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em vừa cùng nhau luyện tập vận động cơ thể theo bản nhạc Bài ca hòa bình, bây giờ chúng ta hãy cùng nhau đi vào học hát bài Niềm vui của em nhé! |
- HS lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
|
TIẾT 2
ÔN TẬP BÀI HÁT: NIỀM VUI CỦA EM
ĐỌC NHẠC: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV cho cả lớp lắng nghe bài hát Niềm vui của em kết hợp vỗ tay theo nhịp. - GV nêu câu hỏi trắc nghiệm để HS ôn tập lại kiến thức: Câu 1. Bài hát Niềm vui của em là sáng tác của nhạc sĩ nào? A. Trịnh Công Sơn. B. Lê Anh Tuấn C. Nguyễn Huy Hùng. D. Phạm Tuyên. Câu 2. Bài hát có nhịp điệu gì? A. Nhẹ nhàng, sâu lắng B. Vui tươi, nhộn nhịp C. Trữ tình, tha thiết D. Vui tươi, trong sáng Câu 3. Hình ảnh nào trong bài hát được nhắc đến 2 lần? A. Mặt trời B. Đàn chim C. Nụ hoa D. Vầng trăng Câu 4. Bài hát Niềm vui của em có mấy lời ca? A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 5. Bài hát cho thấy bạn nhỏ trong bài đang sinh sống ở đâu? A. Thành thị B. Vùng núi C. Nông thôn D. Biển đảo - GV mời 2 – 4 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV đánh giá và đưa ra đáp án: + Câu 1: C + Câu 2: D + Câu 3: A + Câu 4: D + Câu 5: B - GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em vừa cùng nhau nghe lại bài hát Niềm vui của em, bây giờ chúng ta hãy cùng nhau đi vào ôn tập bài hát và đọc nhạc Bài đọc nhạc số 1 nhé! |
- HS lắng nghe, luyện tập vỗ tay theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
|
TIẾT 3
NHẠC CỤ : NHẠC CỤ THỂ HIỆN TIẾT TẤU – NHẠC CỤ THỂ HIỆN GIAI ĐIỆU
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC – HÌNH THỨC BIỂU DIỄN:
ĐỘC TẤU, HÒA TẤU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV cho cả lớp hát bài hát Niềm vui của em kết hợp vỗ tay theo nhịp và vận động nhẹ nhàng. - GV cho HS nghe 2 đoạn video của bài hát được thể hiện bằng nhạc cụ tiết tấu và yêu cầu HS: + Xác định loại nhạc cụ được sử dụng trong 2 video. + Sự khác nhau khi thể hiện của 2 video nhạc cụ là gì? + Âm thanh của 2 video có gì khác nhau?
- GV mời 2 – 4 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV đánh giá và đưa ra đáp án: + Loại nhạc cụ được sử dụng là piano. + Video thứ 1 là 1 người thể hiện bằng piano. Video thứ 2 là nhiều người cùng thể hiện bằng piano. + Âm thanh video thứ 1 nhẹ nhàng, tiết tấu rõ ràng. Âm thanh video thứ 2 mạnh, to hơn, tiết tấu nhanh và có phần bè đệm cho nhau. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em vừa làm quen với một số hình thức biểu diễn bây giờ chúng ta hãy cùng nhau đi vào tìm hiểu nhạc cụ và các hình thức biểu diễn nhé! |
- HS lắng nghe, luyện tập vỗ tay theo hướng dẫn của GV. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
|
TIẾT 4
ÔN TẬP NHẠC CỤ
VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV nêu nhiệm vụ cho HS: Nhắc lại sự khác nhau giữa các hình thức biểu diễn hòa tấu, độc tấu. - GV nêu câu hỏi trắc nghiệm để HS ôn tập lại kiến thức: Câu 1. Khi bấm nốt Đô 2 trên ri-cooc-đơ cần bấm những lỗ nào? A. 1, 2. B. 2, 3. C. 0, 2. D. 4, 5. Câu 2. Khi bấm nốt Pha trên kèn phím cần bấm vào phím nào? A. Số 1 B. Số 4 C. Số 3 D. Số 2 Câu 3. Hình thức biểu diễn nhạc cụ do một người thực hiện gọi là: A. Độc tấu. B. Song tấu. C. Hòa tấu. D. Tam tấu. Câu 4. Đâu không phải là tên một hình thức biểu diễn nhạc cụ? A. Hòa tấu. B. Đơn tấu. C. Song tấu. D. Độc tấu. Câu 5. Điền vào chỗ trống: Hòa tấu là hình thức biểu diễn nhạc cụ do...thực hiện: A. 5 người trở lên. B. 4 người trở lên. C. 3 người trở lên. D. 2 người trở lên. - GV mời 2 – 4 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV đánh giá và đưa ra đáp án: + Câu 1: C + Câu 2: B + Câu 3: A + Câu 4: B + Câu 5: D - GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em vừa cùng nhau ôn tập lại các kiến thức của ri-cooc-đơ, kèn phím và các hình thức biểu diễn nhạc cụ, bây giờ chúng ta hãy cùng nhau đi vào Bài Ôn tập nhạc cụ và Vận dụng nhé! |
- HS lắng nghe GV nêu nhiệm vụ. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
|
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 1: MÙA THU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau chủ đề này, HS sẽ:
Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài hát Ánh trăng vàng. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm và vận động. Biết hát với hình thức tốp ca kết hợp vận động phụ họa.
Thể hiện đúng cao độ, trường độ bài tập tiết tấu, biết sử dụng một số nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát. Thể hiện đúng cao độ và trường độ bài tập giai điệu bằng ri-cooc-đơ hoặc kèn phím, duy trì được tốc độ ổn định.
Phân biệt được vạch nhịp, ô nhịp, trọng âm và phách.
Biết được câu chuyện Khúc nhạc dưới ánh trăng.
Biết thể hiện tình cảm trong sáng, hồn nhiên, yêu đời của tuổi thơ.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc.
…………….Còn tiếp……………
TIẾT 1
HÁT: ÁNH TRĂNG VÀNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (8 phút) a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS thể hiện tiết tấu bằng nhạc cụ hoặc vận động cơ thể - GV quan sát, hướng dẫn và sửa sai cho HS (nếu có). - GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em vừa cùng nhau luyện tập vận động cơ thể theo tiết tấu, bây giờ chúng ta hãy cùng nhau đi vào học hát bài Ánh trăng vàng nhé! |
- HS lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học. |
TIẾT 2
ÔN TẬP BÀI HÁT: ÁNH TRĂNG VÀNG
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: CÂU CHUYỆN ÂM NHẠC
KHÚC NHẠC DƯỚI TRĂNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV cho cả lớp lắng nghe bài hát Ánh trăng vàng kết hợp vỗ tay theo nhịp. - GV nêu câu hỏi trắc nghiệm để HS ôn tập lại kiến thức: Câu 1. Bài hát Ánh trăng vàng nhạc sĩ nào dịch lời Việt? A. Trịnh Công Sơn. B. Lê Anh Tuấn C. Lê Anh Tuấn. D. Phạm Tuyên. Câu 2. Bài hát có nhịp điệu gì? A. Nhẹ nhàng, sâu lắng B. Vui tươi, nhộn nhịp C. Trữ tình, tha thiết D. Trong sáng, thiết tha. Câu 3. Mùa nào được nhắc đến trong bài hát? A. Mùa thu. B. Mùa xuân. C. Mùa hạ. D. Mùa đông Câu 4. Bài hát Ánh trăng vàng có mấy lời ca? A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 5. Bài hát được viết theo nhịp nào? A. 2/3 B. 3/4 C. 2/4 D. 4/4 - GV mời 2 – 4 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV đánh giá và đưa ra đáp án: + Câu 1: C + Câu 2: D + Câu 3: A + Câu 4: D + Câu 5: B - GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em vừa cùng nhau nghe lại bài hát Ánh trăng vàng, bây giờ chúng ta hãy cùng nhau đi vào ôn tập bài hát và Thường thức âm nhạc nhé! |
- HS lắng nghe, luyện tập vỗ tay theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
|
TIẾT 3
NHẠC CỤ : NHẠC CỤ THỂ HIỆN TIẾT TẤU – NHẠC CỤ THỂ HIỆN GIAI ĐIỆU
LÍ THUYẾT ÂM NHẠC: VẠCH NHỊP, Ô NHỊP, TRỌNG ÂM, PHÁCH
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV cho cả lớp hát bài hát Ánh trăng vàng kết hợp vỗ tay theo nhịp và vận động nhẹ nhàng. - GV cho HS nghe đoạn video và yêu cầu HS: + Em nhận ra đây là giai điệu của bản sonate nào? + Em cảm thấy giai điệu của bản nhạc như thế nào? + Em đã từng nghe thấy giai điệu này ở đâu? https://youtu.be/Hu7hscHkfPw (0:00 đến 3:00) - GV mời 2 – 4 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV đánh giá và đưa ra đáp án: + Đây là giai điệu của bản sonate Ánh trăng của nhà soạn nhạc Beethoven. + Giai điệu bản nhạc sâu lắng, chậm rãi nhưng nhịp điệu nhẹ nhàng gợi lên sự bình yên mà diễm lệ. + Giai điệu được nghe trong một số nhà hát, hòa tấu âm nhạc. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em vừa ôn lại giai điệu của nhạc sĩ Beethoven bây giờ chúng ta hãy cùng nhau đi vào tìm hiểu nhạc cụ và lí thuyết âm nhạc nhé! |
- HS lắng nghe, luyện tập vỗ tay theo hướng dẫn của GV. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học. |
TIẾT 4
ÔN TẬP LÍ THUYẾT ÂM NHẠC
VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút) a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV nêu nhiệm vụ cho HS: Nhắc lại kiến thức về ô nhịp, vạch nhịp, trọng âm, phách. - GV nêu câu hỏi trắc nghiệm để HS ôn tập lại kiến thức: Câu 1. Vạch nhịp là vạch nằm như thế nào trên khuông nhạc? A. nghiêng phải. B. nghiêng trái. C. thẳng đứng. D. nằm ngang. Câu 2. Vạch nhịp kép nằm ở đâu trong bản nhạc? A. Đầu bản nhạc. B. Cuối bản nhạc C. Giữa bản nhạc. D. Phía sau dấu khóa son. Câu 3. Âm vang mạnh nổi bật trong ô nhịp là: A. Trọng âm. B. Trọng âm nặng. C. Âm nhẹ. D. Âm vang. Câu 4. Phách là là đơn vị đo: A. Cường độ. B. Thời gian. C. Trường độ. D. Tiết tấu. Câu 5. Ô nhịp là khoảng cách giữa: A. 5 vạch nhịp kế tiếp. B. 4 vạch nhịp kế tiếp. C. 3 vạch nhịp kế tiếp. D. 2 vạch nhịp kế tiếp. - GV mời 2 – 4 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV đánh giá và đưa ra đáp án: + Câu 1: C + Câu 2: B + Câu 3: A + Câu 4: B + Câu 5: D - GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em vừa cùng nhau ôn tập lại các kiến thức lí thuyết âm nhạc, bây giờ chúng ta hãy cùng nhau đi vào Bài Ôn tập và Vận dụng nhé! |
- HS lắng nghe GV nêu nhiệm vụ. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
|
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 1150k/năm
=> Chỉ gửi 650k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án âm nhạc 5 cánh diều
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án word kì 1 Âm nhạc 5 cánh diều, soạn giáo án Âm nhạc 5 cánh diều kì 1, giáo án Âm nhạc 5 cánh diều kì 1 công văn mới