Phiếu trắc nghiệm đạo đức 4 Chân trời bài 6: Em tôn trọng tài sản của người khác

Bộ câu hỏi trắc nghiệm đạo đức 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: Em tôn trọng tài sản của người khác. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án đạo đức 4 chân trời sáng tạo

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Tôn trọng tài sản của người khác là gì?

  1. Không tự ý sử dụng tài sản của người khác.
  2. Khi mượn phải có ý thức giữ gìn, bảo vệ.
  3. Có trách nhiệm bồi thường khi gây thiệt hại tài sản.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Khi mượn đồ của người khác, em cần làm gì?

  1. Giữ gìn cẩn thận.
  2. Bồi thường khi gây thiệt hại.
  3. Xin phép trước khi sử dụng.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Biểu hiện tôn trọng tài sản của người khác là gì?

  1. Phá hoại tài sản của người khác.
  2. Giữ gìn cẩn thận đồ dùng khi bạn cho mượn.
  3. Tự ý sử dụng tài sản của người khác.
  4. Không trả nợ đầy đủ, đúng hẹn.

Câu 4: Biểu hiện không tôn trọng tài sản của người khác là gì?

  1. Tự ý sử dụng thước kẻ của bạn.
  2. Xin phép trước khi sử dụng điện thoại của mẹ.
  3. Giữ gìn quyển truyện bạn cho mượn.
  4. Trả nợ đầy đủ, đúng hẹn.

Câu 5: Khi làm mất đồ của người khác, chúng ta cần làm gì?

  1. Xin lỗi họ.
  2. Bồi thường tài sản.
  3. Mặc kệ.
  4. Đáp án A, B đúng.

Câu 6: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ tài sản của mình?

  1. Chủ động có các biện pháp bảo vệ, quản lý tài sản của mình.
  2. Nắm vững quy định của pháp luật về quyền sở hữu tài sản của công dân.
  3. Đăng ký quyền sở hữu với các tài sản có giá trị.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

  1. Sử dụng tài sản của người khác khi không được cho phép.
  2. Khi được cho mượn thì sử dụng tuỳ ý.
  3. Khi sử dụng tài sản của người khác, tránh làm hỏng, làm mất.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 8: Lợi ích của tôn trọng tài sản của người khác?

  1. Khiến bản thân trở thành người xấu.
  2. Tốn thời gian.
  3. Rèn luyện phẩm chất đạo đức của bản thân.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 9: Em không đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

  1. Chỉ cần tôn trọng tài sản của bản thân.
  2. Người giàu không cần tôn trọng tài sản của người khác.
  3. Có thể sử dụng đồ dùng của người khác trước, hỏi mượn sau.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Làm hỏng tài sản của người khác nhưng không bồi thường là đúng hay sai?

  1. Sai
  2. Đúng

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Tôn trọng tài sản của người khác giúp chúng ta rèn luyện phẩm chất đạo đức nào?

  1. Trung thực.
  2. Tự trọng.
  3. Liêm khiết.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Khi mượn sách giáo khoa của bạn, em cần làm gì?

  1. Trả sách đúng hẹn.
  2. Giữ gìn cẩn thận.
  3. Xé sách của bạn.
  4. Đáp án A, B đúng.

Câu 3: Khi làm mất bút của bạn, em cần làm gì?

  1. Bồi thường cho bạn một chiếc thước kẻ mới.
  2. Bồi thường cho bạn một quyển sách mới.
  3. Bồi thường cho bạn một chiếc bút mới.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 4: Trước khi sử dụng tài sản của người khác, em cần làm gì?

  1. Xin phép.
  2. Cảm ơn.
  3. Xin lỗi.
  4. Không cần làm gì.

Câu 5: Nhặt được của rơi phải trả lại cho người đánh mất đúng hay sai?

  1. Sai
  2. Đúng

Câu 6: Tôn trọng tài sản của người khác là biểu hiện của?

  1. Trung thực.
  2. Văn minh.
  3. Lịch sự.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 7: Trường hợp nào sau đây không tôn trọng tài sản của người khác?

  1. Chỉ cần nhận lỗi và sửa lỗi khi làm hư hỏng, mất đồ dùng của người thân.
  2. Sử dụng đồ dùng của người khác khi được cho phép.
  3. Giữ gìn, cẩn thận với đồ dùng mình mượn.
  4. Giặt sạch áo trước khi trả lại.

Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống “Khi mượn đồ dùng của người khác, cần … và gửi trả đúng hẹn”?

  1. Làm hư hỏng.
  2. Giữ gìn.
  3. Sử dụng.
  4. Phá hoại.

Câu 9: Vì sao phải tôn trọng tài sản của người khác?

  1. Tôn trọng tài sản của người khác là biểu hiện của trung thực, văn minh, lịch sự.
  2. Tôn trọng tài sản của người khác là nâng cao giá trị nhận thức làm người của bản thân.
  3. Việc xâm phạm tài sản của người khác được coi là vi phạm pháp luật.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 10: Chúng ta có cần tôn trọng tài sản công cộng không?

  1. Không

III. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Trên đường đi học về, Lan nhặt được một chiếc ví. Bên trong có rất nhiều tiền và giấy tờ cá nhân. Theo em, trong tình huống này, Lan nên xử lý như thế nào?

  1. Không cần đem trả lại cho người đánh mất.
  2. Đem đến cơ quan công an gần nhất để tìm chủ nhân của chiếc ví.
  3. Lặng lẽ giữ làm của riêng.
  4. Lấy tiền bỏ lại ví.

Câu 2: Tom mượn đồ chơi của Bin. Hôm nay, Bin đòi lại món đồ chơi đó thì Tom trả lời rằng đã làm mất. Em có tán thành việc làm của Tom không? Vì sao?

  1. Em không tán thành vì Bin không có ý thức tôn trọng tài sản của người khác.
  2. Em không tán thành vì Tom không có ý thức giữ gìn tài sản của người khác.
  3. Em tán thành vì Bin cho Tom mượn đồ chơi thì món đồ đó đã thuộc quyền sở hữu của Tom.
  4. Em tán thành vì khi mượn đồ của người khác, chúng ta không có trách nhiệm phải giữ gìn cẩn thận.

-----------Còn tiếp --------

=> Giáo án đạo đức 4 chân trời bài 6: Em tôn trọng tài sản của người khác (3 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm đạo đức 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay